3.2.Về phía doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn:Triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang thị trường Mỹ docx (Trang 27 - 35)

lượng sản phẩm , mẫu mã, giảm giá thành, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, xây dựng chiến lược phát

triển thương hiệu của sản phẩm, xây dựng thêm nguồn hàng và chân hàng để đảm

bảo cung cấp ổn định cho thị trường, chú trọng đẩy mạnh công tác Marketing, dịch

vụ, giữ uy tín cho doanh nghiệp và cho sản phẩmViệt nam…Toàn bộ những việc làm đó, nếu được thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt

nam trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường Việt nam.

Sau đây là một vài phân tích để rút ra các bước đi có thể sẽ giúp ích phần nào cho các doanh nghiệp Việt nam trong việc tiếp cận thị trường này như sau:

Trước hết, có thể thấy rằng cùng với sự gia tăng xuất khẩu là tạo ra việc làm từ nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau, kể cả du lịch sẽ góp phần tích cực để nâng

cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Về lâu dài, việc quan hệ trực tiếp với các doanh

nghiệp Mỹ cho phép các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận trực tiếp với công nghệ

tiên tiến, hiện đại; với nền kinh tế tri thức, các trường đại học và viện nghiên cứu

tiên tiến. Đồng thời nó cũng cho phép các doanh nghiệp Việt nam có thể tiếp cận và học hỏi nhiều mặt từ các đồng nghiệp Mỹ trong sản xuất, kinh doanh, quản lý… Để tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi đó, các doanh nghiệp Việt nam

phải có ngay một chương trình hành động cụ thể: bắt đầu từ việc nâng cao trình độ

tiếng Anh thương mại, chuẩn bị làm việc trong môi trường tiếng Anh là chủ yếu;

nghiên cứu luật pháp liên bang và các bang của Mỹ; xây dựng quan hệ thương mại;

tìm kiếm đối tác, tổ chức tiếp thị…để ký kết hợp đồng với các doanh nhân và doanh nghiệp Mỹ trong quan hệ xuất nhập khẩu.

Phải bằng mọi cách tìm hiểu thị trường Mỹ, khai thác mọi thông tin có liên

quan đến thị trường này từ các nguồn như tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương mại, mạng Internet, Việt kiều đang sinh sống làm ăn tại Mỹ, các thương gia,

Các doanh nghiệp nên theo dõi, tranh thủ cơ hội để cử người của mình đi

tham dự các cuộc hội thảo về quan hệ thương mại Việt –Mỹ, hiệp định thương mại

Việt- Mỹ; ở đó nhiều chuyên gia kinh tế và cả những luật sư Mỹ nói chuyện về cách

thức tiếp cận thị trường này,về những đặc tính của người Mỹ cần chú ý khi đàm

phán, thương lượng và đặc biệt là những bước đi cụ thể khi thâm nhập vào thị trường Mỹ như: thủ tục nhập khẩu, cách lập hoá đơn, giới thiệu các kênh phân phối,

lập kế hoạch tiếp thị, giao tiếp và đàm phán…

Cao hơn nữa, nếu có điều kiện các doanh nghiệp Việt nam có thể tổ chức các đoàn khảo sát đi Mỹ để trực tiếp tìm hiểu thị trường.

Kinh nghiệm của một số công ty đã làm ăn với Mỹ cho thấy thương mại điện tử là

phương pháp tiếp cận thị trường Mỹ ngắn nhất, giúp doanh nghiệp làm ăn trực tiếp

mà không phải qua nhiều tầng nấc trung gian. Muốn vậy các doanh nghiệp Việt nam

phải có địa chỉ Email, Website để giới thiệu về doanh nghiệp của mình cũng như

những mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ xuất vào Mỹ.

Bước thứ hai là học tập kinh nghiệm của các nước bạn.

Lịch sử thương mại và kinh tế thế giới cho thấy Mỹ giúp Nhật bản, Hàn quốc và một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số nước khác ở khu vực Đông Nam Á khôi phục lại sức mạnh công nghiệp trong quá

trình tái thiết đất nước. Họ đã phát triển và nâng cao được kỹ năng chế tạo, sản xuất hàng hoá; như Nhật bản đã dành được uy tín sản xuất một số sản phẩm chất lượng

cao nhất trên thị trường thế giới với mọi mức giá.

Trung quốc, Đài loan, Thái lan kinh doanh các loại quần áo cho nam gới, phụ nữ và trẻ em ở Mỹ với chất lượng cao giá cả thấp. Các loại hàng hoá công nghệ cao như

máy tính, tivi và các dụng cụ gia đình của họ tràn ngập thị trường Mỹ vì chúng được người tiệu dùng Mỹ chấp nhận. Điều này khiến cho Mỹ phải dùng chiêu bài “ nhân quyền” và khẩu hiệu “ người Mỹ mua đồ Mỹ” để đấu tranh hạn chế bảo hộ hàng nội địa.

