Phân bón
Năm 1990, Việt Nam nhập 53.800 tấn phân bón với trị giá lên tới 10,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật 5,98%. Năm 1991,
phân bón là mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất, đạt 12,8 triệu USD, tương đương với 66.000 tấn. Giá trị của mặt hàng nhập khẩu này chiếm tới 8,12% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, những năm tiếp theo kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật vẫn tăng liên tục, đạt mức cao nhất là năm 1996 với 47,5 triệu USD, tăng gần 20% so với năm 1995, chiếm 3,77% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Thời kỳ 1997 – 2001, kim ngạch nhập khẩu phân bón từ Nhật giảm dần, chỉ đạt 16,5 triệu USD nhưng đến năm 2002 trở đi kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lại tăng, đạt 32,1 triệu USD năm 2005.
* Xe máy
Năm 1992, những chiếc xe máy với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của Nhật như Honda, Yamaha… đã xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam. Thời điểm này, Nhật Bản đã xuất sang Việt Nam 19.800 xe máy với tổng trị giá lên tới 18,0 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu phương tiện vận chuyển, đi lại phù hợp với Việt Nam chiếm tới 8,12% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản. Năm 1993, xe máy có kim ngạch nhập khẩu tăng 336,7% so với năm trước, chiếm 17,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Tuy năm 1994, kim ngạch nhập khẩu xe máy giảm 7,25% so với năm 1993, chỉ còn 72,9 triệu USD, tương đương 64.100 chiếc nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này lại tăng trong hai năm 1995 – 1996. Ngày 22 tháng 3 năm 1996, Công ty Honda Việt Nam được thành lập với chức năng sản xuất lắp ráp xe máy tại Việt Nam. Sau gần một năm đi vào hoạt động, hàng loạt xe máy mang nhãn hiệu Honda như Supper Dream…đã có mặt tại thị trường Việt Nam phục vụ người tiêu dùng. Tiếp sau là Yamaha Motor Vietnam được thành lập ngày 24 tháng 1 năm 1998 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản trên đã tác động tới kim ngạch nhập khẩu xe máy của Việt Nam. Kể từ năm 1997 trở đi, mặt hàng xe máy có kim ngạch nhập khẩu giảm dần, năm 1999 chỉ đạt 0,8 triệu USD. Đồng thời, lượng nhập khẩu các linh kiện xe máy từ Nhật Bản tăng lên, đáp ứng nhu cầu lắp ráp, sản xuất xe máy trong
nước. Mặt hàng xe máy nguyên chiếc “Made in Japan” đã không còn xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
Xăng dầu
Năm 1993, xăng dầu là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 3 của ta từ Nhật. Việt Nam đã nhập 48.100 tấn xăng dầu với kim ngạch nhập khẩu 10,9 triệu USD. Ba năm sau đó, 1993 – 1995, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật luôn tăng đều, từ 17,6 triệu USD năm 1993 lên 40,2 triệu USD. Nhưng kể từ năm 1996 trở đi, cùng với sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1997, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ Nhật ngày càng suy giảm, chỉ đạt 1,405 triệu USD năm 2001.
Sắt thép
Năm 1997, sắt thép chiếm 4,08% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Việt Nam đã nhập 116.500 tấn sắt thép từ Nhật, với trị giá 61,7 triệu USD, tăng gần 60 lần so với kim ngạch nhập khẩu năm 1990 là 1,1 triệu USD. Năm 1999, sản lượng sắt thép nhập khẩu từ Nhật Bản giảm đáng kể, từ 396.000 tấn năm 1998 xuống còn 286.400 tấn năm 1999, khiến kim ngạch nhập khẩu sắt thép giảm 23,9% so với năm trước. Đây là một mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu thay đổi thất thường nhưng kể từ 2000, sắt thép có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao và ổn định trong 8 năm gần đậy, đạt khoảng 655,1 triệu USD vào năm 2007.
Máy móc thiết bị phụ tùng
Năm 1996, với kim ngạch nhập khẩu đạt 156,1 triệu USD, mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng khác xếp vị trí thứ nhất trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản, chiếm 12,38% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Giai đoạn 1996 – 2001, Việt Nam ngày càng nhập nhiều mặt hàng này từ Nhật Bản để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với kim ngạch kỷ lục đạt 603,5 triệu USD. Năm 2002, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu máy và phụ tùng máy xây dựng, máy móc thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y… từ Nhật nhưng với kim ngạch nhỏ hơn, chỉ đạt 416,49 triệu USD, giảm gần 31% so với năm 2001. Tỷ trọng của
mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng giảm nhiều, chỉ còn 16,62%. Nhưng đến năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này tăng lên 605,5 triệu USD, chiếm 20,30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Sang năm 2004, máy móc, thiết bị phụ tùng khác vẫn duy trì vị trí thứ nhất trong tốp bốn mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, nhưng kim ngạch nhập khẩu đã giảm 6,57% so với năm 2003. Đây là một mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản nên đã khiến Việt Nam thâm hụt trong cán cân thương mại đối với Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật cao kỷ lục, đạt 1.945,4 triệu USD. Đây cũng là năm Việt Nam nhập siêu cao nhất từ Nhật 107,9 triệu USD. Bởi vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng chuyên môn, trình độ sản xuất, cải tiến kỹ thuật để có thể sản xuất ra những mặt hàng tương tự, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nội địa, để hạn chế nhập khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại với Nhật.
Linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính
Năm 1996, với kim ngạch nhập khẩu đạt 156,1 triệu USD, mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng khác xếp vị trí thứ nhất trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản, chiếm 12,38% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Giai đoạn 1996 – 2001, Việt Nam ngày càng nhập nhiều mặt hàng này từ Nhật Bản để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với kim ngạch kỷ lục đạt 603,5 triệu USD. Năm 2002, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu máy và phụ tùng máy xây dựng, máy móc thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y… từ Nhật nhưng với kim ngạch nhỏ hơn, chỉ đạt 416,49 triệu USD, giảm gần 31% so với năm 2001. Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng giảm nhiều, chỉ còn 16,62%. Nhưng đến năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này tăng lên 605,5 triệu USD, chiếm 20,30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật. Sang năm 2004, máy móc, thiết bị phụ tùng khác vẫn duy trì vị trí thứ nhất trong tốp bốn mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, nhưng kim ngạch nhập khẩu đã giảm 6,57% so với năm 2003. Đây
là một mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản nên đã khiến Việt Nam thâm hụt trong cán cân thương mại đối với Nhật Bản. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ Nhật cao kỷ lục, đạt 1.945,4 triệu USD. Đây cũng là năm Việt Nam nhập siêu cao nhất từ Nhật 107,9 triệu USD. Bởi vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao khả năng chuyên môn, trình độ sản xuất, cải tiến kỹ thuật để có thể sản xuất ra những mặt hàng tương tự, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nội địa, để hạn chế nhập khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại với Nhật.