1. Các khoản nợ quá hạn Tiền mặt
1.3.1 Khái niệm đấu thầu và năng lực đấu thầu của doanh nghiệp
Thuật ngữ “đấu thầu ” đã trở nên quen thuộc ở nước ta trong hơn một thập kỷ qua, nó xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Có nhiều khái niệm khác nhau về đấu thầu:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (do Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa biên soạn , xuất bản năm 1995 ) thì “đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt , người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình (người dự thầu ) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm tài sản và xây dựng các công trình tư nhân và Nhà nước”.
Trong lĩnh vực xây lắp ở Việt Nam, khái niệm đấu thầu được nêu tại khoản 1 điều 3 “quy chế đấu thầu” ban hành theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 thì “đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu” .
Như vậy đấu thầu có các đặc điểm sau: - Đấu thầu là hoạt động mua bán
- Đấu thầu chỉ tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường khi có sự tồn tại và phát triển của cạnh tranh.
Trong đấu thầu xây lắp ta thấy tồn tại ba quan hệ cạnh tranh : cạnh tranh giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau và cạnh tranh giữa nhà thầu với người cung cấp. Nổi bật nhất là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dự thầu. Để đạt thành công trong đấu thầu thì các nhà thầu buộc phải phát huy tối đa năng lực của mình đáp ứng yêu cầu mời thầu.
Khi nói về năng lực đấu thầu (hay năng lực cạnh tranh trong đấu thầu) của doanh nghiệp là nói đến các nội lực bên trong như năng lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, quảng cáo, tổ chức quản lý, đội ngũ nhân viên ...của doanh nghiệp và việc sử dụng các nội lực đó để phục vụ cho các cuộc đấu thầu khác nhau tạo ra lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực đấu thầu của doanh nghiệp nhưng tựu chung lại đều đề cập tới hai vấn đề cơ bản là chiếm lĩnh thị
trường và thu lợi nhuận. Như vậy năng lực đấu thầu (hay năng lực cạnh tranh trong đấu thầu) của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và việc sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nhằm duy trì vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và thu được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Thực tế trong nền kinh tế thị trường , hoạt động đấu thầu ngày càng sôi động , cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày gay gắt . Để đứng vững và mở rộng thị phần đòi