CHƯƠNG 4: CHUẨN SCORM
4.3. Cấu trúc của SCORM
Cấu trúc một gói SCORM phải tuân thủ theo cácđặc trưng sau :
• Accessibility: Tính chất có thể truy xuất được. Nội dung có thể được xác định và định vị khi cần
• Interoperability: Tính chất có thể thao tác giữa các phần. Nội dung sẽ hoạt động tốt trong nhiều ứng dụng, môi trường và cấu hình phần cứng mà không quan tâm đến công cụ nào tạo ra nó.
• Reusability: Tính chất có thể sử dụng lại. Nội dung sẽ độc lập với ngữ cảnh học và có thể sử dụng cho nhiều người học khác nhau.
• Durability: Tính chất bền vững. Nội dung sẽ không cần sửa đổi để thao tác khi hệ thống LMS thay đổi hay nâng cấp lên phiên bản mới.
Cấu trúc của SCORM gồmn 2 thành phần chính sau: CAM (Content Aggregation Model) và RTE (Run time Environment).
4.3.1. SCORM 1.24.3.1.1. CAM 4.3.1.1. CAM
CAM(Content Aggregation Model)- mô hình tích hợp nội dung. CAM có 2 chức năng chính sau:
• Cung cấp phương tiện chung cho việc gửi nội dung học cho các tài nguyên có thể phối hợp thao tác, có thể chia xẻ, có thể sử dụng lại và có thể khám phá ra được.
• Định nghĩa cách mà nọi dung học có thể được xác định và môt tả, tích hợp vào khóa học hoặc một phần của khóa học và đượ di chuyển giữa các hệ thống mà có thể bao gồm LMS và kho dữ liệu.
Cấu trúc của CAM bao gồm Content Model, Meta-data, Content Package.
• Content Model- Mô hình nội dung. Định nghĩa các thành phần nộii dung của quá trình học.
• Meta-data- Siêu dữ liệu. Một cơ chế mô tả các thành phần của mô hình nội dung.
• Content Package- Gói nội dung. Định nghĩa cách để biểu diễn hoạt động của một quá trình họ. Định nghĩa cách đóng gói các tài nguyên học cho việc di chuyển giữa các môi trường khác nhau.
Content Model bao gồm các thành phần sau:
• Asset
• SCO
• Content Aggregation Tích hợp nội dung. Một bản đồ có thể được dùng để tích hợp các tài nguyên học và các bài học liên quan nhau của việc dạy, bao gồm: Course (khóa học),chapter (chương) và Module. Áp dụng cấu trúc và kết hợp các nguyên tắc phân loại học.
Hình 6: Mô hình tích hợp nội dung
Meta-data: Mô hình thông tin của Meta-data bao gồm 9 loại sau :
• General: Bao gồm 9 thuc tính sau.
Identifier – RESERVED
Title
Catalog Entry (catalog, entry)
Language Description Keyword Coverage Structure Aggregation Level
• Lifecycle Bao gồm 3 thuộc tính sau:
Version Status Contribute Role Entity Date
• Meta-metadata: Bao gồm 5 thuộc tính sau:
Identifier – RESERVED Catalog Entry Catalog Entry Contribute Role Entity Date
Meta-data Scheme
Language
• Technical: Bao gồm 7 thuộc tính sau:
Format SizeLocation Requirement Type Name Minimum Version Maximum Version Installation Remarks
Other Platform Requirements
Duration
• Educational: Bao gồm 11 thuộc tính sau:
Interactivity Type
Learning Resource Type
Interactivity Level
Semantic Density
Intended End User Role
Context
Typical Age Range
Difficulty
Typical Learning Time
Description
Language
• Rights Bao gồm 3 thuộc tính sau:
Cost
Copyright and Other Restrictions
• Relation Bao gồm 2 thuộc tính sau: Kind Resource Identifier – RESERVED Description Catalog Entry Catalog Entry
• Annotation Bao gồm 3 thuộc tính sau:
Person
Date
Description
• Classification Bao gồm 4 thuộc tính sau:
Purpose Taxonpath Source Taxon ID Entry Taxon Description Keyword
Cấu trúc gói nội dung
Trong gói nội dung gồm hai phần chính:
• Manifest: biểu diễn các thông tin cần thiết để mô tả các nội dung của gói
• Các tệp vật lý: là các tệp vật lý thực như các Asset , các tệp âm thanh hình ảnh,v.v…
Các thành phần của Manifest:
Meta –data: Siêu dữ liệu mô tả về gói nội dung
Organization: Mô tả cấu trúc nội dung hoặc tổ chức các tài nguyên học tập
Reourses: định nghĩa các tài nguyên học tập được gộp vào trong gói nội dung.
