Định vị dựa vào vị trí tương đối

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN PEGASIS TRONG MẠNG CẢM BIẾN (Trang 51 - 53)

7. Ngày hoàn thành đồ án:

2.3.2. Định vị dựa vào vị trí tương đối

Mặc dù các giao thức định vị dựa trên vật mốc rất hiệu quảđối với một số ứng dụng nào đó, một số mạng cảm ứng khác có thểđược triển khai ở vùng mà không thể

bị ảnh hưởng bởi vật mốc hoặc GPS, lúc đó chúng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu môi trường hay là do sai số khi điều khiển. Hơn nữa, các nút cảm ứng loại bình thường có thể hoạt động ở chếđộ không tuyến tính hoặc nhiễu không tuân theo phân bố Gaussian.

Để khắc phục những khó khăn này, các thông tin vùng được đặt theo từng bước truyền từ nguồn cho đến sink. Để thu được các thông tin vùng chính xác, các nút cảm ứng phải kết hợp để hỗ trợ cho nhau. Hơn nữa, năng lượng có thể được dự trữ thêm bằng việc cho phép các nút cảm ứng dò theo vị trí của các nút lân cận.

Kỹ thuật xác định vị trí tương đối này được nghiên cứu kĩ hơn bởi cơ cấu vị trí thụ cảm (perceptive localization framework -PLF). Trong cơ cấu này, một nút có thể

phát hiện và dò theo vị trí của của nút lân cận bằng cách dùng kỹ thuật ước đoán kết hợp với một bộ lọc từng phần được ghép vào một dãy các sensor. Để tăng độ chính xác của việc ước lượng vị trí, sink có thể yêu cầu tất cả các nút dọc theo đường từ nguồn phải lọc từng phần để tăng số lượng vật mẫu. Quá trình tác động cục bộ này không yêu cầu bất kì một vật mốc nào. Hơn nữa, phần xử lý trung tâm không cần phải quyết định vị trí của các nguồn.

Cho dù dùng giao thức định vị dựa trên vật mốc hay là dựa trên vị trí tương đối thì thông tin vùng đều cần thiết trong các giao thức lớp vận chuyển, lớp mạng và lớp liên kết dữ liệu. Mỗi một loại giao thức định vị có những yêu cầu khác nhau. Các ứng dụng mạng cảm ứng sau này sẽ sử dụng kết hợp các kỹ thuật định vị này.

2.4 Kết luận

Chương này chỉ tập trung vào trình bày hai giao thức tiêu biểu nhất và đáp ứng

được các yêu cầu riêng biệt của mạng cảm ứng là xác định vị trí và đồng bộ thời gian. Ngoài hai giao thức này còn có rất nhiều các giao thức khác như giao thức lớp ứng dụng, lớp Mac…Vì thời gian có hạn nên em chỉ đưa ra hai giao thức quan trọng mà mọi người cần tìm hiểu khi tiếp cận về lĩnh vực mạng cảm biến. Ngày nay các nhà nghiên cứu cũng đã đưa rất nhiều cải tiến của hai giao thức này, phù hợp với thực tiễn hơn.

Chương 3. Định tuyến trong mng cm biến

3.1.Giới thiệu

Mặc dù mạng cảm biến có khá nhiều điểm tương đồng so với các mạng adhoc có dây và không dây nhưng chúng cũng biểu lộ một số các đặc tính duy nhất mà tạo cho chúng tồn tại thành mạng riêng. Chính những đặc tính này làm cho tập trung mũi nhọn vào yêu cầu thiết kế các giao thức định tuyến mới mà khác xa so với các giao thức định tuyến trong các mạng adhoc có dây và không dây. Việc nhằm vào đặc tính này đã đưa ra một tập các thách thức lớn và riêng đối với WSN.Chương này sẽ trình bày ba loại giao thức định tuyến chính hay được dùng trong mạng cảm biến, đó là định tuyến trung tâm dữ liệu (data – centric protocol), định tuyến phân cấp (hierarchical protocol) và định tuyến dựa vào vị trí (location – based protocol).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN PEGASIS TRONG MẠNG CẢM BIẾN (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)