Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 27)

- Quy mô huy động vốn

2.1.2Cơ cấu tổ chức

Hiện nay các Ngân hàng hoạt động với mô hình 1 cửa, rất thuận lợi và nhanh chóng. Agribank HBT cũng vậy, nếu đến ngân hàng với mục đích gửi tiền tiết kiệm, bạn chỉ cần làm việc trực tiếp với kế toán tiền gửi tiết kiệm là mọi thủ tục đã được hoàn tất, và tất nhiên với các mục đích khác như vay vốn hay chuyển tiền …cũng vậy.

Mô hình của một chi nhánh cấp 2 Agribank HBT được tổ chức với 1giám đốc quản lí chung và 2 phó giám đốc quản lí theo bộ phận, đi theo đó là các phòng ban chức năng là phòng kế toán ngân quỹ, phòng kinh doanh,

phòng ngân quỹ chính và phòng hành chính tổng hợp.

Agribank HBT với chức năng huy động vốn đa dạng với mức lãi suất phong phú giúp cho khách hàng có thể thoả mãn tôi đa nhu cầu của họ.

Mỗi phòng ban chức năng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể:

- Phòng kế toán –ngân quỹ: Đây cũng là phòng giao dịch trực tiếp với hàng, cung cấp toàn bộ các sản phẩm dịch vụ về tiền gửi và thanh toán phục vụ khách hàng: + Nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm 2 cán bộ

+ Nghiệp vụ tiền gửi thanh toán 2 cán bộ + Nghiệp vụ thẻ ATM 1 cán bộ

- Phòng kinh doanh : Với chức năng đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Với số lượng nhân viên là 9 người không phải là một con số đông nhưng AgribankHBT đã đảm nhận tất cả các nghiệp vụ mà chi nhánh cấp I giao cho, đó là nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế…

Nghiệp vụ cho vay ở đây rất đa dạng: + Cho vay theo đối tượng khách hàng + Cho vay theo hình thức thế chấp, cầm cố + Cho vay theo dự án

+ Cho vay từng lần + Cho vay trả góp

Đặc biệt các hình thức thanh toán theo chứng từ cũng rất được chú trọng: thanh toán chuyển tiền, thanh toán mở thư tín dụng(L/C), séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi …

- Phòng Ngân quỹ chính: Thực hiện nhiệm vụ cung cấp toàn bộ các nguồn chi trả, thanh toán liên quan đến tiền mặt trong toàn bộ hệ thống. Ở đây có 2 cán bộ chuyên môn thực hiện và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực này.

động của chi nhánh, quản lí chi tiêu nội bộ, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Với bộ máy hoạt động này ngân hàng có thể thực hiện rất tốt các nhiệm vụ của mình, đáp ứng được tốt nhất vai trò của nó trong nền kinh tế.Khách hàng có nhu cầu vay vốn kinh doanh chỉ việc đến làm việc trực tiếp với cán bộ của phòng tín dụng, tại đó sẽ được tư vấn, giải quyết và trực tiếp giải ngân cũng như thu nợ của họ.

2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hai Bà Trưng thực hiện có một danh mục các sản phẩm dịch vụ khá đa dạng đó là:

- Dịch vụ nhận tiền gửi:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

+ Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm lãi bậc thang

+ Tiền gửi tiết kiệm có khuyến mại bảo hiểm + Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước

+ Tiền gửi tiết kiệm gửi góp + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu - Dịch vụ tín dụng:

+ Cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

+ Cho vay người đi lao động ở nước ngoài + Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống

+ Đồng tài trợ, uỷ thác và nhận uỷ thác, cho vay các dự án đầu tư + Cầm cố chứng từ có giá

+ Tài trợ xuất nhập khẩu

- Dịch vụ thanh toán trong nước

+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tổ chức cá nhân + Chuyển tiền điện tử

+ Thu hộ, chi hộ + Chi trả lương hộ

- Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: + Thanh toán xuất nhập khẩu: . Tín dụng chứng từ

. Các hình thức thanh toán nhờ thu . Chuyển tiền điện tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới + Mua bán trao đổi các loại ngoại tệ

+ Chuyển tiền phi thương mại + Cầm cố, chiết khấu bộ chứng từ - Các dịch vụ khác: + Bảo lãnh + Dịch vụ ATM + Dịch vụ phone Banking +Dịch vụ ngân quỹ:

. Kiểm đếm, kiểm định tiền giả . Dịch vụ cho thuê két sắt + Đại lý bảo hiểm

+ Tư vấn cho khách hàng + Đại lý thẻ tín dụng

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT Hai Bà Trưng

Là một chi nhánh cấp hai, tuy địa bàn hoạt động không rộng, tuổi đời còn non trẻ, song NHNN&PTNN Hai Bà Trưng đã có bước phát triển đáng kể, luôn giữ vị trí là chi nhánh đi đầu của Agribank Hà Nội.

