Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 36 - 40)

* Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội

- Tọa độ địa lý: Tọa độ địa lý của huyện được xác định như sau: Kinh độ Đông: 106017’ – 108025’

Vĩ độ Bắc : 20015’ – 20024’

- Vị trí địa lý: Trên bản đồ hành chính của tỉnh Nam Định, chúng ta xác

định được vị trí của huyện Xuân Trường: phía Bắc giáp sông Hồng, phía Nam giáp huyện Hải Hậu, phía Đông giáp sông Sò, phía Tây giáp sông Ninh. Huyện có 1 thị trấn là thị trấn Xuân Trường được công nhận là thị trấn vào tháng 10 năm 2003. Hơn nữa, huyện còn nằm trên các trục giao thông quan trọng của tỉnh: quốc lộ 21 (dài 3,2 km), tỉnh lộ 489 (dài 9,5 km), đường 51A (dài 12,5 km). Từ đó có thể khẳng định, huyện Xuân Trường là một trong những đầu mối giao thông về đường bộ, đường thủy của tỉnh, điều này rất thuận lợi cho huyện để phát triển nền kinh tế hàng hóa cũng như mở rộng trao đổi, giao lưu kinh tế với các vùng khác.

Nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ, là 1 huyện trung tâm của tỉnh về kinh tế - văn hóa, là một địa phương có nhiều di tích lịch sử và danh lam

thắng cảnh nổi tiếng, huyện Xuân Trường có nhiều điều kiện để tận dụng và phát huy thế mạnh của mình, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và kinh tế của huyện, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.

* Địa hình và tài nguyên đất

Về mặt địa hình, Xuân Trường được bao bọc bởi ba con sông lớn là sông Ninh, sông Hồng và sông Sò, cốt đất được chia thành 2 vùng rõ ràng là vùng đất bãi và vùng trong đê. Địa hình của huyện nhìn chung là tương đối bằng phẳng. Địa hình này được đánh giá là tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trồng lúa đặc sản, sản xuất gạch ngói, xây dựng.

Bên cạnh đó huyện còn nằm trong vùng đất phù sa mới của đồng bằng sông Hồng nên huyện có diện tích đất phù sa, bãi bồi khá nhiều: đất phù sa được bồi ven sông với diện tích 1000 ha, phân bố thành dải theo các triền sông, thường ngập nước trong mùa lũ. Tuy nhiên có thể tận dụng để trồng hoa màu, cây công nghiệp vào mùa khô. Tiếp đến là diện tích đất phù sa được bồi tụ, ít chua, đất này có diện tích khoảng 7000 ha, phân bố khá đều trên địa bàn huyện. Đây là loại đất khá lý tuởng để thâm canh lúa nước, trồng các cây ngắn ngày. Không những thế, cùng này còn có khoảng 500 ha đất nhiễm mặn do ảnh hưởng của mạch ngầm ở Xuân Vinh, Xuân Hoà, Xuân Trung, diện tích đất này đem lại cho huyện khả năng nuôi trồng thuỷ sản vùng nước lợ. Như vậy địa hình và đất đai của huyện Xuân Trường khá thích hợp để phát triển một nền nông nghiệp phong phú, toàn diện, phù hợp với một địa phương làm nghề nông.

* Tài nguyên khí hậu

Theo số liệu báo cáo của Trạm khí tượng thuỷ văn, huyện Xuân Trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:

Nhiệt độ nơi đây trung bình hàng năm khoảng 290C, tháng thấp nhất là 6,80C, tháng cao nhất là khoảng 39,50C. Đây là biểu nhiệt thích hộp để trồng nhiều vụ cây ngắn hạn trong năm.

Tuy nhiên vì địa phương này năm trong vành đai khí hậu của khu vực vịnh Bắc Bộ, thường xảy ra bão lớn, thay đổi thời tiết nên ảnh hưởng không nhỏ ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện Xuân Trường bao gồm tài nguyên nước mặt và lượng nước ngầm. Vì là huyện được bao bọc bởi ba con sông lớn, trên địa bàn huyện lại có hàng trăm km kênh mương, hệ thống ao hồ với mật độ dày

Nguồn nước mặt: Vì là huyện được bao bọc bởi ba con sông lớn, trên địa bàn huyện lại có hàng trăm km kênh mương, hệ thống ao hồ với mật độ dày nên tổng lượng nước khá lớn, lại phân bố khá đều, đặc điểm này rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư. Không những thế, còn có thể tận dụng nguồn nước lợ để khai thác - nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước ngầm: tổng lượng nước ngầm lớn (theo số liệu điều tra của Đoàn địa chất vùng đồng bằng sông Hồng đối với khu vực tỉnh Nam Định), hơn nữa độ nông sâu và chất lượng tốt, vì thế có thể khai thác nguồn nước ngầm này phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Tài nguyên nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, không thể thiếu cũng như ảnh hưởng to lớn đến sản xuất, sinh hoạt. Với nguồn tài nguyên nước như thế này, đem lại cho huyện những thuận lợi trong phát triển kinh tế của địa phương.

* Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn huyện qua các số liệu báo cáo cho thấy chưa phong phú cả về số lượng và chủng loại. Trên địa bàn huyện chỉ có một số ít loại khoáng sản như:

+ Đất làm gạch ngói: khoáng sản này năm rải rác ở khu vực bãi ven sông Hồng, sông Ninh, với trữ lượng hàng chục triệu tấn. Ngoài ra còn có các mỏ cát tập trung ven sông Hồng và sông Ninh với chiều dài hơn 20km được bồi tụ thường xuyên có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, hàng năm trữ lượng khai thác khoảng 100 nghìn m3/năm.

+ Khoáng sản cháy: như dầu mỏ và khí đốt ở khu vực hai xã Xuân Hồng và Xuân Thuỷ, tuy nhiên trữ lượng còn ít, hiệu quả thấp khi đầu tư khai thác.

Với trữ lượng ít như trên, huyện Xuân Trường cần có chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản thích hợp sao cho vừa có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên vừa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài cần hướng tới.

* Tài nguyên du lịch

Nếu như nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện khá hạn chế, thì Xuân Trường lại được đánh giá là có tài nguyên du lịch dồi dào và có nhiều tiềm năng khai thác.

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng có thể tham quan du lịch và nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Trong số đó có thể kể đến: Khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh (Xuân Hồng); 15 di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhân xếp hạng, nổi bật là khu di tích lịch sử văn hoá chùa Keo (thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng), hàng năm mở lễ hội với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa, đã thu hút lượng

khách về dự lễ hội lớn; khu nhà thờ Bùi Chu và đền thánh Phú Nhai (Xuân Phương), là trung tâm đạo thiên chúa của cả nước, với kiến trúc độc đáo, tinh tế, có thể trở thành điểm tham quan du lịch lớn của huyện.

Như vậy đây là huyện có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều điều kiện thuận tiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w