Các độ đo định tính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu năng một số giao thức Proactive của công nghệ mạng Ad-Hoc (Trang 62 - 64)

Để đánh giá chất lượng của một giao thức định tuyến, cần các độ đo cả về mặt định tính lẫn định lượng để đo độ phù hợp và hiệu năng của các giao thức. Các độ đo này là độc lập với bất kỳ một giao thức nào.

Danh sách sau là danh sách các độ đo định tính đối với các giao thức định tuyến của mạng Ad-Hoc:

 Hoạt động phân bố: Đây là một tính chất thiết yếu tuy nhiên nó có thể là trạng thái.

 Tránh hiện tượng lặp vòng: Không yêu cầu phải định lượng nhưng thường được đưa ra để tránh khỏi các vấn đề xảy ra trong trường hợp tồi nhất. Ví dụ như một phần nhỏ của gói tin chạy vòng tròn trong mạng với thời gian tùy ý. Các giải pháp trong mạng ad hoc chẳng hạn như các giá trị TTL có thể giới hạn vấn đề này, nhưng việc tiếp cận một cách chuẩn hóa và có cấu trúc hơn là một việc làm cần thiết để đạt được một hiệu năng tổng thể của hệ thống tốt hơn.

 Hoạt động trên cơ sở yêu cầu: Thay vì việc giả định một phân bố lưu lượng đồng bộ trong mạng (và duy trì thông tin định tuyến giữa các nút mạng ở mọi thời điểm), các thuật toán định tuyến có thể hoạt động để phù hợp với dạng lưu lượng trong mạng theo nhu cầu hoặc yêu cầu cơ bản. Nếu điều này được thực hiện một cách thông minh, nguồn tài nguyên năng lượng và băng thông của mạng sẽ được sử dụng một cách hiệu quả hơn cùng với việc tăng giá của thời gian trễ khi tìm đường.

 Hoạt động thường xuyên: Đây là hoạt động ngược lại với kiểu hoạt động trên cơ sở yêu cầu. Trong một vài hoàn cảnh nào đó, thời gian trễ của hoạt động trên cơ sở yêu cầu có khả năng không thể chấp nhận được. Nếu các

nguồn tài nguyên về băng thông và năng lượng cho phép, hoạt động theo kiểu thường xuyên là phù hợp với các hoàn cảnh này.

 Bảo mật: Một giao thức định tuyến cho mạng Ad-Hoc sẽ là một giao thức dễ bị tấn công theo một số dạng nào đó nếu không có sự bảo mật ở tầng mạng hoặc tầng liên kết dữ liệu. Các kiểu tấn công có thể thực hiện một cách khá đơn giản để đọc trộm dữ liệu trên mạng, truyền lại dữ liệu, sửa đổi phần header của các gói dữ liệu và định hướng sai lệch các thông điệp định tuyến. Trong khi những mối quan tâm này tồn tại trong cả các cơ sở hạ tầng mạng có dây cũng như với các giao thức định tuyến, vấn đề bảo mật môi trường truyền vật lý trong mạng Ad-Hoc sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với vấn đề này trong mạng có dây. Các giao thức định tuyến có đủ sự bảo mật cần thiết để ngăn chặn những thay đổi không hợp lệ là các giao thức định tuyến được yêu cầu.

 Hoạt động “ngủ” theo chu kỳ: Với mục tiêu bảo tồn năng lượng hoặc cần thiết phải đưa một nút vào tình trạng không hoạt động, các nút trong một mạng Ad-Hoc có thể ngừng truyền hoặc ngừng nhận trong các khoảng thời gian tùy ý. Một giao thức định tuyến phải có khả năng phù hợp với các chu kỳ “ngủ” của các nút này mà không làm kết quả đảo ngược lại hoàn toàn. Tính chất này có thể yêu cầu đóng sự kêt nối giữa với giao thức tầng liên kết dữ liệu qua một giao tiếp đã được chuẩn hóa.

 Khả năng hỗ trợ liên kết một chiều: Khi thiết kế các thuật toán định tuyến, người ta thường giả sử có các liên kết hai chiều và nhiều thuật toán không có khả năng hoạt động một cách hoàn hảo qua các liên kết một chiều. Tuy nhiên, các liên kết một chiều hoàn toàn có thể tồn tại trong mạng không dây. Thông thường số lượng các liên kết song công đang tồn tại đủ để việc sử dụng các liên kết một chiều không có ý nghĩa nhiều lắm. Tuy nhiên trong tình huống một cặp liên kết một chiều (ở hai chiều ngược nhau) chỉ hình thành một liên kết hai chiều giữa hai vùng của mạng ad hoc thì khả năng các giao thức định tuyến có thể hoạt động tốt được lại có giá trị rất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu năng một số giao thức Proactive của công nghệ mạng Ad-Hoc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)