Data Recipien t: Bên nhận dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống PKI dựa trên bộ phần mềm mã nguồn mở OpenCA (Trang 34)

Ví dụ Web Server, VPN Gateway Làm nhiệm vụ xác minh và giải mã 3.1.5. Kho lưu trữ/thu hồi chứng chỉ

Để làm thuận tiện quá trình phân phối, chứng chỉ có thể được công bố trong kho chứng chỉ.

Kho chứng chỉ phân phối chứng chỉ tới người dùng và các tổ chức . Kho chứng chỉ có chứa chứng chỉ, danh sách huỷ bỏ chứng chỉ, danh sách huỷ bỏ thẩm quyền và một số thứ khác có liên quan tới đối tượng , ví dụ như chính sách của các đối tượng.

Chứng chỉ có thể được phân phối bởi chính người dùng hoặc được phân phối bằng một máy chủ thư mục mà sử dụng LDAP để truy vấn thông tin người dùng. Hệ thống phân phối chứng chỉ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau

Tạo và cấp phát cặp khoá

Chứng thực tính hợp lệ của khoá công khai bằng cách ký vào khoá công khai

Thu hồi các khoá đã hết hạn

Công bố khoá công khai trong máy chủ dịch vụ thư mục 3.1.6.Chuỗi chứng chỉ hoạt động như thế nào

Khi ta nhận được chứng chỉ từ một thực thể khác, ta sẽ cần phải sử dụng chuỗi chứng chỉ để thu được chứng chỉ của root CA. Chuỗi chứng chỉ, hay còn được gọi là đường dẫn chứng chỉ, là một danh sách các chứng chỉ được

sử dụng để xác thực thực thể. Chuỗi chứng chỉ sẽ bắt đầu với chứng chỉ của thực thể đó, và mỗi chứng chỉ trong chuỗi sẽ được ký bởi thực thể đã được xác định bởi chứng chỉ kế tiếp trong chuỗi. Chứng chỉ kết thúc là chứng chỉ của rootCA. Chứng chỉ của root CA luôn luôn được ký bởi chính nó. Chữ ký của tất cả các chứng chỉ trong chuỗi phải được xác minh cho tới chứng chỉ của root CA. Sơ đồ sau minh họa đường dẫn chứng chỉ từ người sở hữu chứng chỉ tới rootCA, nơi chuỗi tin cậy bắt đầu

Hình 10: Chuỗi chứng chỉ

3.2. Cách thức làm việc của PKI

Các hoạt động của PKI bao gồm - Khởi tạo thực thể cuối

- Tạo cặp khoá

- Áp dụng chữ ký số để xác định danh tính người gửi - Mã hoá thông báo

- Truyền khoá đối xứng

- Kiểm tra định danh người gửi thông qua một CA - Giải mã thông báo và kiểm tra nội dung của nó

3.2.1. Khởi tạo thực thể cuối

Trước khi các thực thể cuối có thể tham gia và các dịch vụ được hỗ trợ bởi PKI, các thực thể này cần phải được khởi tạo trong PKI.

Đăng ký thực thể cuối là một quá trình mà trong đó danh tính của cá nhân được xác minh. Quá trình đăng ký thực thể cuối được thực hiện trực tuyến. Quá trình đăng ký trực tuyến cần phải được xác thực và được bảo vệ

3.2.2. Tạo cặp khoá công khai/khoá riêng

Người dùng muốn mã hoá và gửi thông báo đầu tiên phải tạo ra một cặp khoá công khai/khoá riêng. Cặp khoá này là duy nhât đối với mỗi người dùng trong PKI

Trong mô hình PKI toàn diện, có thể tạo khoá trong hệ thống máy trạm của người dùng cuối hoặc trong hệ thống của CA. Vị trí tạo cặp khoá được xem là quan trọng. Các nhân tố có tác động tới vị trí tạo cặp khoá bao gồm khả năng, hiệu suất, tính đảm bảo, sự phân nhánh hợp pháp và cách sử dụng khoá theo chủ định

Cho dù là vị trí tạo khoá ở đâu thì trách nhiệm đối với việc tạo chứng chỉ chỉ dựa vào CA được cấp quyền. Nếu khoá công khai được tạo bởi thực thể, thì khoá công khai đó phải được chuyển tới CA một cách an toàn

