An toàn khi tiếp xúc với hóa chất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công (Trang 56 - 60)

- Thời gian lưu nước: 0,35 giờ.

5.1.2.An toàn khi tiếp xúc với hóa chất

HÀNH 5.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG

5.1.2.An toàn khi tiếp xúc với hóa chất

a. An toàn về dung dịch sắt II clorua 30 %: <> Thông tin về thành phần:

• Tên thông dụng: Sắt II clorua. • Công thức hóa học: FeCl2. • Nồng độ: 30 % ± 1 %. <> Dạng nguy hiểm:

• Viêm niêm mạc mắt và chất độc đối với hệ hô hấp. • Tiếp xúc ở nồng độ cao: đau cổ họng, thực quản, ho.

• Tiếp xúc ở nồng độ thấp và thường xuyên sẽ gây viêm màng mắt, mũi miệng, thanh quản, có thể tổn thương màng phổi và viêm phế quản.

<> Phương pháp sơ cứu:

• Khi bị bắn vào mắt: lập tức rửa nhiều nước, nháy mắt nhiều lần.

• Khi bị dính vào da: dội nước rửa nhiều lần liên tục trong 15 phút, nếu bị ngấm qua quần áo phải lập tức thay quần áo.

• Khi có nạn nhân bị ngộ độc đường hô hấp: phải lập tức đưa ngay người bị nạn ra khỏi vùng có khí độc đến nơi có không khí trong lành. Giữ ấm và để nạn nhân nghỉ ngơi, nếu nạn nhân đã ngừng thở phải lập tức hô hấp nhân tạo, đồng thời phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.

• Chú ý: phải có vòi nước cấp tại nơi làm việc. <> Phương pháp chống cháy:

• Điểm bốc cháy: không.

• Phương pháp thiết bị chống cháy: người chữa cháy và những người có trách nhiệm trang bị dụng cụ thở và quần áo bảo hộ thích hợp.

<> Phương pháp phòng chống tai nạn: • Áp dụng biện pháp thông gió.

• Thường xuyên kiểm tra chống rò rỉ và kiểm tra nồng độ khí độc tại khu vực làm việc.

• Khi làm việc ở nơi có nồng độ khí độc cao phải có trang bị phòng hộ, mặt nạ, găng tay, kính bảo vệ và mặc quần áo thích hợp.

<> Khi tiếp xúc hoặc lưu trữ:

• Điều kiện lưu trữ: để nơi thoáng mát, nhiệt độ lưu trữ tốt nhất dưới 350C. Không được lưu trữ trong thùng chứa bằng kim loại, khi muốn lấy mẫu thử nghiệm thì phải sử dụng chai nhựa.

• Vận chuyển: yêu cầu phải kiểm tra thùng chứa trước khi nhận hàng, áp suất có thể tạo thành trong quá trình lưu trữ dưới những điều kiện bất lợi, khi đóng thùng chứa phải để trống 10 % thể tích tự do.

• Vệ sinh cá nhân: rửa tay thật kĩ sau khi tiếp xúc hóa chất, đặc biệt là trước khi ăn uống, hút thuốc. Rửa kính bảo hộ, giặt quần áo, khẩu trang và bao tay bị nhiễm trùng khi sử dụng lại.

• Không sử dụng thùng đã chứa FeCl2 cho mục đích khác khi không được làm sạch. <> Vệ sinh cá nhân:

• Quạt thông gió: yêu cầu phải có quạt thông gió nơi làm việc.

• Bảo vệ mắt: mang kính bảo hộ và khẩu trang, dụng cụ rửa mắt phải có sẵn. • Bảo vệ da: mang giày bảo hộ, quần áo, bao tay cao su.

b. An toàn về dung dịch hóa chất axit sunfuric H2SO4 60 %: <> Thông tin về thành phần:

• Tên hóa học thông dụng: axit sulfuric 60 %. • Công thức hóa học: H2SO4.

• Nồng độ: 60 %. <> Dạng nguy hiểm:

• Thuộc dạng hóa chất độc hại có tính ăn mòn. • Axit sunfuric là chất dễ cháy nhưng không gây nổ.

