Khái quát hoạt động SXKD cua DNV&N

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU- CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 40 - 46)

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNV&N

1.1. Khái quát hoạt động SXKD cua DNV&N

Sau khi các chính sách "đổi mới" được đưa ra, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam phát triển rất mạnh, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện bộ mặt của khối DNV&N trong nền kinh tế.

Tính tới thời điểm này, ở Việt Nam có khá nhiều DNV&N (khoảng hơn 2 triệu DN), các DNV&N ở Việt Nam phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô khá nhỏ. Theo tính toán, toàn bộ khu vực DNV&N chiếm khoảng 20% tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp (trong đó, DNV&N quốc doanh: 13,4%, DNV&N ngoài quốc doanh: 6,6% tổng vốn kinh doanh).

Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2008, riêng T.P Hồ Chí Minh có 2.027 DNV&N được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 2.981 tỷ đồng. Tăng trên 20% về số lượng và hơn 14% về vốn so với cùng kỳ năm 2007. ở Hà nội, đến hết tháng 3/2008 đã có 812 DNV&N được thành lập với tổng số vốn 1.405 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước có gần 6000 doanh nghiệp tư nhân thuộc loại DNV&N được thành với tổng số vốn đăng ký là 8.767 tỷ đồng. Cũng trong tháng 3 qua có 820 DN đăng ký bổ sung vốn với

số tiền 2.350 tỷ đồng. Như vậy, đến hết tháng 3/2008 đã có 81.584 DNV&N được thành lập và đăng ký hoạt động với tổng số vốn trên 70.000 tỷ đồng.

Các số liệu trên cho thấy, vốn đăng ký kinh doanh của một DN bình quân dưới 1 tỷ đồng. Vậy có thể thấy số lượng DNV&N được thành lập trong 2 năm qua chiếm tỷ trọng lớn. Theo kết quả điều tra gần đây của chương trình hỗ trợ DNV&N của ngân hàng thế giới thì trong số doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh sau khi áp dụng luật doanh nghiệp có tới 98% là DNV&N.

Về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Hiện nay, ngoài một số lĩnh vực ngành nghề mà nhà nước độc quyền thì các DNV&N tham gia hầu hết trong tất cả khu vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh, thương mại. Dịch vụ...Trong đó, có một số lĩnh vực mà các DN chiếm tỷ trọng rất lớn (như sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, nuôi trồng hải sản, những ngành nghề truyền thống, hàng tiêu dùng, dệt may, giầy dép, sành sứ, mây tre đan...) là những ngành sử dụng vật liệu đã có sẵn và lấy giá thành lao động rẻ là lợi thế cạnhh tranh. Trong số các DNV&N thì có khoảng 46,2% số hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ; 18% trong các ngành công nghiệp và xây dựng; 10% trong các ngành du lịch vận tải, kho bãi... Số DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chưa nhiều, 55% số DN sản xuất công nghiệp là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng. Có thể thấy DN Việt Nam có xu hướng tập trung kinh doanh vào những lĩnh vực cần ít vốn, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh...

Từ đây có thể nhận xét rằng đại bộ phận các DN Việt Nam là DNV&N. Các DNV&N đã đóng góp vào khoảng 30-36% GPD, khu vực này đang có những bước phát triển khá nhất là sau khi luật doanh nghiệp được ban hành. Ngoài những ưu điểm chung là không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, quản lý đơn giản, linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh biến động cao... DNV&N nước ta còn có tác dụng hết sức quan trọng trong việc giải

quyết việc làm cho người lao động, đang là sức ép cho nền kinh tế. Hiện nay, các DNV&N thu hút khoảng 26% lực lượng lao động trong cả nước.

Sự phát triển về số lượng các DNV&N trong các năm qua và đặc biệt ttrong năm 2008 là kết quả của các chính sách hợp lý, của môi trường kinh tế nói chung có những bước tăng trưởng khá, và nhất là do hiệu quả kinh tế có được từ quy mô vừa và nhỏ.