Bảng tổng kết tài sản những năm gần đây cho ta thấy điều đó:

BẢNG 2.1: BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN (đơn vị tr.VND)

2004 2005 2006 2007

A.TÀI SẢN

I .Tiền gửi và các khoản vay

1.Tiền gửi của KBNN và vay NHNN 2.T. gửi và các khoản vay trong nước 3.T. gửi và các khoản vay nước ngoài 4.Tiền gửi của khách hàng

538.50 6 - 110.91 8 - 427.58 8 539.950 - 77.311 - 462.639 503.758 - 807 - 502.951 767.852 - 24.640 - 743.212 II .Giấy tờ có giá đã phát hành 1. Giấy tờ ngắn hạn 2. Giấy tờ dài hạn 72.196 6.365 65.831 13.285 171 13.114 10.122 184 9.938 6.668 78 6.590

III .Tiền lãi cộng dồn dư trả 5.072 6.869 10.741 7.750

IV.Tài sản nợ khác 224 161 399 497

V .Vốn và quỹ của NHNo 9.063 11.204 11.952

Tổng tài sản 615.99

8

569.328 536.224 794.719 B.NGUỒN VỐN

I .Tiền mặt và số dư tại NHNN 1.Vốn có khả năng t.toán nhanh

2. Đầu tư 1.24 8 1.24 8 - 879 879 - 2.121 2.121 - 3.608 3.608 -

II. Các khoản đ.tư và quyền đòi nợ 11 3

238 238 233

III. Cho vay trong nước

1. Tín dụng với các tổ chức TD 2. Tín dụng với các tổ chức Ktế,CN 238.10 3 - 238.10 3 247.767 - 247.767 259.224 - 259.224 320.447 - 320.447

IV. Tiền lãi cộng dồn dự thu 1.09 6 1.392 967 783 V .Bất động sản và thiết bị 1. Tài sản cố định 2. Tài sản khác 1.76 7 1.320 447 1.292 1.289 3 1.127 1.055 72 1.253 1.129 124 VI. Tài sản có khác 373.67 1 317.760 272.547 468.395 Tổng nguồn vốn 615.99 8 569.328 536.224 794.719

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN&PTNTHBT năm 2004-2007)

Qua bảng tổng kết tài sản ta có thể thấy được trong phần tài sản nợ của Agribank, tiền gửi và các khoản vay chiếm số lượng lớn nhất và thay đổi theo các năm theo như sau :

Năm 2005: = 356 . 569 950 . 539 94.83% Năm 2006: = 503 . 536 578 . 503 93.86% Năm 2007: = 719 . 794 852 . 767 96.62%

Trong đó nguồn tiền gửi từ khách hàng lại là phần chủ yếu trong đó và có xu hướng tăng theo các năm: Năm 2005 tổng số tiền huy động đựơc là 462.639 triệu VNĐ tức là chiếm 85.68% trong tổng số tiền gửi và các khoản vay. Năm 2006 con số này là 502.951 và chiếm 99.86% tức là gần như toàn bộ số vốn huy động được của Agribank Hà Nội là tiền gửi của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là chủ yếu, cho vay trong nước tăng theo các năm. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng đã luôn chú trọng về tỷ lệ cho vay, tỷ lệ huy động và sử dụng vốn một cách tốt nhất. Bảng thống kê thu chi cho các hoạt động có thể giải thích cho ta biết điều này:

BẢNG 2.2:BÁO CÁO THU NHẬP-CHI PHÍ-LỢI NHUẬN (Đơn vị: nghìn VNĐ) 2005 2006 T6/2007 7. THU 74.248.676 106.347.16 2 66.504.608 70.Thu nhập HĐ từ tín dụng 73.638.041 101.718.24 3 55.348.643 71. Thu nhập từ HĐ dịch vụ 426.318 1.024.88 7 368.445 711.Thu nhập từ dịch vụ th.toán 409.507 824.577 363.227 712.Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh 6.383 198.872 3.333