Những điều trên cho thấy, với người tiêu dùng Mỹ thì chất lượng, mẫu mã, giá cả đều có vai trò như nhau trong việc xác định giá trị hàng hoá. Vì vậy, song

song với việc tiếp cận thị trường các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao năng lực

hoạt động của mình để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường

cụ thể là Mỹ. Một số việc cần làm như: đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ

cán bộ ngoại thương lành nghề; ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động

của các doanh nghiệp; sử dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trong

doanh nghiệp ( ISO) nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm bằng cách sử dụng hệ

thống HACCP (HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point- phân tích nguy cơ

và kiểm soát các khâu trọng yếu).

Sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mẫu mã phong phú là cơ sở để doanh

nghiệp trụ lại được trên thị trường.

Bước thứ ba, để vào được thị trường lớn mạnh về tiêu thụ này các doanh nghiệp không những phải nắm rõ về nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và

đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải

thông thạo về hệ thống hạn nghạch và luật pháp về thương mại của Mỹ.

Mỹ có một hệ thống luật pháp về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Để nắm được cung cách làm ăn của người Mỹ các doanh nghiệp Việt nam phải tìm hiểu,

nghiên cứu các luật lệ của họ ở cả liên bang và từng tiểu bang. Tại Mỹ, bộ luật thương mại (Uniform Commercial Code) được coi là xương sống của hệ thống pháp

luật về thương mại. Bên cạnh đó là hàng loạt các luật khác, trong đó đặc biệt đáng

chú ý là luật về trách nhiệm sản phẩm (Product Liability Law) theo đó, nhà sản xuất và người bán hàng chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá

được bán trên thị trường Mỹ. Tại đất nước này quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu, có không ít trường hợp do khinh suất mà các nhà xuất khẩu đã phải trả giá quá đắt cho các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Chính vì vậy các doanh

nếu cần phải thuê cả luật sư Mỹ cho dù giá cả dịch vụ tư vấn ở Mỹ là khá đắt. Việc đụng chạm với người tiêu dùng ở nước sở tại là thiếu khôn ngoan.

Để có một phi vụ xuất khẩu thành công, trước khi xuất khẩu hàng sang Mỹ, các

doanh nghiệp cần phải hiểu biết kỹ về:

Các quy định đặc biệt áp dụng cho từng giai đoạn xuất khẩu.

Sản phẩm phù hợp.

Thị trường, bao gồm: kinh nghiệm mua và bán ở nước ngoài, tính không ổn định của thị trường, chất lượng hàng hoá, ai chi phối thị trường, thị trường ở đâu, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở đâu…

Tính hết chi phí cho một phi vụ.

Quan hệ tốt với nhà phân phối sản phẩm.

Cơ cấu giá bán buôn và bán lẻ.

Vốn lưu động tương xứng.

Lợi thế cạnh tranh của bạn…

Bước bốn sẽ quan tâm là làm thế nào sản phẩm vào được thị trường Mỹ. Trước khi có được hợp đồng xuất khẩu, một vấn đề không thể thiếu đó là đàm phán ký kết hợp đồng. Dù đã chuẩn bị chu đáo mà trong khâu đàm phán mà ta bộc lộ sơ

xuất thì rất có thể cơ hội kinh doanh sẽ thất bại. Vậy làm thế nào để đàm phán thành công?. Không có cách nào tốt hơn là phải nắm rõ phong cách đàm phán của đối tác,

hiểu được nhu cầu của họ là gì để có phương án đáp ứng, thoả mãn thích hợp.

Như đã nói qua ở phần trước, điểm nổi bật trong cách đàm phán của người

Mỹ là đi thẳng vào vấn đề, bỏ qua lời lẽ rườm rà, họ muốn nhanh chóng định đoạt thương vụ. Nếu thấy không có khả năng buôn bán với đối tác họ sẽ chấm dứt ngay

và dành thời gian để tiếp xúc, thương lượng,với người khác. Vì vậy, khi cử người đi đàm phán với doanh nhân Mỹ các doanh nghiệp nên chú ý: không được trễ hẹn, phải

đàm phán bằng tiếng Anh, đi ngay vào vấn đề, khi đàm phán phải chuẩn bị chu đáo

mọi tài liệu, thông tin liên quan…

Sau khi ký được hợp đồng, để cho hàng hoá có thể vào được thị trường Mỹ

một cách suôn sẻ, cần phải biết, nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ, mua

bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Về mặt thực tế, công việc bán hàng tại Mỹ còn ảnh hưởng đền nhiều vấn đề liên quan tới văn hoá -xã hội của người Mỹ. Do đó không phải sản phẩm hàng hoá nào cũng bán được. Kinh nghiệm cho thấy các nhà sản xuất Việt nam nên quan tâm đến

các mặt hàng dễ bán và khó bán ở thị trường này:

Hàng dễ nhập khẩu: những sản phẩm này xuất khẩu vào Mỹ có thủ tục đơn giản, ít phụ thuộc quy định hạn chế, cấm cản liên quan đến giấy phép, thủ tục

hải quan: đồ gia dụng, đồ dùng nấu ăn, tác phẩm nghệ thuật ( nguyên gốc), dao kéo,

hoa nhân tạo, lông thú nhân tạo, đá chạm và đá quý, kính và các sản phẩm kính, đồ

trang sức, các sản phẩm da thuộc (không phải da lấy từ loài thú quý hiếm), dụng cụ

thắp sáng đặt cố định, nhạc cụ, cao su và các sản phẩm chế từ cao su, các sản phẩm

thể thao, ô che.

