2. Các quan điểm cơ bản phát triển hợp tác Việt Nhật –
2.2. Quan điểm chungcủa Việt Nam trong quan hệ với Nhật
Với chính sách đổi mới quan hệ của Việt Nam với nớc ngoài ngày càng phát triển, Việt Nam đã triển khai chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phơng hoá theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Trong khu vực Châu á - Thái Bình Dơng Việt Nam “Mong muốn các nớc trong khu vực cùng nhau hợp tác làm cho Châu á - Thái Bình Dơng có hoà bình, ổn định lâu dài, trở thành một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất và mạnh nhất”.
Với quan điểm chung đó và xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt Nam, ngay sau thời kỳ chiến tranh lạnh, ta đã xúc tiến mạnh trong quan hệ với các quốc gia khu vực, trong đó có Nhật Bản. Thời kỳ này quan hệ Việt – Nhật đợc thực hiện trên nguyên tắc:bình đẳng, cùng có lợi. Trên cơ sở nguyên tắc này, hai bên đã có những thoả thuận tăng cờng đối thoại chính trị – an ninh, mở rộng các lĩnh vực và các hình thức hợp tác kinh tế, phối hợp hoạt động hợp tác dài hạn, khuyến khích hợp tác giao lu văn hoá giữa hai quốc gia. Với quan điểm đó quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng củng cố, phát triển. Nhật Bản trở thành một đối tác, thị trờng quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên trên thực tế quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản đợc chú trọng nhiều trong quan hệ kinh tế. Việt Nam hy vọng tranh thủ ở Nhật Bản sự giúp đỡ kỹ thuật – công nghệ và vốn đầu t. Các hoạt động quan hệtừ phía Việt Nam chủ yếu đợc khởi động bởi các cơ quan nhà nớc và còn ít có sự tham gia của các thực thể khác.
Các doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với Nhật Bản nhìn chung đều có tâm lý thụ động, chờ đợi từ phía Nhật Bản. Các doanh nghiệp kể cả các địa phơng còn thiếu quan điểm dài hạn và sự phối hợp với nhau trong thúc đẩy hợp tác. Tình trạng cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút vốn đầu t thiếu một sự quản lý chỉ đạo chung ở tầm quốc gia đôi khi đã đẩy các doanh nghiệp và địa phơng phải chấp nhận các điều khoản ít có lợi trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Một xu hớng đáng ngại hiện vẫn đang tồn tại là các cơ sở phía Việt Nam đều cố gắng có đợc một ký kết hợp tác với nớc ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng, mà cha tính hết các vấn đề đặt ra, vì vậy làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vấn đề là các doanh nghiệp cần chủ động thể hiện tiềm năng của mình để từ đó các doanh nghiệp nớc ngoài nhận thấy nhu cầu và khả năng hợp tác. Có nghĩa rằng trong quan điểm hợp tác cần phải đổi mới, phải chủ động và hợp tác chỉ bền vững khi các bên có nhu cầu, có lợi ích.