Khác (hỗn hợp nhiều thành phần) 0,15

Một phần của tài liệu tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò cát (Trang 54 - 57)

Công suất khai thác (chất thải) 100 5.803

Qua bảng trên cho thấy, ngoài các sản phẩm lẫn tạp chất, chất lượng kém, dùng để san lấp, phục hồi tại chỗ. Có 3sản phẩm được hình thành sau khi khai thác và phân loại có thểđược xuất bán, cụ thể là:

- Đất phủ (san lấp hoặc làm phân hữu cơ cải tạo đất cho cây công nghiệp): + Sau khi tách loại dưới sàng 30mm, được trữổn định 12tuần (nhưủ chín chất thải hữu cơ làm compost) nhằm đảm bảo, các thành phần chất thải hữu cơ đã phân hủy và ổn định hoàn toàn. Có thể sử dụng để san lấp mặt bằng tại chỗ (giai

đoạn phục hồi) và làm chất phủ cho các bãi rác khác (bãi rác Phước Hiệp 2, …) hay làm phân bón cải tạo đất cho các vùng trồng cây công nghiệ (cao su, trồng rừng, …).

+ Dự trù xuất đi được 20% số lượng thu hồi, khoảng 650tấn/ngày.

- Nhựa và Nylon:

+ Với tỷ lệ thu hồi 85%, sản lượng mỗi ngày khoảng 998tấn.

+ Theo thực nghiệm tái chế nylon từ chất thải, sau khi để ổn định khoảng 3tuần, tách loại tạp chất bám dính, và mất nước chỉ còn khoảng 30% số thu hồi, có thể tiêu thụ làm nguyên liệu cho các cơ sở tái chế nhựa (khoảng 299tấn/ngày).

- Sắt phế liệu: với hiệu suất thu hồi là 90% qua tuyển từ, lượng sắt có thể thu hồi mỗi ngày khoảng12tấn. Trong đó, khoảng 50% đạt tiêu chuẩn thị trường, tức khoảng 6tấn/ngày.

4.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hồi

Bãi rác Gò Cát nằm ở vị trí rất thuận tiện về giao thông nên dễ dàng vận chuyển các thành phần thu hồi đến các thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh có đến hàng trăm cơ sở tái chế nhựa và kim loại, nên sản lượng thu hồi hoàn toàn có thể tiêu thụđược cho thị trường này.

Thị trường đất phủ: san lấp và làm phân cải tạo đất cho cây công nghiệp.

- Bãi rác Phước Hiệp 2 cách bãi rác Gò Cát khoảng 30km, đang thiếu đất phủ. Mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận hơn 3.000tấn chất thải, nếu sử dụng tỷ lệ khối lượng

đất phủ khoảng 20% khối lượng chất thải thì lượng đất phủ cần hàng ngày đạt hơn 600tấn, tương đương lượng đất phủ có thể xuất từ bãi rác Gò Cát khi khai thác.

- Ngoài ra, các nhu cầu đất san lấp trong xây dựng và đất làm phân cải tạo đất cho cây công nghiệp tại Tp.HCM là rất lớn. Nên thị trường đất phủ rất khả thi.

Thị trường nylon và nhựa: cho ngành tái chế

- Theo tìm hiểu từ nhiều tư liệu, tại TP. HCM đang có khoảng 400cơ sở thu mua phế liệu nhựa, và 80cơ sở tái chế nhựa. Do đó, việc tiêu thụ khoảng 300tấn nylon phế thải mỗi ngày có thị trường rất khả thi.

- Hiện nay 3dự án xây dựng nhà máy tái chế chất thải có quy mô lớn với công nghệ hiện đại là dự án của Công ty cổ phần môi trường Việt - Úc, dự án của Công ty nhựa Sài Gòn và dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Phong đang tích cực triển khai ở huyện Củ Chi, dự kiến mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷđồng mỗi năm.

Thị trường sắt phế liệu

- Nhu cầu sắt thép ngày càng tăng, trong khoảng hơn 1.000cơ sở tái chế trên địa bàn thành phố có khoảng 10% số cơ sở có tái chế sắt thép.