1.2.Những khó khăn mà DNV&N thường gặp trong quá trình hoạt động SXKD

Do đặc thù riêng của DNV&N và xét trong hoàn cảnh chung của nền kinh tế, hiện tại các DNV&N đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và quá trình phát triển DNV&N đã và đang bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Thực tế trong nhiều năm qua, các DNV&N ở Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định, điều đó khẳng định rõ DNV&N có nhiều vai trò tích cực trong nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó, các DNV&N vẫn đang phải đương đầu với nhiều vấn đề trong qúa trình đổi mới, hội nhập phát triển của đất nước. Các vấn đề đó là: thông tin, khả năng tiếp cận thị trường, môi trường pháp lý, khả năng quản lý, công nghệ và đặc biệt là các khó khăn về vốn.

1.2.1. Thông tin và khả năng tiếp cận thị trường (đặc biệt là thi trường xuất khẩu):

Các DNV&N rất thiếu thông tin về thị trường, do đó họ tham gia các hoạt động thị trường không mang tính định hướng chiến lược.Trong số các DNV&N hiện nay, chỉ có một số ít các DNV&N quốc doanh có cơ hội tiếp cận với thông tin thực sự giá trị từ bộ chủ quản, còn phần lớn các DNV&N ngoài quốc doanh ít có điều kiện nắm bắt những thông tin cụ thể về ngành nghề, thị trường và giá cả hàng hoá... Các doanh nghiệp hầu như mới chỉ hoạt động ở một vài địa bàn nhất định cấp địa phương, các thông tin về thị trường

nước ngoài chưa được khai thác, cả thị trường nguyên vật liệu đầu vào và thị trường sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, phần lớn các DNV&N chưa chủ động tham gia vào các tổ chức, hiệp hội để nắm bắt thêm các nguồn thông tin cần thiết cho chiến lược kinh doanh lâu dài. Một số đại diện của các DNV&N phải thừa nhận rằng họ hầu như có rất ít thông tin về thị trường liên quan đến họ, nếu có thì nguồn thông tin đó cũng khó đảm bảo độ chính xác và kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu đối với các DNV&N, những vấn đề như yêu cầu cấp giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và các thủ tục xuất khẩu rườm rà tạo nên một trở ngại, trên thực tế buộc các DNV&N phải xuất khẩu hàng của mình thông qua các tổng công ty ngoại thương của nhà nước hoặc các DN nhà nước (mặc dù gần đây đã có quyết định cho phép các DNV&N trực tiếp xuất khẩu hàng hoá của mình). Chế độ tài trợ dành cho xuất khẩu đối với các DNV&N còn chưa rõ ràng cộng với thông tin về thị trường quốc tế còn không cập nhật đã gây nên khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, Internet là một công cụ tiềm năng đối với các doang nghiệp Việt Nam trong việc tìm ra thông tin hữu ích và cho phép các DN trưng bày sản phẩm khắp nơi trên thế giới với chi phí thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng Iternet ở Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, các trang web phù hợp và tiện ích bằng tiếng việt chưa nhiều.

1.2.2. Môi trường pháp lý:

Hệ thống chính sách, văn bản, các quy định của pháp luật và nhà nước còn chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập và không được thông tin rộng rãi cũng gây ra nhiều khó khăn cho các DNV&N. Theo các DNV&N, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, có rất nhiều quy định liên quan đến các mặt hoạt động kinh doanh của họ song nội dung không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều cách,

thường xuyên thay đổi và không được thông báo đầy đủ. Những quy định về tài sản thế chấp, tài sản cầm cố gây ra nhiều rắc rối nhất. Các nghị định, định hướng của nhà nước có ý nghĩa rất tích cực đối với sự phát triển của DNV&N nhưng hiếm khi được cụ thể hoá đầy đủ để có hiệu lực thực thi ở cấp địa phương. Về vấn đề này, cho đến thời điểm cuối năm 2002, một loạt các văn bản quan trọng được đưa ra nhằm tạo moi trường kinh doanh tốt hơn cho các DNV&N. Đó là: NĐ 90/ 2001/ NĐ- CP ra ngày 23/11/2001 của chính phủ "về trợ giúp phát triển các DNV&N"; quyết định của thủ tướng chính phủ, này 20/12/2001 về ban hành quy chế thành lập. Tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N; chỉ thị số 28/2001/CT- Ttg ngày 28/11/2001 của thủ tướng chính phủ về tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

