Xuất hoàn thiện các giải pháp về phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 48)

II. Đề xuất hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao

2.xuất hoàn thiện các giải pháp về phát triển đội ngũ giảng viên

và cán bộ quản lý đại học

- Xây dựng, ban hành Quy chế làm việc đối với giảng viên đại học, cao đẳng;

- Xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương mới phù hợp đối với giảng viên đại học, cao đẳng và các nghiên cứu viên; đề xuất lương của giảng viên các trường đại học, cao đẳng lúc đầu bằng 5 lần lương cơ bản, sau đó mỗi năm được tăng 3% lương cộng với phụ cấp từ chức vụ và các công trình nghiên cứu tại trường

- Ban hành chính sách và cơ chế tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ giảng viên cao cấp của các trường đại học và các viện nghiên cứu, thu hút các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam

- Cần xác định trách nhiệm, cơ chế và chính sách cụ thể nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế và xã hội sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo

- Đổi mới công tác đánh giá giảng viên đại học, cao đẳng, thông qua nhiều hình thức và gắn với sinh viên;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học dành riêng cho các vùng khó khăn.

- Tập trung đầu tư, huy động chuyên gia trong và ngoài nước và có cơ chế phù hợp để xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế

- Đào tạo từ trình độ thạc sĩ trở lên, sinh viên muốn tham gia phải biết tiếng anh và mời các giảng viên nước ngoài hợp tác giảng dạy

- Xây dựng cơ chế và chính sách tiếp tục sử dụng những cán bộ khoa học và giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khoẻ, có năng lực chuyên môn và có tâm huyết

3. Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất

- Hỗ trợ các trường về đất đai. Diện tích đất tối thiểu đối với trường cao đẳng có quy mô khoảng 3.000 sinh viên là 6ha; có khoảng 5.000 sinh viên là 10ha và có khoảng 7.000 sinh viên là 15ha. Diện tích tối thiểu đối với trường đại học có quy mô khoảng 5.000 sinh viên là 10ha; có khoảng 15.000 sinh viên là 30ha và có khoảng 25.000 sinh viên là từ 40ha trở lên;

- Đối với những trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở trong khu vực nội thành các thành phố lớn cần có giải pháp chuyển đổi đất và các công trình xây dựng trên phần đất để di dời ra khu vực mới vùng ngoại thành có diện tích từ 10ha trở lên.

- Ban hành các cơ chế tạo điều kiện cho các trường chủ động khai thác các nguồn lực đầu tư nhằm đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị;

- Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện ở các trường; hình thành hệ thống thư viện điện tử kết nối các trường trên cùng địa bàn, cùng một vùng và trên phạm vi toàn quốc;

- Hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà trường. (phụ lục 1)

- Thiết lập mạng thông tin toàn cầu và mở rộng giao lưu quốc tế cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong nước;

- Quy hoạch, sắp xếp lại công tác xuất bản giáo trình, sách và tài liệu tham khảo;

- Tập trung đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị phòng học, giảng đường; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ cho sinh viên;

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các khu ký túc xá sinh viên, nhất là đối với các trường ở khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; khuyến khích đầu tư xây dựng một số khu đại học thuộc các vùng

- Tăng cường sự phối hợp giữa các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ và các trường đại học trong công tác đào tạo, nghiên cứu; xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thuộc các trường đại học trọng điểm, trường đầu ngành; gắn nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản với các trường đại học trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, chất lượng. Từng bước hỗ trợ hình thành, phát triển các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở các trường cao đẳng

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các chuyên gia về giáo dục trong và ngoài nước hợp tác xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với nhất với sinh viên Việt Nam

- Với trình độ sau đại học, ngành nào còn yếu thì cương quyết dừng lại việc đào tạo trong nước để gửi ra đào tạo ở nước ngoài và chuẩn bị thêm điều kiện

- Xây dựng cơ chế đào tạo nghiên cứu dưới sự đồng hướng dẫn của hai giáo sư, từ đại học nước ngoài và một từ Việt Nam. Luận văn được viết bằng một trong hai thứ tiếng, bản tóm tắt được viết bằng hai thứ tiếng. Sinh viên nhận bằng tiến sĩ từ hai trường