Một khi khoá và chứng chỉ có liên quan được tạo ra, chúng phải được phân phối một cách thích hợp. Việc phân phối chứng chỉ và khoá yêu cầu dựa trên một vài nhân tố, bao gồm cả vị trí tạo khoá, mục đích sử dụng và các mối quan tâm khác như là những ràng buộc về chức năng, chính sách. Chứng chỉ được tạo ra có thể được phân phối trực tiếp tới người sở hữu, hoặc tới kho chứng chỉ ở xa hoặc cả hai. Điều này sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng khoá và các mối quan tâm về chức năng. Nếu khoá được tạo ở hệ thống máy khách, thì khoá riêng đã được lưu trữ bởi người sở hữu khoá riêng, và không cần có yêu cầu phân phối khoá (không áp dụng với dự phòng khoá). Tuy nhiên, nếu khoá được tạo ra ở một nơi khác, thì khoá riêng phải được phân phối một cách an toàn tới người sở hữu khoá đó. Có rất nhiều cơ chế có thể được sử dụng để thực hiện điều này. Cũng cần phải chú ý rằng, nếu khoá được tạo ra được dùng cho mục đích chống chối bỏ thì khoá đó cần được tạo tại vị trí máy khách của thực thể

3.2.3. Áp dụng chữ ký số để định danh người gửi.

Một chữ ký số được đính kèm với thông báo để xác định danh tính người gửi thông báo đó. Để tạo ra một chữ ký số và đính kèm nó đến thông báo cần thực hiện như sau:

1. Biến đổi thông báo ban đầu thành một chuỗi có độ dài cố định bằng cách áp dụng hàm băm trên thông báo. Quá trình này có thể gọi là băm thông báo, chuỗi có độ dài cố định được xem gọi là bản tóm lược thông báo

2. Mã hóa bản tóm lược thông báo bằng khóa riêng của người gửi. Kết quả của tóm lược thông báo đã mã hóa là chữ ký số.

3. Đính kèm chữ ký số với thông báo ban đầu 3.2.4. Mã hóa thông báo

Sau khi áp dụng chữ ký số lên thông báo ban đầu, để bảo vệ nó ta sẽ

mã hóa. Để mã hóa thông báo và chữ ký số, sử dụng mật mã khóa đối xứng. Khóa đối xứng này được thỏa thuận trước giữa người gửi và người nhận thông báo và chỉ được sử dụng một lần cho việc mã hóa và giải mã.

3.2.5. Truyền khóa đối xứng.

Sau khi mã hóa thông báo và chữ ký số, khóa đối xứng mà được sử dụng để mã hóa cần truyền đến người nhận. Bản thân khóa đối xứng cũng được mã hóa vì lý do an toàn, nếu bị lộ thì bất kỳ người nào cũng có thể giải mã thông báo. Do đó, khoá đối xứng sẽ được mã hoá bằng khoá công khai của người nhận. Chỉ có người nhận mới có thể giải mã được khóa đối xứng bằng việc sử dụng khóa riêng tương ứng. Sau khi đã được mã hóa, khóa phiên và thông báo sẽ được chuyển đến người nhận thông báo.

3.2.6. Kiểm tra danh tính người gửi thông qua một CA

CA đóng vai trò là một bên thứ 3 tin cậy để xác minh danh tính của các thực thể đang tham gia trong quá trình giao dịch. Khi người nhận nhận một bản mã, người nhận có thể yêu cầu CA kiểm tra chữ ký số đính kèm theo thông báo đó. Dựa trên yêu cầu đó, CA kiểm tra chữ ký số của người gửi thông báo.

3.2.7. Giải mã thông báo và kiểm tra nội dung thông báo.

Sau khi nhận thông báo đã được mã hoá, người nhận cần giải mã. Bản mã chỉ có thể được giải mã bằng khóa đối xứng đã được mã hoá. Vì vậy, trước

khi giải mã thông báo, khóa đối xứng phải được giải mã bằng khóa riêng của người nhận. Sau khi đã giải mã khoá đối xứng, khoá đối xứng sẽ được dùng để giải mã thông báo.Chữ ký số đính kèm với thông báo được giải mã bằng khóa công khai của người gửi và bản tóm lược thông báo được bóc tách ra từ nó. Người nhận sau đó sẽ tạo ra một bản tóm lược thông báo thứ hai. Cả hai thông báo băm sau đó được so sánh để kiểm tra xem có bất kỳ sự giả mạo của thông báo xảy ra trong quá trình truyền tin không. Nếu hai thông báo băm trùng khít nhau chứng tỏ thông báo không bị giả mạo trong khi truyền.

Các tiêu chí cơ bản của một giao dịch điện tử:

Chống chối bỏ: Tất cả các thực thể liên quan trong giao dịch không thể từ chối mình là một phần của giao dịch đó.

Truyền tin an toàn: Đây là một cơ chế đúng đắn để đảm bảo an toàn thông báo trong truyền tin. Bất kỳ sự giả mạo hoặc thay đổi được làm trên thông báo phải được phát hiện dễ dàng.

