Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)

Một phần của tài liệu VỀ MẠNG KHÔNG DÂY (Trang 46 - 49)

Trong các hệ thống CDMA, mỗi thời bít được chia nhỏ thành m khoảng thời gian ngắn gọi là chip. Lý tưởng là có 64 hay 128 chip một bit. Mỗi trạm được gán một mã m- bit duy nhất gọi là dãy bit (chip sequence). Để truyền một bít 1, một trạm chuyển dãy bit của mình. Muốn truyền một bit 0, nó gửi bù 1 của dãy chip. Không có khuôn nào khác, vậy giả sử với m = 8, nếu trạm A được gán dãy chip 00011011, nó gửi một bit 1 bằng cách gửi tổ hợp bit 00011011 và gửi bit 0 bằng tổ hợp bit 111001100.

Tăng lượng thông tin được gửi từ b bit/s thành mb chip/s chỉ thực hiện được nếu băng thông tăng theo hệ số m, làm CDMA thành một dạng truyền thông phổ trải rộng.

đa truy nhập phân chia theo mã dùng kỹ thuật nhẩy tần thì các sóng mang khác nhau của các trạm khác nhau trong mạng có thể được truyền dẫn theo các phương thức hành trình khác nhau, tại máy thu chỉ có phương thức hành trình trùng với hành trình của sóng mang được tạo ra bởi bộ tổng hợp tần số mới được giải điều chế.

Mọi người sử dụng trong hệ thống CDMA, sử dụng cùng tần số sóng mang và có thể phát đồng thời. Mỗi người sử dụng có từ mã giả ngẫu nhiên riêng mà gần như trực giao với tất cả các từ mã khác. Máy thu thực hiện một thao tác tương quan theo thời gian để lựa chọn từ mã mong muốn cụ thể. Tất cả các trạm khác dường như là nhiễu do không có sự tương quan. Đối với việc lựa chọn tín hiệu bản tin, máy thu cần biết từ mã được sử dụng bởi máy phát. Mỗi người sử dụng hoạt động độc lập mà không cần biết tần số hoặc khe thời gian của người sử dụng khác.

Trong CDMA công suất của nhiễu người sử dụng tại máy thu xác định mức nhiễu đằng sau sự không tương quan. Nếu công suất của mỗi người sử dụng trong một ô không được điều khiển để cho chúng xuất hiện không bằng nhau tại máy thu trạm gốc, thì xảy ra vấn đề gần- xa. Vấn đề gần-xa xảy ra khi các máy phát thuê bao ở gần cung cấp quá công suất cho máy thu trạm gốc và lấy các tín hiệu thu được ra khỏi các thuê bao.

5.2 Các phương pháp truy nhập ngẫu nhiên

Các phương pháp truy nhập gán cố định có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên với các luồng thông tin đều đặn (ví dụ : truyền một file dữ liệu hoặc truyền dẫn fax). Tuy nhiên, khi thông tin được phát

theo cụm, các phương pháp truy nhập gán cố định gây lãng phí nguồn tài nguyên truyền thông. Các phương pháp truy nhập ngẫu nhiên cung cấp các phương thức linh hoạt và hiệu quả để quản lý một sự truy nhập kênh để gửi các bản tin ngắn. Các phương pháp truy nhập ngẫu nhiên cho phép mỗi người sử dụng truy nhập vào mạng bất cứ khi nào có thông tin để gửi. Do sự tự do này mà dẫn đến việc tranh chấp giữa những người truy nhập vào mạng. Sự tranh chấp này có thể gây ra các xung đột và có thể cần phải gửi lại thông tin. Thông thường ta sử dụng phương pháp đa truy nhập cảm ứng sóng mang CSMA/CD, CSMA/CA.

Phương pháp đa truy nhập cảm ứng sóng mang (CSMA – Carrier Sence Multiple Access) được sử dụng rộng rãi cho cả LAN hữu tuyến và LAN không dây. Các đặc tính cơ bản của giao thức CSMA là mỗi đầu cuối trên mạng giám sát trạng thái của kênh trước khi phát thông tin trên kênh, nếu kênh rỗi (không sóng mang nào được phát hiện), trạm phát một gói. Trong các giao thức CSMA độ trễ phát hiện và độ trễ truyền lan (α) là hai thông số quan trọng. Độ trễ phát hiện là một hàm của phần cứng máy thu và là thời gian cần thiết để một đầu cuối nhận biết kênh rỗi hay không. Độ trễ truyền lan là một đại lượng quan hệ thể hiện một gói được truyền nhanh như thế nào từ một trạm gốc tới một đầu cuối di động. Với một thời gian phát hiện nhỏ, một đầu cuối phát hiện một kênh rỗi rất nhanh và độ trễ truyền lan nhỏ nghĩa là một gói được phát qua kênh trong một khoảng thời gian nhỏ so với khoảng thời gian của gói.

gửi một gói, một người sử dụng khác có thể sẵn sàng gửi và có thể nhận biết kênh tại cùng thời điểm. Nếu gói đang phát

không tới được người sử dụng mà người này đã sẵn sàng để gửi, người sử dụng sau sẽ nhận biết một kênh rỗi và cũng sẽ gửi gói của họ, kết quả nẩy ra xung đột giữa hai goi. Độ trễ truyền lan ảnh hưởng đến hiệu xuất của giao thức CSMA. Có hai phương thức CSMA được mô tả dưới đây.

Một phần của tài liệu VỀ MẠNG KHÔNG DÂY (Trang 46 - 49)