lo ngại. Đặc biệt, trong sản xuất rau quả, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng chất bảo quản không đúng quy định hoặc cấm lưu hành trên thị trường đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đến nay về cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và và các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn còn yếu, phân tán, chưa phối hợp chặt chẽ giữa các bộ và ngành.
Nhà nước cần cam kết có chính sách và biện pháp để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm như: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế... Người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh, không được có các hành vi trái với quy định của pháp luật trong việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm...
KẾT LUẬN
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế, thương mại quốc tế là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình hội nhập và nó vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Việc đẩy mạnh giao lưu với các nước và thúc đẩy xuất khẩu là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Với những lợi thế hết sức thuận lợi về phát triển và xuất khẩu các loại rau quả Việt Nam đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ của một số quốc gia trên thế giới. So với nhiều ngành sản xuất khác thì rau quả chưa phải là ngành đem lại kim ngạch lớn nhất cho đất nước nhưng cũng không thể không thấy rõ lợi ích của nó trong nền kinh tế. Đài Loan là nước có nền nông nghiệp ít phát triển, vì vậy nên nhu cầu xuất khẩu rau quả tương đối lớn. Chúng ta đã nhanh chóng xác định đây là thị trường truyền thống đồng thời cũng là thị trường đầy tiềm năng của ngành rau quả. Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, tuy nhiên nếu so sánh với các thị trường khác thì Đài Loan vẫn còn khá nhỏ bé so với tiềm năng có thể khai thác. Bởi vì trong thời gian tới Việt Nam cần cần xác định phương hướng phát triển cho thị trường Đài Loan đồng thời thực hiện các giải pháp cần thiết đồng bộ để có thể cạnh tranh với những quốc gia khác. Nhà nước, các bộ, các cơ quan ngang bộ cần có sự hợp tác tích cực để đưa ra giải đúng đắn để xuất khẩu rau quả mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp cũng như tăng kim ngạch cho quốc gia.