Tính riêng tư: Bất kỳ sự truy nhập bất hợp pháp đến thông báo đều bị từ chối.

Sự xác thực: Để định danh các thực thể đang là một phần liên lạc trong quá trình giao dịch thì cân phải biết đến cả hai thực thể.

Tính ràng buộc: Giao dịch nên được kiểm tra và được ký bởi các bên liên quan.

PKI đảm bảo rằng tất cả các giao dịch có thể đáp ứng các yêu cầu hợp pháp bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng và môi trường cần thiết .

3.3. Các tiến trình trong PKI

Các ứng dụng có thể đạt được các chức năng an toàn khi sử dụng PKI. Các chức năng an toàn đó là tính bí mật, tính toàn vẹn, tính xác thực và tính chống chối bỏ

Mỗi một tiến trình trong PKI sẽ thực hiện các yêu cầu an toàn đã được đề cập ở trên.

3.3.1. Yêu cầu chứng chỉ

Để có được chứng chỉ số từ CA, người dùng cần gửi yêu cầu chứng chỉ. Có rất nhiều chuẩn để gửi yêu cầu chứng chỉ và chuẩn phổ biến nhất đó là PKCS#10. Yêu cầu chứng chỉ chứa các trường sau

Tên phân biệt của CA

Khoá công khai của người dùng Tên thuật toán

Chữ ký số của người dùng

Người dùng gửi yêu cầu chứng chỉ PKCS tới cho CA thông qua một kênh an toàn. Nếu kênh này không được đảm bảo an toàn, thì người dùng tải khoá công khai của CA và mã hoá yêu cầu này bằng khoá công khai của CA

3.3.1.1. Gửi yêu cầu

Yêu cầu chứng chỉ được gửi cho tới CA bằng một thư điện tử, sử dụng PEM (Privacy). Yêu cầu chứng chỉ phải được gửi trong định dạng PEM bởi vì yêu cầu ban đầu được tạo ra bằng mã nhị phân. Mã nhị phân này không thể được truyền bằng email.

Với chữ ký số trong yêu cầu chứng chỉ, CA có thể chắc chắn rằng người gửi có một khoá riêng tương ứng với khoá công khai. Do đó, người gửi được chứng minh sở hữu

Client cũng có thể đưa ra yêu cầu khoá thông qua trình duyệt Web. Trong trường hợp này, PKCS#10 được sử dụng cùng với SSL. Client thực hiện một kết nối SSL với máy chủ chứng chỉ và sau đó truyền yêu cầu chứng chỉ thông qua một kênh an toàn

3.3.1.2. Các chính sách

Chính sách an toàn định nghĩa một hướng dẫn cho tổ chức để đảm bảo an toàn thông tin, các tiến trình và các nguyên tắc sử dụng mật mã. Chính sách định nghĩa tổ chức đó quản lý khoá công khai, khoá riêng và các thông tin khác như mức kiểm soát được yêu cầu để quản lý các nhân tố gây mất an toàn như thế nào

Một vài hệ thống PKI được vận hành bởi bên thứ ba tin cậy được gọi là thẩm quyền chứng thực thương mại (Commercial Certificate Authorites) và do đó sẽ yêu cầu một CPS (Certification Pratice Statement). CPS định nghĩa các chính sách sẽ được triển khai và hỗ trợ như thễ nào, chứng chỉ sẽ được cấp phát, được chấp nhận và bị thu hồi như thế nào và khoá công khai sẽ được tạo, được đăng ký và được chứng thực như thế nào. CPS cũng định nghĩa vị trí của những khoá này

3.3.2. Huỷ bỏ chứng chỉ

Mỗi chứng chỉ đều có một giai đoạn hợp lệ. Giai đoạn hợp lệ của chứng chỉ được tính từ thời gian chứng chỉ được cấp phát tới khi chứng chỉ hết hạn.

Tuy nhiên, có những trường hợp, chứng chỉ bị mất tính hợp lệ trước khoảng thời gian hết hạn. Trong trường hợp này, chứng chỉ cũng được phép tiếp tục sử dụng. Tình huống này nảy sinh khi độ an toàn của chứng chỉ không còn (ví dụ như lộ khoá). Khi chứng chỉ bị mất tính hợp lệ của nó trước thời hạn, thì được gọi là huỷ bỏ chứng chỉ.

Chứng chỉ bị huỷ bỏ sẽ phải được công khai . Thông tin về chứng chỉ bị huỷ bỏ sẽ được công bố trên máy chủ chứng chỉ sao cho người dùng có thể được cảnh báo những chứng chỉ đó.

