Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 41)

II. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình

3.Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

3.1. Cơ sở lưu trú du lịch

Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đựợc xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục vụ phát triển du lịch và quốc kế dân sinh. Hạ tầng đô thị NInh Bình thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch.

Bảng 8.2:Hiện trạng cơ sở lưu trú của Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2007

Tổng số CSLT 23 26 40 45 60 75 222 224

Tổng số phòng 280 312 561 626 815 883 1277 1407

Tổng số giường 490 530 837 964 1.468 1600 3280 3620

Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.

3.2. Hệ thống các cơ sở ăn uống phục vụ du lịch

Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Theo thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2000 toàn tỉnh có 13 cơ sở phục vụ ăn uống với 2.134 ghế, thì đến năm 2007 đã có 47 cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống cho khách du lịch với sức chứa 8.126 ghế. Các sơ sở này đều phục vụ đa dạng các món ăn từ cao cấp đến bình dân.

Bên cạnh hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khách sạn, phải kể đến các quán đặc sản của tư nhân. Các cơ sở này chủ yếu phân bố tại các khu du lịch lớn của Tỉnh như Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, Cúc Phương, Vân Long… Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả.

3.3. Khu vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ

Trong phạm vi cả nước nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao còn rất nghèo nàn. Đó là một nguyên nhân chính không giữ được khách lưu lại dài ngày. Khách du lịch đến Ninh Bình, ngoài việc đi thăm quan các điểm du lịch kể trên, khách du lịch hầu như không có chỗ để vui chơi. Hiện tại, trên địa ban tỉnh mới chỉ có 3 bể bơi, 2 sân tennis, 65 phòng xông hơi - massage…, tất cả các cơ sở này bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Các vũ trường - sàn nhảy đến nay chưa có, các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp khác mang tính chất quần chúng hầu như không có. Để tạo điều kiện tăng doanh thu của ngành du lịch thì một trong những định hướng quan trọng là phải đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, công viên v.v... Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở dịch vụ du lịch khác như xông hơi

- xoa bóp v.v... gần đây tuy có phát triển ở một số nơi, nhưng chất lượng còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu.

4. Lao động du lịch

Bảng 9.2. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2002-2007

ChØ tiªu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Lao động trực tiếp làm du lịch 338 353 409 470 621 650 916 960 Trình độ đại học, cao đẳng 23 30 45 50 70 85 183 196 Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề 121 135 165 195 158 190 322 410 Trình độ đào tạo khác 116 120 160 195 215 255 220 219 Có khả năng giao tiếp

1 trong 3 ngoại ngữ

Anh, Pháp, Trung. 79 90

135 147 180 286 290 315 Số lao động gián tiếp

làm du lịch 5500 5510 5500 5620 5700 5750 5900 6150

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch

trước khi sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng trung cấp 29%.

5. Về đầu tư phát triển du lịch

5.1. Đầu tư trong lịch vực hạ tầng du lịch

Bảng 10.2: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001 - 2007

Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Dự toán được duyệt Vốn đã giải ngân đến 2007 Thời gian thực hiện

I. Nguồn ngân sách địa phương 4.477.338 2.150.000

1. Xây dựng trụ sở làm việc Sở Du lịch 4.375.000 2.000.000 2004-2005 2. QH khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình 102.388 50.000 2004 3. Bổ sung QH KDL Tam Cốc - Bích Động 100.000 2005-2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Nguồn ngân sách trung ương 844.105.000 311.500.000

1. Xây dựng CSHT KDL Vân Long 37.520.000 18.500.000 2002-2007 2. Xây dựng CSHT KDL Tràng An 579.457.000 183.000.000 2003-2008 3. Xây dựng CSHT KDL Tam Cốc - Bích Động 199.850.000 130.500.000 2001-2006 4. Xây dựng CSHT các làng nghề truyền thống 18.965.000 3.500.000 2002-2006 5. Nạo vét tuyến giao thông thủy Bích Động-Hang Bụt 8.313.000 3.000.000 2005-2006

Tổng số 848.582.338 313.650.000

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

5.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào du lịch

UBND tỉnh đã ban hành và áp dụng các Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, năm 2007 đã có 36 doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển các khu du lịch với tổng số vốn đầu tư được duyệt là 6.576 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, khách sạn du lịch cao cấp, đầu tư phát triển các khu du lịch và khu vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho tỉnh, đầu tư phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch. Hiện tại đã có một số dự án đã đưa vào hoạt động, khai thác từng phần như khu nghỉ dưỡng Vân Long,

khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long; một số dự án đang được tích cực triển khai đầu tư xây dựng như khu du lịch nước nóng Kênh Gà, khu dịch vụ trung tâm thuộc khu du lịch Tràng An, khu du lịch tắm ngâm nước khoáng Cúc Phương, khu du lịch sinh thái giải trí Thanh Xuân... Đến nay, việc đầu tư phát triển giai đoạn I của các dự án trên đã hoàn thiện, và đưa vào khai thác đã phần nào đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 41)