Hàng khó nhập khẩu: dược phẩm, gia cầm và sản phẩm gia cầm, thịt

gia súc và các sản phẩm của nó, đồ chơi, động vật sống, hàng dệt may và các sản

phẩm dệt may, thực phẩm chế biến chịu nhiều thủ tục hải quan phức tạp, cần có xác

nhận, có nhãn hiệu minh bạch, chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt của luật bảo vệ và an toàn.

Thêm vào đó, có thể nghiên cứu để tận dụng triệt để những ưu đãi mà các nước phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển dành cho các nước đang phát triển: có thể bằng cách gia công hàng xuất khẩu cho các nước được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) của Hoa kỳ (hiện

nay Việt nam chưa được hưởng). Song đây chỉ là con đường vòng bất đắc dĩ, mục

tiêu lâu dài của chúng ta là phải đạt được quy chế này từ Mỹ. Khi đó, hàng Việt nam

Nhìn chung, tất cả những doanh nghiệp muốn thâm nhập và thâm nhập thành công thị trường Mỹ cần phải làm rất nhiều việc, thực hiện qua nhiều bước. Vấn đề là phải thực hiện các bước đó như thế nào, cân đối ra sao cho phù hợp với từng doanh

nghiệp, từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể.

LỜI KẾT

Với quy mô thị trường lớn, đa dạng, có tiềm lực KH-CN tiên tiến…Mỹ là thị trường

tiềm năng của hầu hết các nhà xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt nam.

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết là một tin vui, là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt nam. Hiệp định đã trở thành cơ sở đánh dấu một bước

tiến mới giữa hai quốc gia trên con đường bình thường hoá mọi quan hệ, mặc dù có những điều không vui của quá khứ. Tất nhiên, đối với người Việt nam, vết thương chiến tranh do

Mỹ gây ra trên đất nước mình khó mà lành lặn hoàn toàn trong một sớm một chiều, song

cuộc sống bao giờ cũng hướng về tương lai.

Thượng viện Mỹ thông qua hiệp định thương mại Việt-Mỹ ( rạng sáng ngày 4-10-2001) trong một tình thế khá đặc biệt –những xáo trộn về chính trị, tâm lý, kinh tế …- thách thức nước Mỹ từ ngày 11-9-2001, thách thức nhiều nước khác và thách thức cả hành tinh. Không một người Việt nam nào cho rằng với hiệp định thương mại Việt-Mỹ, quan

không dễ dãi chút nào. Việt nam không mong chờ ở hiệp định một phép màu, không ảo tưởng và không cầu xin được cho không. Việt nam phấn đấu để được phồn vinh, hiệp định thương mại Việt –Mỹ chắc sẽ góp một phần vào sự triển khaiấy, nhưng Việt nam luôn kiên trì quyền lợi quốc gia, chủ quyền dân tộc- đó những thứ không thể bị đánh đổi bằng bất cứ

cái gì.

“Hàng Việt nam vào Mỹ - đường đi không chỉ có hoa hồng” có lẽ là một lời tựa hợp

lý nhất phản ánh, lột tả được tâm trạng các nhà xuất khẩu Việt nam hiện nay khi có ý định

kinh doanh ở Hoa kỳ. Tuy nhiên như trên đã phân tích: với một cơ cấu hàng xuất khẩu

chiến lược, có tiềm năng, có sức cạnh tranh lớn cùng với những bước tiếp cận thị trường

hợp lý, chậm nhưng chắc có thể khẳng định các doanh nghiệp Việt nam vẫn còn cơ hội rất

lớn để thành công trên thị trường Mỹ.

MỤC LỤC

Lời mở đầu... Chương1: Giới thiệu về thị trường Mỹ và triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ ...

1. Giới thiệu khái quát về thị trường Mỹ...

1.1. Văn hoá kinh doanh và thị hiếu của người Hoa Kỳ

1.2. Đặc điểm và vài nét khác biệt của thị trường Hoa Kỳ

2. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ ...

Chương2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ và việc

đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ của các DNVN ...

1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ ... 2. Thực trạng đáp ứng yêu cầu thị trường Mỹ của các DNVN ... 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ .... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1 Về quy chế xuất nhập khẩu

3.1.2 Về công tác thị trường ngoài nước 3.1.3 Về các thủ tục hành chính và hải quan

3.1.4 Về hỗ trợ của chính phủ và các chính sách thuế, tín dụng 3.2 Về phía doanh nghiệp

Lời kết ...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Luận văn:Triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang thị trường Mỹ docx (Trang 27 - 35)