Chân phanh thấp hay hẫng

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống phanh (Trang 30 - 33)

II. Điều chỉnh hệthống phanh:

a.Chân phanh thấp hay hẫng

*- Hiện tợng:

Khi đạp phanh độ cao cực tiểu của bàn đạp quá nhỏ hay bàn đạp chạm vào sàn hoặc cảm thấy “hẫng” khi đạp phanh và lực phanh không đủ để dừng xe.

*- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục:

+ Độ cao bàn đạp quá nhỏ vì vậy cần điều chỉnh độ cao của bàn đạp.

+ Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn dẫn đến khi đạp phanh bàn đạp sẽ chạm vào sàn. Để khắc phục cần điều chỉnh cần đẩy của xi lanh phanh chính.

+ Khe hở má phanh và tang trống quá lớn do mài mòn ở má phanh, điều chỉnh không đúng, hay cơ cấu tự điều chỉnh bị hỏng. Vì vậy hành trình guốc phanh trở nên lớn hơn dẫn đến hành trình bàn đạp lớn hơn thậm chí còn chạm xuống sàn xe.

Để phục hồi lại khe hở giữa má phanh và tang trống theo đúng quy định cần điều chỉnh lại khe hở hay thay guốc phanh, với cơ cấu điều chỉnh tự động thì thay mới hay sửa chữa.

+ Rò rỉ dầu từ mạch dầu, h hỏng này xảy ra do hệ thống dẫn động bị hỏng, th- ờng xảy ra tại các đầu nối và xilanh bánh xe bị hỏng. Để khắc phục hiện tợng này cần phải kiểm tra tìm ra những chỗ h hỏng để sửa chữa hoặc thay thế, sau khi đã sửa chữa cần phải đổ thêm dầu phanh đủ theo quy định.

+ Xilanh phanh chính bị hỏng thờng do chỗ tiếp xúc giữa cup ben và thành xilanh không tốt nên khi đạp phanh cảm thấy hẫng và không đủ lực phanh. Để khắc phục hiện tợng này cần sửa chữa xilanh phanh bằng cách thay thế cup ben mới hoặc thay thế cả cụm xilanh phanh chính.

+ Có khí trong hệ thống phanh, không khí có thể lọt vào trong hệ thống dẫn động thuỷ lực, do mức dầu phanh ở bình chứa của xilanh chính bị giảm hoặc hệ thống không kín bị rò rỉ dầu phanh, do đó khi phanh khí sẽ bị nén tạo cảm giác bị hẫng.

Để phục hồi sự làm việc bình thờng phải xả khí ở các xilanh bánh xe, xilanh phanh chính và trong hệ thống dẫn động thuỷ lực. Sau khi xả khí xong phải vặn chặt van xả khí lại. Trong quá trình xả khí phải theo dõi mức dầu phanh và phải bổ sung thêm dầu để tránh không khí tiếp tục lọt vào hệ thống phanh, chất lợng xả khí đợc xác định bằng sự làm việc của hệ thống phanh. Nếu các cơ cấu phanh bắt đầu làm việc ngay từ lần đạp thứ nhất ở hành trình quy định thì quá trình xả khí tiến hành tốt.

+ Đĩa phanh bị đảo quá lớn, khi đó má phanh sẽ bị đẩy ngợc về sau một khoảng bằng giá trị độ đảo và sinh ra hiện tợng theo chu kỳ khi phanh. Để phục hồi sự làm việc bình thờng của bàn đạp phanh cần sửa lại độ đảo của đĩa hoặc thay đĩa mới.

+ Hoá hơi là hiện tợng xảy ra khi phanh liên tục trên dốc dài trống phanh trở nên đặc biệt nóng và nhiệt đợc truyền đến dầu phanh, vì vậy dầu bị sôi bay hơi ngay

trong dầu tạo bọt trong đờng ống. Trạng thái này giống nh có khí trong hệ thống phanh và làm giảm lực phanh.

Để khắc phục hiện tợng này, ta nên giảm việc phanh liên tục tại các bánh xe mà thay vào đó ta có thể phanh bằng động cơ hoặc thay dầu phanh để đảm bảo an toàn cho xe khi chuyển động.

b. Bó phanh.