• Có khả năng gây cháy trong trường hợp sunfiric đậm đặc (nồng độ cao) tiếp xúc với chất dễ cháy.

• Trở nên háo nước mạnh khi tiếp xúc với nước.

• Khi phản ứng với kim loại sẽ tạo thành hợp chất với oxy và khí hydro trong không khí có khả năng gây cháy.

• Gây hại da và mắt.

• Ở dạng hơi hoặc sương có thể gây hại cho răng hoặc gây kích ứng hệ hô hấp.

• Tác hại đến môi trường có hại cho hệ động thực vật dưới nước vì là một axit mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

<> Phương pháp sơ cứu:

• Khi bị bắn vào mắt: lập tức rửa nhiều trong nước khoảng 15 phút. Sau đó, rửa lại mắt bằng dung dịch nước muối trung tính NaCl 0,9 % và lập tức liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất.

• Khi bị dính vào da: lau vết thương bằng khăn khô, sau đó rửa với lượng nước sạch thật nhiều cho đến khi không còn hóa chất bám trên da, liên hệ trung tâm y tế gần nhất nếu vết phỏng nặng.

• Không được sử dụng bất kì là hóa chất có tính kiềm nào để trung hòa.

• Không sử dụng bất kỳ loại thuốc mỡ hay dầu nào không có chỉ định của bác sĩ. • Khi nuốt vào: cho nạn nhân uốn nươc pha với MgO hoặc sữa với lòng trắng trứng.

Liên hệ với trung tâm y tế gần nhất.

• Khi hít vào: chuyển nạn nhân đến vùng không khí sạch, ủ ấm nạn nhân. Đặt nạn nhân nằm yên và liên hệ trung tâm y tế ngay lập tức.

<> Phương pháp chữa cháy:

• H2SO4 là hóa chất không cháy nhưng trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn phải di chuyển các thùng chứa đến nơi an toàn ngay lập tức. Nếu không thể di chuyển các thùng chứa phải sử dụng nước để làm nguội các thùng chứa. Sử dụng khẩu trang mặt mạ phòng độc trong lúc dập lửa để phòng tránh khí SO2 và SO3.

• Dập lửa: sử dụng hơi nước. Nếu sử dụng vòi nước để dập lửa phải thật cẩn thận tránh để axit bắn.

<> Phòng chống tai nạn:

• Nên có vòi sen, đường ống cấp nước tại khu vực làm việc.

• Tránh xa hướng thuận chiều gió, cô lập khu vực độc hại và ngăn chặn không cho vào.

• Dùng cát lấp chỗ hóa chất bị tràn đổ và pha loãng với nước. Sau đó trung hòa bằng Ca(OH)2 hoặc Soda khan.

• Sau khi trung hòa dùng nhiều nước để pha loãng và rửa sạch khu vực bị tràn đổ. ♦ Tiếp xúc và lưu trữ:

Tiếp xúc:

• Tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo.

• Không mang những dụng cụ bảo hộ đã bị nhiễm axit như găng tay, giày bảo vệ sang những khu vực khác.

• Tránh sự tác động mạnh lên thùng chứa như lật úp, làm đổ, đánh rớt thùng.

• Dụng cụ bảo vệ: khẩu trang, mặt nạ, găng tay bảo hộ, giày bảo hộ quần áo chống axit.

Lưu trữ:

• Chứa trong thùng có nắp đậy kín.

• Để xa những hóa chất hữu cơ, muối sunfat, bột sắt, muối của axit chloric, những chất đã cacbon hóa.

• Trữ ở nơi thoáng mát và tối. • Kho trữ phải được khóa cẩn thận.

• Nhãn “cảnh báo” nên dán ở nơi dễ nhìn thấy. Lưu ý khi hủy bỏ:

• Hủy bỏ theo những nguyên tắc hiện hành

• Hủy với số lượng nhỏ: Pha loãng với nhiều nước và trung hòa với vôi bột. Sau đó rửa sạch với nước.

• Hủy bỏ với lượng lớn: Sử dụng hệ thống xử lý chất thải chính quy (đã được chấp nhận) hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền về kiểm soát ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công (Trang 56 - 60)