Một cách thông thường khác cũng hay được sử dụng đó là sử dụng danh sách hủy bỏ chứng chỉ.

3.4. Các mô hình PKI

3.4.1. Mô hình phân cấp CA chặt chẽ (strict hierarchy of CAs)

Trong mô hình này, có 1 CA đóng vai trò là CA gốc ở trên cùng, phía dưới là các nhánh mở rộng và các lá ở cuối cùng

RootCA đóng vai trò như là gốc tin cậy (hay còn gọi là “nguồn tin cậy”) cho toàn bộ miền của các thực thể PKI dưới nó. Ở dưới root CA có thể không có hoặc có một vài lớp intermediate CA (hay còn gọi là subCA)

RootCA không đơn giản là điểm khởi đầu của một mạng, hay các kết nối, nó còn là điểm khởi đầu của sự tin cậy. Tất cả các thực thể trong miền đều nắm giữ khoá công khai của CA

Trong mô hình này, tất cả các thực thể trong kiến trúc tin cậy rootCA. Sự phân cấp được thiết lập như sau

RootCA được xây dựng, và tự cấp chứng chỉ cho mình (hay tự ký cho mình)

RootCA sẽ chứng thực (tạo và ký chứng chỉ) cho các CA trực tiếp dưới nó Mỗi một CA như trên lại chứng thực cho CA trực tiếp dưới nó

Tại mức gần cuối cùng, CA sẽ chứng thực thực thể cuối

Mỗi thực thể trong phân cấp phải được cung cấp bản sao khoá công khai của root CA. Quá trình tạo khoá công khai này là cơ sở cho quá trình chứng thực tất cả các kết nối sau đó, do đó, quá trình này phải được thực hiện trên một cách an toàn

Chú ý rằng trong mô hình phân cấp chặt chẽ đa mức (multilevel strict hierarchy), các thực thể cuối được chứng thực (nghĩa là được cấp chứng chỉ) bởi CA trực tiếp ngay trên nó, nhưng gốc tin cậy thì lại là rootCA.

3.4.2.Mô hình phân cấp CA không chặt chẽ (loose hierarchy of CAs)

Trong mô hình phân cấp CA không chặt chẽ các bên được chứng thực bởi cùng một CA để giải quyết vấn đề đường dẫn tin cậy mà không liên quan tới bất kỳ CA mức cao hơn, bao gồm cả root CA. Nghĩa là nếu hai thực thể (ví dụ thực thể A và thực thể B) được chứng thực bởi cùng một CA, thì thực thể A và thực thể B có thể kiếm tra tính hợp lệ của nhau mà không cần phải tạo một đường dẫn chứng thực tới root CA. Về cơ bản, thực thể A và thực thể B cùng thuộc về phân cấp chủ thể tin cậy của cả hai. Tuy nhiên, giả sử rằng có một thực thể C nào đó được chứng thực bởi một CA khác (không phải CA chứng thực cho A và B) thì thực thể A và B phải thực hiện một đường dẫn chứng thực hoàn toàn thông qua rootCA trước khi tin cậy chứng chỉ của C

3.4.3.Mô hình kiến trúc tin cậy phân tán (distributed trust architecture)

Kiến trúc tin cậy phân tán sẽ phân phối sự tin cậy giữa hai hay nhiều CA.

Nghĩa là thực thể 1 có thể giữ bản sao khoá công khai của CA1 như nguồn tin

cậy của mình, thực thể 2 có thể giữ bản sao khoá công khai của CA2 như

đóng vai trò như nguồn tin cậy (CA1 là gốc(root) của hệ thống phân cấp chứa thực thể 1, CA2 là gốc của hệ thống phân cấp có chứa thực thể 2)

Nếu mỗi kiến trúc phân cấp này là kiến trúc phân cấp không chặt chẽ, thì cấu hình của kiến trúc đó được gọi là kiến trúc được chia điểm (peered architeture) bởi vì tất cả các CA đều là những điểm hoàn toàn độc lập (Không có SubCA trong kiến trúc). Trái lại, nếu kiến trúc đó là phân cấp đa mức, thì kiến trúc đó được gọi là kiến trúc hình cây (treed architeture) (chú ý rằng các root CA là các điểm so với các CA khác nhưng mỗi root lại đóng vai trò như CA cấp cao đối với một hoặc nhiều SubCA)

Hình 12: Mô hình kiến trúc tin cậy phân tán

Thông thường thì kiến trúc được chia điểm thường được xây dựng trong một miền của một tổ chức (ví dụ trong một công ty), trái lại, kiến trúc hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống PKI dựa trên bộ phần mềm mã nguồn mở OpenCA (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w