- Với lượng thu hồi và xuất bán khoảng 6tấn/ngày, thị trường tiêu thụ phế liệu sắt hoàn toàn khả thi.

4.2.4. Sản phẩm và thị trường sau phục hồi

Sau khi khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát, UBND quận Bình Tân sẽ thu hồi được diện tích đất khá lớn, 25ha  250.000m2, để phục cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị, quy hoạch lại cảnh quan môi trường, … Theo thời giá hiện nay, đất khu vực bãi rác Gò Cát có giá khoảng 10 ÷ 20triệu

đồng trên 1m2, và dự đoán đến lúc hoàn thành việc khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát thì giá đất ở khu vực này khoảng 15 ÷ 30triệu đồng trên 1m2. Lúc đó, phần diện

tích vừa được phục hồi thích hợp để quy hoạch xây dựng khu dân cư dành cho người lao động có thu nhập thấp đang sinh sống trên địa bàn quận Bình Tân, hoặc sử dụng cho nhiều mục đích dân sinh khác.

4.3. Lập phương án thiết kế dự án “LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER”

Trên cơ sở các phân tích về bãi rác Gò Cát tại chương 1 và chương 2, một số

thông số cơ bản được trình bày tại bảng 4.3:

Bảng 4.3: Thông số bãi rác Gò Cát và dữ liệu khai thác, phục hồi

Thông số về bãi rác Gò Cát sau chôn lấp ĐVT Số lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích lô đất m2 250.000

Diện tích chôn lấp m2 175.000

Khối lượng chất thải có thể khai thác (đánh giá) tấn 4.178.348 Khối lượng chất phủ tấn 518.773 Tổng số khối lượng khai thác tấn 4.697.121 Tỷ trọng tấn/m3 0,9 Độ sâu dưới mặt đất m 7 Độ cao trên mặt đất m 14 Dữ liệu khai thác và phục hồi Gò Cát Thời hạn xử lý, phục hồi tháng 24 Công suất xử lý chất thải tấn/ngày m3/ngày 5.803 6.448 Thời gian vận hành hàng năm ngày/năm 360 Thời gian vận hành mỗi ngày giờ/ngày 16 Công suất phân loại tấn/giờ 363

Các công việc cần thiết khi thiết kế dự án “LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER” tại bãi rác Gò Cát:

4.3.1 Dự trù nhu cầu về nhà xưởng Khu phân loại Khu phân loại

Căn cứ vào sơ đồ công nghệ khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát, khu phân loại phải có chiều dài khoảng 150m, chiều rộng 60m, diện tích 9.000m2. Chiều cao trên 8m do hệ thống tuyển từđặt cao trên 6m.

Kho lưu trữ

Các số liệu về thành phần chất thải sau khi khai thác và thu hồi và thời gian lưu trữ theo sơ đồ công nghệ. Các số liệu làm cơ sở cho thiết kế , quy hoạch các kho lưu trữđược thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4: Yêu cầu lưu trữ chất thải sau khai thác và phân loại

S T T T Thành phần Khối lượng (t/tuần) Thời Gian trữ (tuần) Lượng trữ (tấn) Tỷ trọng (tấn/m3) Thể Tích Độ trữ (m3) Cao trữ (m) Diện Tích (m2) Công suất khai thác (chất thải) 40.623 1 Hữu cơ dễ phân hủy (mùn, đất) 23.359 12 280.305 0,75 373.740 10 37.374 2 Hữu cơ khó phân hủy (chất cháy) 4.460 6 26.760 0,6 44.600 5 8.920 3 Giấy (chất cháy) 441 6 2.645 0,3 8.818 5 1.764 4 Nylon 6.144 3 18.432 0,25 73.727 5 14.745 5 Nhựa khác 988 3 2.963 0,5 5.926 5 1.185 6 Kim loại (sắt) 72 3 215 1,2 179 5 36

Một phần của tài liệu tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò cát (Trang 54 - 57)