Với kỹ thuật hiện đại, thuật toán nén có chất lượng cao và dung lượng của thiết bị lưu trữ ngày càng lớn, dùng ảnh màu chất lượng đang trở lên phổ biến hơn. Các ảnh màu (ví dụ như loại 16 bit và 24 bit) và ảnh đa cấp xám (từ đây sẽ gọi chung là ảnh màu) – do có quá nhiều màu và cấp độ màu, nên thực sự là môi trường lý tưởng để giấu tin và người ta có thể áp dụng nhiều kỹ thuật giấu tin trên đó.
Ý tưởng
Với kỹ thuật giấu tin bằng cách thay đổi các giá trị LSB, người ta có thể thay đổi không chỉ 1 bit, mà còn nhiều hơn, để tăng thêm tỷ lệ tin được giấu. Các nghiên cứu sinh học cho thấy, hệ cảm nhận của mắt người rất kém nhạy cảm với màu xanh dương tức là có thể thay đổi nhiều hơn, mà vẫn khó bị phát hiện bằng mắt thường.
Thuật toán
Như đã nói trên, ảnh màu thực sự là môi trường lý tưởng để giấu tin. Đối với thuật toán thay đổi LSB, thay thế theo quy ước rồi ghép ngược trở lại, tuỳ theo kích thước của thông điệp và kích thước ảnh, ta có thể thay đổi tại một hay một số bit LSB trong ba thành phần màu RGB. Riêng thành phần Blue là khi thay đổi khó bị phát hiện nhất, nên ta có thể thay đổi một số lượng bit nhiều hơn trong thành phần đó, mà vẫn có thể đảm bảo an toàn.
Đối với phương pháp giấu tin trong các khối của phương tiện chứa, để có các ma trận ảnh nhị phân đầu tiên ta tách lấy các giá trị LSB của mỗi điểm ảnh từ ảnh màu F đó, như vậy từ ảnh màu đã tạo ra được ảnh đen trắng F1 với kích cỡ (số điểm ảnh) tương đương và một phần “phụ” F2. Với ảnh đen trắng F1 này người ta giấu tin theo thuật toán giấu tin trong các khối ảnh đen trắng đã nêu trên, và thu được ảnh đen trắng F1’. Sau đó ta lại ghép ngược ảnh đen trắng F1’ này vào với thành phần F2 đã tách ra trước đây, để có được ảnh màu đã giấu tin F’. Như vậy trong chương trình ta chỉ cần có thêm thủ tục để tách các bit LSB từ các ảnh màu. Với phương pháp này, ta sẽ không phải thực hiện việc kiểm tra các điểm lân cận hay tính hệ số phân bố bit D.
Ảnh màu F Phần ảnh F2 Ảnh màu F’ Tách bit LSB Kết hợp
Hình 7: Sơ đồ nguyên lý giấu tin trong ảnh màu
Nhận xét
- Xét trên khía cạnh bảo mật: Giấu tin trong ảnh màu có độ bảo mật không mạnh hơn so với ảnh đen trắng, về tỷ lệ thông tin giấu cũng không cao hơn (do ảnh màu thường có kích thước lớn hơn ảnh đen trắng).
- Xét về khả năng che giấu tin: Giấu tin trong ảnh màu có khả năng che giấu tin cao hơn nhiều, do trong ảnh màu khó thể nhận biết được sự thay đổi các màu với mức độ nhỏ.
Phương pháp giảm chất lượng ảnh để giấu tin trên đây có thể coi như một trường hợp riêng của giấu tin trong ảnh màu, trong đó người ta giấu một ảnh màu trong một ảnh màu khác.
Ảnh BW F1
Ảnh BW F1’