Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từx (Trang 67 - 71)

Trước hết, NHNN cần có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu trên thị trường tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và có lợi cho kinh doanh xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng biên độ dao động tỷ giá, sử dụng tỷ giá như một công cụ góp phần nâng cao uy tín đồng tiền Việt Nam để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam.

NHNN phải giữ vai trò tổ chức điều hành và ngày càng hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, nguồn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán là vô cùng quan trọng. Các ngân hàng có thể bằng nhiều cách thu hút ngoại tệ từ dân chúng, từ doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng khác. Vì thế, việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán của các ngân hàng, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế, tài chính cho đất nước.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở nước ta hiện nay còn non trẻ, quy mô hoạt động còn hạn chế, kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chưa được hoàn thiện. Vì vậy NHNN cần xây dựng, ban hành những chính sách cụ thể để điều chỉnh

hoạt động của thị trường này; NHNN cần thể hiện được vai trò hướng dẫn, điều tiết trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy chế, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia tích cực và hiệu quả vào thị trường ngoại tệ. Khi cần, NHNN phải can thiệp vào thị trường với mức độ thích hợp để đem lại sự thông suốt trong hoạt động. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống thanh toán quốc tế nói riêng, NHNN cũng cần đi trước trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ trong các nghiệp vụ của mình.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ còn tồn tại hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, hoạt động kinh doanh đối ngoại chỉ tập trung ở các Tổng công ty của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương), mà nhiệm vụ chính là thực hiện các Nghị định thư ký giữa nước ta với các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa; phương thức thanh toán chủ yếu là ghi sổ (ngay cả với Lào và Campuchia). Các hợp đồng mua bán ngoại thương với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa rất ít, hầu như chỉ tập trung ở một vài Tổng công ty. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng như nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ ít khi được sử dụng, hơn nữa chỉ được thực hiện thông qua Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Bước sang thời kỳ đổi mới, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, buộc các hoạt động mua bán hàng hoá phải được diễn ra bình đẳng theo cơ chế thị trường, dẫn đến khâu thanh toán cũng phải tuân thủ luật lệ và tập quán quốc tế được điều chỉnh trên cơ sở các quy định của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.

Những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ngày càng tăng, quan hệ bạn hàng ngày càng được mở rộng tới mọi vùng quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng trưởng mạnh trên mọi phương diện: số lượng các ngân hàng thương mại, loại hình thanh toán, trị giá thanh toán cũng như chất lượng thanh toán.

Do thời gian nghiên cứu tìm hiểu cũng như trình độ hiểu biết còn hạn chế, chuyên đề được trình bày trên đây chủ yếu đề cập đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. Đây là phương thức thanh toán được quan tâm nhất, là hoạt động xuyên suốt trong thanh toán quốc tế tại Trung tâm. Dựa trên cơ sở lý luận thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, kết hợp với thực tiễn hoạt động thanh toán tại TTGDHS, chuyên đề đã nêu được vai trò cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C, từ đó đánh giá được thực trạng hoạt động này tại TTGDHS. Mặt khác, chuyên đề đã tổng kết và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Trung tâm giao dịch, đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại nói chung, tại TTGDHS Techcombank nói riêng. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các anh chị tại TTGDHS giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo – NXB Lao động xã hội

2. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương – PGS Đinh Xuân Trình – NXB Giáo dục

3. Giáo trình thanh toán quốc tế - PGS. TS Nguyễn Văn Tiến

4. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số xuất bản 600 – UCP600

5. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

7. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tài chính tiền tệ 8. Luận văn các khoá

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từx (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w