M: Mandatory :Bắt buộc O : Optional:Tuỳ chọn
SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ IP VÀ MPLS
2.3.5. VÍ DỤ VỀ ĐỊNH TUYẾN TRONG MPLS
Một ví dụ về định tuyến dữ liệu trong MPLS minh họa hoạt động cơ bản của MPLS khi định tuyến. Bằng cách sử dụng các giao thức định tuyến IP quy ước và LDP các LSR tạo nên các bảng định tuyến được bổ xung thêm với các nhãn được gọi là các LIBs . Trong hình 2-14 các nút mạng A, B, C, và D là các máy chủ không được cấu hình với MPLS, LSR1 là LSR đầu vào, LSR2 là LSR quá giang và LSR3 là LSR đầu ra.
Hình 2-14: Tráo đổi nhãn và chuyển tiếp trong MPLS
LSR1 trong hình 2-14 nhận một gói tin IP từ nút A trên giao tiếp 0,được xác định địa chỉ gửi đến là nút C . LSR1 là LSR đầu vào và nó thực hiện việc tìm kiếm mục phù hợp có độ dài nhất giữa địa chỉ đích trong gói tin Ip và các tiếp đầu trong trong LIB của nó. Các thủ tục liên kết FEC tới nhãn trong LIB của nó cũng được thực hiện. Theo cách này nhãn ban đầu cho gói tin IP được tìm thấy và tiếp đầu của nhãn được đóng gói vào gói tin IP. Các đặc tính chuyển tiếp khác như router chặng tiếp theo và giao tiếp đi ra được tìm trong LFIB của LSR1. Gói tin đã được gắn nhãn sẽ đwocj chuyển với nhãn 3 tới LSR chặng tiếp theo (là LSR2) trên giao tiếp
Khi LSR2 nhận được gói tin nó chỉ xử lý phần tiếp đầu nhãn. Nó tách lấy nhãn và sử dụng giá trị lấy được để tìm kiếm chỉ mục theo cột nhãn vào (label IN column) trong LFIB của nó. Nó tìm thấy nhãn đầu ra tương ứng cho nhãn đầu vào 3 là "7" và nó thực hiện thay thế nhãn đầu vào này bằng giá trị của nhãn đầu ra trong phần tiếp đầu nhãn sau đó chuyển tiếp gói tin tới LSR3 trên giao tiếp 2. Đây chính là việc chuyển mạch nhãn .
LSR đầu ra cũng chỉ thực hiện việc xử lý đối với tiếp đầu nhãn và tìm kiếm nhãn đầu vào ở trong LFIB của nó. LSR3 phát hiện rằng nó là đầu ra của LSP vì router chặng kế tiếp lại chính là nó vì vậy nó bỏ tiếp đầu nhãn ra khỏi gói tin đến. Phần còn lại của gói tin chính là gói tin đầu vào của LSR1 đã nhận và được chuyển tiếp đế nút C qua giao tiếp 2.
CHƯƠNG 3