713.Thu nhập từ d.vụ ngân quỹ 295 200 572

719.Thu nhập khác 10.131 123.679 807 72. Th.nhập từ HĐ k.doanh ngtệ 109.931 88.79 8 22.912 79.Thu nhập khác 74.385 3.515.233 10.764.607 8. CHI 65.185.583 95.142.896 55.552.904

80. Chi phí từ hoạt đông tín dụng 59.667.207 85.146.979 48.338.423 801. Trả lãi tiền gửi 30.894.093 33.885.191 14.887.230

802. Trả lãi tiền vay 24.252.584 68.608 33.336.138

803. Trả lãi p.hành giấy tờ có giá 4.497.201 49.590.850 115.054

809. Chi phí khác 23.327 585 243

81. Chi phí từ hoạt động dịch vụ 31.795 63.184 40.370

82. Chi phí từ HĐ k.doanh ng.hối 22.747 2.066 3.915

85. Chi phí cho nhân viên 1.400.316 1.797.233 837.119

86. Chi phí cho hoạt đông quản lí 1.069.420 1.493.077 640.102

87. Chi phí về tài sản 1.357.150 1.542.807 913.617

88. Chi phí dự phòng, bảo toàn 1.636.946 5.088.459 3.781.583

CHÊNH LỆCH THU CHI 9.063.093 11.204.266 10.951.704

( Nguồn: Báo Cáo Tổng kết hoạt động NHNN&PTNT Hai Bà Trưng các năm 2005, 2006, và tháng 6 năm 2007)

Nguồn thu có xu hướng tăng dần theo các năm: Năm 2005 là 74.248.676 nghìn VNĐ và đến năm 2006 con số này đã tăng lên là 106.347.162 tức là đã tăng lên đến 32.125.486 nghìn VNĐ, tăng gần 50%,

sang 6 tháng đầu năm 2007 là 66.504.608, chỉ nửa năm mà doanh số đã băng 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu. Đây là hoạt động kinh doanh cơ bản và chủ đạo nhất của ngân hàng. Điều này thể hiện rất rõ bởi những năm vừa qua Agribank HBT đã rất chú trọng đến vấn đề cho vay, các hoạt động liên quan đến cho vay để thu lơịư nhuận. bên cạnh đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng rất phát triển, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngân hàng.

Ngân hàng cũng đã đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, nghiệp vụ chuyển tiền điện tử cũng đã đem lại cho ngân hàng nhưng nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Đối lập với nghiệp vụ thu, nguồn chi trong ngân hàng cũng khá lớn, khi huy đọng vốn trên thị trường, ngân hàng phải trả lãi cho các nguồn vốn đó, rồi nghiệp vụ chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn để đem cho vay, chi phí cho hoạt dộng dịch vụ cũng khá lớn. Doanh số chi theo các năm cũng tăng dần,năm 2006 đã tăng so với 2005 gần 30 tỷ VNĐ, đến 6 tháng đấu năm 2007 chi ra đã là hơn 55 tỷ.

Tuy nhiên chi tăng thì thu cũng tăng, đảm bảo cho lợi nhuận của ngân hàng luôn đựoc giữ vững.

Năm 2005 là: 9.063.093 nghìn VNĐ Năm 2006 là: 11.204.266 nghìn VNĐ

Và 6 tháng đầu năm 2007 là: 10.951.704 nghìn VNĐ

Lợi nhuận năm 2006 tăng 2,2 tỷ tức là đã tăng lên 24,4%. Đến đầu năm 2007 thì lợi nhuận thu được gần băng lợi nhuận năm trứơc. Đây chính là thời kỳ nước ta vừa gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng được chuyển biến mạnh mẽ. Ngân hàng đã tích cực thay đổi phương hướng làm việc, đẩy mạnh và nâng cao công nghệ, phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh, sự cống hiến

hết mình của chị em cán bộ công nhân viên trong ngành. Đây chính là điều kiện và cơ hội để ngân hàng khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Luôn xác định là hoạt động cơ sở, ngay từ khi thành lập, Agribank HBT đã tập trung vào hoạt động huy động vốn, thành tựu đã đạt như sau:

Bảng 2.3: Bảng thống kê nguồn vốn thời kỳ 2005-2007

( Đơn vị :triệu VNĐ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2004 2005 2006 2007

Số vồn huy động 610.702 553.235 513.880 774.520 Tổng nguồn vốn 615.998 569.328 536.224 794.719

Tỷ trọng 99,14% 97,17% 96,83% 97,46%

( Nguồn báo cáo tài chính NHNH&PTNT HBT)

Phần lớn nguồn vồn của ngân hàng là vốn được huy động mới, và biến

động không đồng đều qua các năm. Năm 2004 lượng vốn huy động được là 615.702 triệu VNĐ và chiếm 99,14% , như vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ.