(sub)Manifest(s): mô tả hoàn toàn các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi sub-manifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations, Resources, và Sub-manifests. Do đó Manifests có thể chứa các sub-minifest và các sub- minifests khác nữa.
4.3.1.2. RTE
RTE (Run Time Enviroment)– môi trường thời gian thực thi. RTE có 2 chức năng chính sau:
• Cung cấp phương tiện giao tiếp giữa SCO và hệ thống quản lý việc học (LMS).
• Cung cấp cách thức thông dụng để khởi tạo nội dung và cho nội dung giao tiếp với LMS. Các thành phần dữ liệu được chuyển giữa LMS và nội dung trong suốt quá trình thực thi.
Tổng quan mô hình RTE như sau:
Tổng quan mô hình RTE
3 khía cạnh trong RTE mà chúng ta cần quan tâm : Launch, Application Program Interface (API) và Data Model.
Launch
LMS sử dụng địa chỉ URL được định nghĩa bởi tài nguyên học trong gói nội dung để lauch (tải) tài nguyên. Quá trình chỉ lauch Asset và SCO.
API là một tập các hàm được định nghĩa để giúp SCO có thể được gọi từ LMS. Các API đượ thực thi và kết thúc bởi API Adapter. API Adapter phải được cung cấp bởi LMS. Mỗi SCO phải gọi hai hàm API LMSInitialize(“”) và LMSFinish(“”).
Data Model
Data Model cung cấp mô hình dữ liệu chung để đảm bảo một tập thông tin được định nghĩa về SCO có thể được truy xuất bởi các hệ thống LMS khác nhau.
Mô hình dữ liệu được phân chia vào 8 phần sau:
• Core Thông tin yêu cầu được hoàn thành với tất cả các hệ thống LMS Core bao gồm các thuộc tính sau:
cmi.core.student_id cmi.core.student_name cmi.core.lesson_location cmi.core.credit cmi.core.lesson_status cmi.core.entry cmi.core.score.raw cmi.core.lesson_mode
• supend_data Thông tin duy nhất được tạo bởi SCO và được lưu trữ trong LMS để truyền lại cho SCO trong lần kế tiếp. Thông thường thì suspend_data được dùng cho thông tin khởi tạo.
• launch_data Thông tin duy nhất được cần thiết bởi SCO trong suốt quá trình launch, được cung cấp bởi người phát triển nội dung trong gói nội dung (sử dụng mở rộng của ADL như: adlcp:datafromlms)
• comments Cơ chế thu thập và phân phối các ghi chú (comment) đến SCO hay từ SCO: cmi.comments, cmi.comments_from_lms.
• Objectives Xác định cách mà học viên được biểu diễn trong các đối tượng được phủ bởi SCO. Objectives bao gồm các thuộc tính sau:
cmi.objectives.n.id
cmi.objectives.n.status
• student_data Thông tin hỗ trợ việc tùy biến một SCO dựa vào sự biểu diễn của học viên. Các thuộc tính của student_data:
cmi.student_data.mastery_score
cmi.student_data.max_time_allowed
cmi.student_data.time_limit_action
• student_preference: Học viên được lựa chọn các tùy chọn liên quan đến sự biểu diễn của SCO. Bao gồm các thuộc tính sau:
cmi.student_preference.audio
cmi.student_preference.language
cmi.student_preference.speed
cmi.student_preference.text
• interactions: Đo lường quá trình học tập của học viên. Bao gồm các thuộc tính sau: cmi.interactions.n.id cmi.interactions.n.objectives.n.id cmi.interactions.n.time cmi.interactions.n.type cmi.interactions.n.correct_responses.n.pattern cmi.interactions.n.weighting cmi.interactions.n.student_response cmi.interactions.n.result cmi.interactions.n.latency
Các thuộc tính (thành phần) của mô hình dữ liệu gồm 2 loại:
Loại bắt buộc: Phải được LMS hỗ trợ
Loại tự chọn : Có thể hoặc không thể được LMS hỗ trợ Các SCO không yêu cầu để gọi tất cả các mô hình dữ liệu :
SCO bắt buộc phải gọi LMSInitialize() và LMSFinish().
Cơ chết giao tiếp giữa LMS và SCO có thể được minh họa qua mô hình xử lý sau:
Hình 7. Cơ chế giao tiếp giữa LMS và SCO
Một ví dụ cơ bản về cơ chế giao tiếp giữa LMS và SCO
LMS và SCO giao tiếp với nhau bằng cách SCO gọi hàm LMSInitialize() từ LMS:
Hình III.5 : SCO gọi hàm LMSInittialize() từ LMS
SCO kiểm tra nếu trả lời đúng thì lưu điểm và truyền qua cho LMS quản lý:
LMS lưu lại điểm và kết thúc phiên làm việc bằng cách gọi hàm LMSFinish() từ LMS: