Xác đinh băng thông nguồn:

Một phần của tài liệu TRUYỀN DÒNG DỮ LIỆU THỜI GIAN THỰC (Trang 47 - 48)

Có một số thông tin được thêm vào gói SDES (several source description) CNAME, NAME, EMAIL. Ngoài ra phần thông tin thêm còn cung cấp phương tiện để định nghĩa các loại gói RTCP mới cho từng ứng dụng cụ thể. Một ứng dụng phải chú ý đến việc điều khiển phân chia băng thông khi có phần thông tin kèm theo. Bởi vì chúng có thể làm giảm tốc độ nhận các bản tin và CNAME được gởi, điều này làm suy giảm hiệu suất của giao thức RTP. Theo khuyến cáo, không nên sử dụng quá 20% băng thông RTCP của 1 thành viên để truyền các thông tin bổ sung. Hơn nữa không phải mọi thành phần của SDES đều được thêm trong mọi trường hợp. Chúng chỉ nên sử dụng 1 phần băng thông, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, hơn nữa tỷ lệ này cũng biến đổi động.

Ví dụ, một ứng dụng chỉ truyền 3 thông số: CNAME, NAME và EMAIL. Name được ưu tiên cao hơn EMAIL vì nó luôn được hiển thị trên giao diện người dùng của ứng dụng, còn tên chỉ cần hiển thị khi cóz yêu cầu. Một gói RR và một gói SDES mang CNAME sẽ được truyền đi sau mỗi khoảng 5s. Cứ 3 chu kỳ (15s) thì sẽ có một gói mang thông tin bổ sung trong gói SDES. Trong đó cứ 8 lần bổ sung (2 phút) thì mang giá trị NAME, còn 1ần mang giá trị EMAIL.

Trong những ứng dụng đa luồng, ta có thể phối hợp giữa việc truyền các thông tin bổ sung và CNAME cho mỗi ứng dụng, bằng cách sử dụng các kết nối chéo thông

qua CNAME. Ví dụ, trong một ứng dụng hội thảo Multimedia, mỗi phiên RTP dùng truyền một thành phần, thông tin thêm trong SDES có thể được gởi trong một phiên RTP, còn phiên kia sẽ chỉ truyền giá trị CNAME.

4.6. CÁC BẢN TIN THÔNG BÁO CỦA NGƯỜI GỞI VÀ NGƯỜI NHẬN

Trong giao thức RTP, các thành viên có thể trao đổi thông tin điều khiển thông qua các bản tin RTCP. Các bản tin này có 2 dạng, phụ thuộc vào phía gởi đi là người gởi hay là người nhận dữ liệu. Sự khác nhau giữa 2 loại bản tin này được xác định dựa trên kiểu mã hoá, trong đó bản tin của người gởi sẽ gắn thêm 20-byte thông tin dùng cho người gởi tích cực (active senders).

Bản tin SR được phát nếu có gói dữ liệu gởi đi trong khoảng thời gian giữa 2 bản tin cuối cùng được phátđi. Nếu ngược lại, bản tin RR sẽ được phát đi. Cả bản tin SR và RR đều có thể không mang thông tin (rỗng) hoặc mang thêm một vài khối thông tin.

Các đơn vị bản tin báo nhận (reception report blocks) cung cấp trạng thái về số liệu được nhận từ một thành viên, định danh của thành viên này cũng được mang theo trong bản tin report. Một gói SR hoặc RR có thể chứa tối đa 31 khối các bản tin này báo nhận này.

Các gói RR được thêm nên được đặt sau gói SR hoặc gói RR khởi tạo, để dùng mang các bản tin báo nhận cho các nguồn mà nó nhận được thông tin trong khoảng thời gian kể từ khi gởi bản tin trước. Nếu có quá nhiều nguồn phát, dẫn đến số lượng các gói RR lớn. Khi ta dồn tất cả các gói RR này vào một gói RTCP ghép sẽ gây ra tràn MTU khi lan truyền trên mạng. Khi đó, trong mỗi khoảng thời gian nhất định, ta chỉ có thể truyền đi một phần trong số các gói RR này. Việc truyền đi các tập con này được thực hiện luân phiên sao cho tất cả mọi nguồn đều có thể nhận được bản thông báo của mình.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc của 2 loại bản tin thông báo này, có bao nhiêu thông tin có thể thêm khi một ứng dụng yêu cầu hồi tiếp, những bản tin này được sử dụng ra sao.

Một phần của tài liệu TRUYỀN DÒNG DỮ LIỆU THỜI GIAN THỰC (Trang 47 - 48)