TÌM HIỂU NGÔN NGỮ VB.NET

Một phần của tài liệu 72012003_quan_ly_mua_ban_va_cho_thue_dia (Trang 98 - 103)

.

5. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ VB.NET

Giới thiệu ngôn ngữ VB.Net

Trong những năm trước, Visual Basic là ngông ngữ lập trình thông dụng nhất. Theo nhiều nhà lập trình, chìa khóa thành công của Visual Basic chính là tính dễ sử dụng và còn do khả năng tạo nhanh giao diện người dùng bằng thao tác kéo thả các Control lên form. Song nhiều người vẫn

không thừa nhận Visual Basic là ngôn ngữ lập trình chuyên nghiệp, vì theo các nhà lập trình, Visual Basic tuy cung cấp cách thức xây dựng prototype một cách thuận tiện nhưng sau này phải viết lại mã bằng ngôn ngữ như C++ nhằm đạt hiệu suất khi thi hành cao hơn.

Khi đưa ra môi trường .NET, Microsoft đã đưa ra hai ngôn ngữ lập trình mới: Visual Basic.NET và C# (Visual C++.NET là một phần của môi trường .NET). Môi trường .NET cung cấp thủ tục và lớp độc lập với ngôn ngữ lập trình dành cho Visual Basic .NET và C#, có nghĩa là Visual Basic .NET hay C# đều có cùng tính năng .NET. Trong môi trường .NET, chương trình viết băng Visual Basic .NET hay Visual C++ .NET khai thác phương thức và lớp do Common Language Runtime và Base Class Library cung cấp để thực hiện các tác vụ cụ thể. Do mỗi ngôn ngữ lập trình dùng chung thư viện (và do cải tiến trình biên dịch Visual Basic ), chương trình .NET sẽ đạt hiệu suất trương tự bất kể trình ứng dụng nào.

Sự khác biệt giữa VB.Net so với VB.Net

 Visual Basic .NET không hỗ trợ kiểu gõ dữ liệu Variant. Tất cả lớp .NET đều thừa hưởng kiểu System.Object.

 Visual Basic .NET không hỗ trợ kiểu Currency. Thay vào đó chương trình sử dụng kiểu Decimal.

 Visual Basic .NET không gán giá trị cho biến bằng câu lệnh LET. Chương trình chỉ dùng tóan tử gán.

 Visual Basic .NET không hỗ trợ câu lệnh DefType định kiểu dữ liệu mặc định như những phiên bản Visual Basic cũ. Chương trình khai báo từng biến.

 Visual Basic .NET không hỗ trợ kiểu do người dùng qui định. Chương trình nhóm thông tin liên quan thông qua cấu trúc hay lớp.

 Visual Basic .NET không hỗ trợ hàm IsMissing. Chương trình dùng IsNothing để xác định đối tượng chứa giá trị hay không.

 Visual Basic .NET không gọi thủ tục con bằng GoSub. Thay vào đó nó tham chiếu tên thủ tục con kèm theo cặp ngoặc chứa các tham số tùy vào từng thủ tục.

 Visual Basic .NET không hỗ trợ hàm hay thủ tục con Static. Nếu biến trong thủ tục hay hàm phải duy trì giá trị lâu từ lần gọi này sang lần gọi kế tiếp, khai báo biến là Static.

 Visual Basic .NET không cho phép khai báo biến kiểu String có độ dài cố định.

 Visual Basic .NET đổi kiểu Integer sang 32 bit, cho phép biến Integer lưu trữ giá trị trong khoảng -2.147.483.648 đến 2.147.483.647.

 Visual Basic .NET biểu diễn giá trị 16 bit bằng kiểu Short, lưu trữ số trong khoảng -32.768 đến 32.767

 Visual Basic .NET đổi biên dưới của mảng sang phần tử 0. Visual Basic .NET không cho phép định rõ biên trên và biên dưới khi khai báo mảng. Tất cả mảng Visual Basic .NET đều dùng biên dưới 0.

 Visual Basic .NET thực hiện phép tính số học và lượng giác bằng các phương thức thuộc lớp Math.

 Khi chương trình Visual Basic .NET gọi thủ tục con hay hàm, chương trình phải định rõ cặp ngoặc sau tên thủ tục, mặc dù thủ tục không dùng cặp ngoặc.

 Theo mặc định Visual Basic .NET chuyển viến cho hàm và thủ tục con theo giá trị (dùng từ khóa ByVal), nghĩa là thủ tục không thể thay đổi giá trị biến ban đầu. Nếu thủ tục con hay hàm bắt buộc thay đổi biến thì phải chuyển biến cho thủ tục theo tham chiếu (dùng từ khóa Byeft).

 Mặc dù Visual Basic .NET hỗ trợ hàm MsgBox, nhưng đa số chương trình mới đều áp dụng phương thức Show() thuộc lớp MessageBox.

 Visual Basic .NET thay câu lệnh Wend cho biết kết thúc vòng lặp While bằng câu lệnh End While.

 Visual Basic .NET thay câu lệnh Debug.Print bằng câu lệnh Debug.WriteLine.

 Visual Basic .NET cho biết đối tượng không chứa giá trị bằng giá trị Nothing, không hỗ trợ Null hay Empty.

Lập trình Form Visual Basic .NET

 Một trong những lý do chủ yếu đem lại thành công cho Visual Basic là dễ tạo giao diện người dùng bằng thao tác kéo thả đối tượng lên Form. Khi thiết kế giao diện người dùng bằng bộ công cụ trong Visual Studio, Visual Studio sẽ tạo mã chương trình tương ứng.