Tuy nhiên đến năm 2005, 2006 thì số lượng vốn huy động được lại thấp hơn, điều này có thể giải thích là do tình hình kinh tế nước ta trong thời kỳ này đang gặp một số khó khăn, chưa chú trọng nhiều vào mảng ngân hàng tài chính. Người dân có thói quen cất trữ tiền tại nhà hoặc cất trữ bằng kim khí đá quý khác, một số lượng khác đang chú trọng vào đầu tư nhỏ lẻ. Tỷ lệ vốn huy động được năm 2006 là 513.880 triệu VNĐ và chỉ chiếm 96,83%, còn lại là vốn chủ và các nguồn khác.

Tuy nhiên đến năm 2007, tình hình như bước sang một thời kỳ mới, lượng vốn đầu tư tăng vọt lên 774.520 triệu VND tưc là tăng so với năm 2006 là 260.640 triệu, tăng lên gần gấp rưỡi. Đây là thời kỳ nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ cấu ngành được thay đổi rõ rệt, ngân hàng được chú trọng hàng đầu, là đầu não của nền kinh tế.

2.2.2.Hoạt động sử dụng vốn

Huy động vốn là điều kiện để ngân hàng có thể tiến hành hoạt động còn cho vay lại là cơ sở nuôi sống ngân hàng và để ngân hàng phát triển được. hoạt động cho vay chính là tình hình phát triển củ ngân hàng.

Bên cạnh đó, các hoạt động của ngân hàng như hoạt động bảo lãnh, hoạt động đầu tư, hoạt động…cũng là những hoạt động thế mạnh của ngân hàng.

Sau đây là bảng số liệu về tình hình sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng, một hoạt động chính của ngân hàng:

Bảng 2.4:Tình hình hoạt động tín dụng năm 2005-2007 (Đơn vị: nghìn VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.Thu nhập từ HĐ tín dụng 73.638.041 101.718.243 179.348.652 So với Tổng thu 99,18 % 95,65 % 97,73 % 2. Chi phí cho HĐ tín dụng 59.667.207 85.146.979 158.338.572 So với Tổng chi 91,53 % 89,51 % 82,74 % 3. Chênh lệch Thu-Chi 13.970.834 16.571.264 21.010.053

Thay đổi so với năm 2005 0 +2.600.430 +7.039.219

( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động NHNN&PTNT HBT)

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy được hiệu quả của vấn đề sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như chiếm toàn bộ khoản thu của ngân hàng.

Ngân hàng luôn thúc đẩy việc cho vay với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của ngân hàng. Một ưu thế mà không phải ngân hàng nào cũng có được đó chính là sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Các khách hàng cá nhân trên địa bàn mỗi khi cò nhu cầu vay vốn thường đến đây, họ được phục vụ tân tình và chu đáo, thoả mãn được nhu cầu và mong muốn của họ.

Bên cạnh đó cũng có thể kể đến công tác hoạt động kinh doanh vốn ở ngân hàng luôn được đề cao, đội ngũ cán bộ có trình độ, công tác thẩm định, điều tra, làm việc với khách hàng luôn theo một quy trình cụ thể và hiệu quả cao.

Trong thời gian cuối năm 2007, chỉ thị tạm ngừng cho vay đối với các khách hàng mới làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, một số hợp đồng của khách hàng mới rất tiềm năng đã phải huỷ bỏ. Tuy nhiên không vì

thế mà doanh thu giảm, ngân hàng có điều kiện hơn trong chăm sóc các khách hàng truyền thống và thu các khoản nợ trước đây.

2.2.3 Hoạt động trung gian khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng được đẩy mạnh. Hoạt động bảo lãnh được tiến hành mạnh mẽ, trong những năm vừa qua, một số lớn các hợp đồng bảo lãnh được ký kết và thực hiện và đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng là thế mạnh của ngân hàng. Nhưng tháng cuối năm, biến động mạnh về tỷ giá gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nhưng ngân hàng vẫn luôn giữ được thế mạnh của mình.

2.3 Thực trạng huy động vốn tại NHNN&PTNT Hai Bà Trưng

2.3.1 Huy động vốn theo thời gian

Trong quá trình huy động vốn, Agribank chia thời gian huy động vốn theo 3 loại kỳ hạn:

- Huy động vốn không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 27)