Nguyên lý thiết kế và kiểm thử phần mềm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ THUẬT KIỂM THỬ PHẦN MỀM (Trang 47 - 48)

Trước khi áp dụng các phương pháp để thiết kế các trường hợp kiểm thử hiệu quả, kỹ sư phần mềm cần hiểu các nguyên lý cơ bản hướng dẫn việc kiểm thử phần mềm.

Tất cả các kiểm thử phải có thể mô tả theo các yêu cầu của khách hàng.

Các kiểm thử phải được lập kế hoạch từ lâu trước khi kiểm thử bắt đầu.

Kiểm thử cần bắt đầu trong “phạm vi nhỏ” và quá trình hướng đến các kiểm thử trong “phạm vi rộng”.

Kiểm thử toàn diện là không thể.

Để đạt hiệu quả nhất, kiểm thử cần thực hiện bởi một nhóm độc lập thứ ba.

Một lập trình viên nên tránh việc cố gắng kiểm thử chương trình của chính mình; đồng thời một tổ chức lập trình cũng không nên tự kiểm thử phần mềm của chính họ.

Các trường hợp kiểm thử phải được viết cho các điều kiện đầu vào không hợp lệ và không mong đợi, cũng như các điều kiện hợp lệ và được mong đợi. Và một phần cần thiết nữa là phải xác định đầu ra hay kết quả mong đợi. Vì vậy, một trường hợp kiểm thử phải gồm hai phần:

+ Mô tả chi tiết đầu vào hợp lệ và được mong đợi hoặc không hợp lệ, không được mong đợi.

+ Mô tả chi tiết đầu ra đúng cho một tập đầu vào tương ứng.

Kiểm tra một chương trình xem nó có thực hiện đúng những gì nó phải thực hiện và những gì dự kiến không thực hiện.

Tránh bỏ qua những trường hợp kiểm thử trừ khi chương trình thực sự là một sản phẩm bỏ đi.

Không nên đặt kết quả dưới một giả định rằng sẽ không phát hiện một lỗi nào.

Xác suất tồn tại lỗi càng cao ở những phần có nhiều lỗi được phát hiện.

Kiểm thử phần mềm là một nhiệm vụ mang tư duy sáng tạo và tính trách nhiệm cao.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KỸ THUẬT KIỂM THỬ PHẦN MỀM (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)