 Visual Studio thi hành Form dưới dạng lớp. Trong lớp, Visual Studio cung cấp phương thức xây dựng New() và Disspose() để loại bỏ đối tượng Form. Visual Studio tạo đoạn mã đứng giữa #Region và EndRegion, thông thường sẽ đặt câu lệnh của chương trình bên ngoài #EndRegion.

Để tạo một trình ứng dụng Windows đơn giản thông qua Visual Studio: - Chọn File  New  Project.

- Visual Studio hiển thị hộp thoại New Project

- Trong hộp thoại chọn biểu tượng Windows Application rồi gõ tên vào vị trí thư mục, Visual Studio sẽ hiển thị Form trống.

- Để xây dựng một chương trình chọn Build  Build Solution. - Để chạy chương trình chọn Debug hoặc Start

- Để xem câu lệnh đã tạo chọn View  Code.

Các thành phần cơ sở của một Form

 Lớp Control: là lớp cơ sở trong lớp System.Windows.Forms.Form, các thuộc tính của System.Windows.Forms.Control cho phép cấu hình kích cỡ và vị trí của một Control, quản lý các thao tác nhập liệu từ bàn phím và chuột.

Các thuộc tính của kiểu Control Ý nghĩa

Top, Left, Right, Bottom, Bound Mỗi thuộc tính chỉ định kích cỡ của Control hiện hành.

ClientRectangle, Height, Width Trả về một kiểu Rectangle chỉ định kích cỡ của Control hiện hành.

Created, Dissposed, Enabled, Focused, Visible Từng thuộc tính trả về mộ giá trị Boolean chỉ định trạng thái của Control hiện hànhq

Handle Trả về một trị số nguyên là giá trị của Control hiện

hành.

ModifierKeys Kiểm tra trạng thái hiện hành của các phím chuyển

(Shift, Ctrl, Alt) và trả về trạng thái bằng một kiểu Keys.

MouseButtons Kiểm tra trạng thái hiện hành của các nút chuột

(trái, phải, giữa)

Parent Trả về một đối tượng Control là cha của Control

hiện hành

TabIndex, TabStop Quy định thứ tự tab của Control

Text Chỉ định văn bản hiện hành kết hợp cùng với Control này.

 Lớp cơ sở Control định nghĩa một số phương thức kết hợp với các kiểu Control

Các phương thức của kiểu Control Ý nghĩa

GetStyle(), SetStyle() Các phương thức này dùng để điều khiển các cờ kiểu dáng của Control hiện hành, sử dụng các kiểu ControlStyle.

Hide(), Show() Phương thức này gián tiếp ấn định trạng thái của thuộc tính Visible.

Invalidate() …

Lập trình Form với các Control

 TextBox Control

Công cụ này lưu trữ một hay nhiều dòng văn bản. Lớp cơ sở trực tiếp của TextBox là TextBase.

Các thuộc tính của TextBox Ý nghĩa

ACCEPTSTAB Xác định thao tác nhấn phím Tab trong một TextBox Control đa dòng có chuyển tab vào chính nó hay dời đến Control kế tiếp trong thứ tự Tab đã quy định.

AutoSize Xác định xem kích cỡ của một Control có tự

động điều chỉnh hay không khi font chữ được gán thay đổi.

BackColor Tìm hoặc ấn định màu nền của Control.

ForeColor ấn định màu của font chữ lựa chọn cho Control.

HideSelection Tìm hoặc ấn định một giá trị văn bản được lựa

chọn trong TextBox Control có giữ nguyên tình trạng khi Control mất Focus

MaxLength Quy định số lượng ký tự tối đa có thể được nhập

trong TextBox Control.

Modified Tìm hoặc ấn định một giá trị trong TextBox Control đã được sửa đổi bởi người dùng kể từ khi Control được tạo hoặc nội dung của nó được ấn định lần chót.

MultiLine Chỉ định TextBox này có thể chứa nhiều dòng

văn bản hay không.

ReadOnly Đánh dấu TextBox này chỉ đọc (không được sửa

đổi)

SelectedText Chứa văn bản được lựa chọn trong Control

SelectionLength Chứa các ký tự đang được lựa chọn trong Control

SelectionStart Tìm hoặc ấn định điểm khởi đầu của văn bản được lựa chọn trong TextBox.

WordWrap Cho biết một TextBox Control đa dòng có tự động đóng khung các từ theo đầu dòng kế tiếp khi cần hay không.

 Kiểu TextBoxBase cũng định nghĩa một số phương thức: Cut(), Copy(), Paste(), Undo(), Clear(), AppendText(),….

 Ngoài ra TextBoxBase còn định nghĩa các sự kiện: cần chú ý nhất là sự kiện TextChanged, sự kiện này sẽ khởi phát mỗi khi có sự thay đổi về nội dung trong TextBoxBase.

 Ngoài các thuộc tính thừa hưởng từ TextBoxBase, TextBox Control còn có các thuộc tính riêng:

Các thuộc tính của TextBox Ý nghĩa

AcceptsReturn Tìm hoặc ấn định một giá trị nêu rõ thao tác nhấn Enter trong một TextBox Control đa dòng sẽ tạo một dòng văn bản mới trong TextBox hay kích hoạt Button ngầm định của Form.

Characterr

Một phần của tài liệu 72012003_quan_ly_mua_ban_va_cho_thue_dia (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w