*- Hiện tợng:

Khi xe chạy ngời điều khiển cảm thấy có sức cản lớn nh lúc phanh xe, mặc dù bàn đạp phanh và phanh tay nhả hoàn toàn.

*- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục:

+ Hành trình tự do của bàn đạp bằng “0”. Nguyên nhân này do cần đẩy xilanh phanh chính điều chỉnh không đúng hoặc do lò xo hồi vị bàn đạp bị tuột và có thể do bàn đạp phanh không có độ dơ, làm cho phanh hoạt động liên tục nên tất cả các bánh xe bị bó kẹt khi chạy.

Để đảm bảo sự làm việc bình thờng của xe ta điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp phanh. Ta có thể thay thế hoặc điều chỉnh lại cần đẩy xilanh lò xo hồi vị.

+ Phanh tay sau khi dùng để dừng đỗ xe vẫn không nhả hết tức là không đảm bảo khe hở giữa má phanh và tang trống theo qui định khi xe chạy. Nguyên nhân này do phanh tay điều chỉnh không đúng hoặc do các thanh dẫn động phanh tay bị kẹt.

Để đảm bảo cho xe chạy bình thờng thì cần phải kiểm tra lại các thanh, đòn và cơ cấu điều chỉnh khe hở. Với các thanh, đòn dẫn động ta có thể sửa chữa nh có thể tra lại dầu, mỡ đảm bảo không bị bó kẹt hoặc thay thế nếu nó không đủ điều kiện bền. Với cơ cấu điều chỉnh cần kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh khe hở theo đúng quy định.

+ áp suất d trong mạch dầu quá lớn do van một chiều cửa ra của xilanh phanh chính bị hỏng làm cho áp suất dầu tại xilanh phanh bánh xe lớn dẫn đến giảm khe hở giữa má phanh và tang trống. Một nguyên nhân khác do xilanh phanh chính bị hỏng có thể làm cho cửa bù bị đóng, khi cửa bù tắc sẽ bắt đầu bó phanh.

Để phục hồi trạng thái làm việc bình thờng, ta có thể sửa chữa hoặc thay thế van một chiều cửa ra cũng nh xilanh phanh chính. Đối với các cụm chi tiết này đòi hỏi độ chính xác rất cao nên việc sửa chữa rất khó khăn và giá thành rất cao, vì vậy khi gặp h hỏng này ta nên thay thế.

+ Lò xo hồi vị guốc phanh bị hỏng làm cho guốc phanh sau khi phanh không trở lại vị trí trớc khi phanh, dẫn đến má phanh vẫn tiếp xúc với tang trống gây ra bó kẹt phanh. Để khắc phục hiện tợng này ta thay lò xo hồi vị guốc phanh.

+ Các thanh dẫn động bị cong hay má phanh bị biến dạng, khi đó má phanh sẽ luôn tiếp xúc với tang trống. Để khắc phục đối với các thanh dẫn động bi cong ta có thể nắn lại hoặc thay thế để đảm bảo chính xác. Đối với má phanh ta nên thay cả má phanh trên một bánh xe đảm bảo sự đồng đều khe hở má phanh.

+ Piston ở xilanh bánh xe bị kẹt thờng do bẩn trong quá trình bảo dỡng làm không đợc chu đáo.

Để khắc phục cần tháo xilanh phanh bánh xe ra để kiểm tra và bảo dỡng kĩ thuật, nếu piston bị rỉ sét thì thay mới.

+ Có lực cản giữa guốc phanh và đĩa đỡ phanh do trong quá trình sử dụng chúng bị rỉ tạo ra các mạt sắt, bởi vậy chúng tiếp xúc với nhau có lực ma sát lớn gây bó phanh.

Để khắc phục có thể sửa chữa, bôi trơn bề mặt tiếp xúc hoặc thay đĩa đỡ phanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cơ cấu tự điều chỉnh phanh trống bị hỏng nên không điều chỉnh chính xác má phanh và tang trống.

Biện pháp tối u nhất là thay thế cơ cấu điều chỉnh mới.

+ ổ bi bánh xe bị hỏng, nó phát ra tiếng kêu lạch cạch do vậy má phanh và tang trống tiếp xúc với nhau vì thế làm bó phanh.

Để khắc phục ta thay ổ bi hỏng bằng ổ bi mới.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống phanh (Trang 30 - 33)