1.2.3. Khả năng quản lý

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ký năng quản lý hiện đại là một khách thức mà các DN phải đối mặt. Thực tế cho thấy, một số chủ DN chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm về thị trường và quản lý chưa nhiều... là những yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Để trợ giúp vấn đề này, NĐ 90/2001 cũng đã đề cập đến việc thành lập các "vườn ươm doanh nghiệp" nhằm cung cấp cho các doanh nhân các kiến thức ban đầu về thành lập DN, tư vấn lựa chọn các phương án sản xuất, công nghệ, máy móc thiết bị, kỹ năng quản lý DN... Ngoài ra, để tăng cường trang bị kiến thức cho mình, các chủ DN có thể tham gia vào các khoá học đào tạo, các hội thảo, các chương trình thông tin do Dự án phát triểnDNV&N thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cung cấp.

1.2.4. Khó khăn về vốn

Theo đánh giá của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thì tình trạng thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhất đói với các DN Việt nam (đặc biệt là các DNV&N). Và đây cũng chính là vấn đề mà em tập trung nghiên cứu ở trong bài luận văn.

Xét về vấn đề này, ông tổng thư ký phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết "không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, các DNV&N đêù gặp khó khăn về tài chính".Tại buổi toạ đàm giữa phòng thương mại, công nghiệp Việt Nam và khối DNV&N với chủ đề tín dụng cho DNV&N, hầu hết các chủ DNV&N khi được hỏi đều cho biết, họ đã bỏ khá nhiều cơ hội làm ăn lớn vì thiếu vốn và không có đủ điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng; tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của họ bị hạn chế nhiều do không có được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thiếu vốn các DN này không những ảnh hưởng đến quy mô, công nghệ sản xuất từ khi mới thành lập mà khi đi vào hoạt động, khả năng bảo trì, thay thế máy móc...khả năng hiện đại hoá và mở rộng sản xuất cũng bị hạn chế.

Các DNV&N lâm vào tình trạng này trước hết là do bản thân DN thiếu tài sản thế chấp ngân hàng trong khi đó mức vay dường như vẫn bị hạn chế. Do vậy, các DNV&N cũng như các DN hoạt động độc lập có kế hoạch mở rộng sản xuất thì họ lại thiếu vốn để đưa kế hoạch đó vào thực hiện. Hơn nữa, hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với lãi suất không cao nên các DNV&N mặc dù được phép vay nhưng vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo các DN của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn.

1.2.5. Khó khăn về công nghệ.

Bắt nguồn từ nguồn vốn hạn hẹp của các DN, nên các DNV&N ít có điều kiện tập trung đầu tư nhiều cho tài sản cố định, máy móc... đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Các DNV&N hầu như sử dụng công nghệ cũ, gây ra một số ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt trong tương lai với dây truyền sản xuất cũ, các DNV&N sẽ không tạo ra được các sản phẩm có tính cạnh tranh trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp. Chất lượng sản phẩm nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường.

*Ngoài những khó khăn trên, nguồn nhân lực trong hoạt động của các DNV&N cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nhiều chủ DN chưa đào tạo được đội ngũ chuyên môn bài bản, đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ sư bậc cao bị thiếu hụt cũng là những khó khăn gây cản trở sự phát triển của DN. Và nhất là trong quá trình cạnh tranh mang tính toàn cầu như hiện nay thì vấn đề "chảy máu chất xám " nói chung, hay nói một cách khác là vấn đề thu hút nhân tài vào làm việc trong các DNV&N của Việt Nam cũng là một vấn đề được đặt ra.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó khăn trong hoạt động SXKD của DNV&N.Nhưng nguyên nhân chính đó là do sự tiếp cận nguồn vốn của các DNV&N còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU- CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w