4. Đề xuất hoàn thiện các giải pháp về quản lý

- Xây dựng và ban hành các tiêu chí cụ thể về thành lập trường đại học, cao đẳng, mở các mã ngành đào tạo. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường đại học, đáp ứng yêu cầu mới;

- Triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; thực hiện định kỳ xếp hạng các trường đại học, cao đẳng( phụ lục 2)

- Xây dựng Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm cung cấp các dữ liệu thống kê, thông tin, dự báo đầy đủ, chính xác, phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển ngành và cơ sở đào tạo;

- Củng cố, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các trường, khoa sư phạm, sư phạm kỹ thuật;

- Nghiên cứu việc phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, các trường trọng điểm, trường đầu ngành, trường có vốn đầu tư nước ngoài;

- Tăng cường quản lý công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường, đáp ứng các tiêu chí bảo đảm chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát triển các trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các trường đại học và cao đẳng phối hợp trong đào tạo

- Tái lập lại cơ chế cho sinh viên học tại nhiều trường đại học một lúc, giảm số giờ tối thiểu ở lớp

- Tăng cường sự liên kết giữa các trường đại học và cao đẳng với các công ty, cơ sở sản xuất sử dụng sinh viên mà họ đào tạo ra

- Tổ chức liên thông với nước ngoài theo 2 hình thức:

• Năm cuối sinh viên được chuyển sang học tại nước ngoài

• Giảng dạy tại Việt Nam sau đó sang nước bạn tu nghiệp - Cần cải tố “Hội đồng chức danh Giáo sư” thành hội đồng không trực tiếp công nhận các chức danh mà chỉ xét duyệt hàng năm, định kỳ, để công

học và viện nghiên cứu. Hàng năm các đại học và viện nghiên cứu công bố nhu cầu tuyển GS,PGS (với sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền) để cho bất cứ ai đã được công nhận đủ tư cách đều có thể dự tuyển. Còn việc xét tuyển được trả lại cho các hội đồng tuyển chọn của từng đại học và viện nghiên cứu

Kết luận

Chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020” với mục đích đánh giá những mặt được và hạn chế của đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020 để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho để đề án thực sự phát huy hiệu quả mong muốn.

Chuyên đề được tiếp cận tập trung chủ yếu vào những bất cập mà đề án đã nêu ra để từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết những bất cập đó. Cùng với việc đề xuất hoàn thiện các nhóm giải pháp để thực hiện đề án tôi hi vọng có thể góp thêm 1 số ý kiến có giá trị giúp cho các cấp các ngành trong việc thực thi đề án.

Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn cũng như cán bộ hướng dẫn tại Vụ Kế hoạch & Tài chính – Bộ Giáo dục & Đào tạo nhưng do vốn kiến thức về giáo dục còn ít, thời gian nghiên cứu đề án cũng như tự tìm tòi nghiên cứu các tài liệu chưa nhiều nên chuyên đề thực tập còn một số hạn chế về thông tin cũng như những đánh giá chủ quan. Rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá chất lượng của thầy cô cũng như cố chú cán bộ hướng dẫn tại cơ quan thực tập.

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên Nguyễn Đức Việt

Phụ lục

Phụ lục 1: Các loại thông tin mà nhà trường cần có bao gồm:

a. Các nhóm khách hàng chính đánh giá như thế nào về sản phẩm và các dịch vụ

b. Những tiêu chuẩn nào khách hàng dùng để đánh giá các sản phẩm hay dịch vụ

c. Tầm quan trọng của các tiêu chuẩn này d. Ai là các đối thủ cạnh tranh

e. Các vấn đề về sản phẩm, các dịch vụ, các tiếp cận quản lý và các hoạt động của nhà trường như thế nào so với vấn đề này của các đối thủ cạnh tranh

f. Những người làm việc trong nhà trường đánh giá như thế nào về nhà trường, các hoạt động, cách thức quản lý, chất lượng của cuộc sống lao động, các sản phẩm, các dịch vụ và các quá trình

g. Những người cung cấp dịch vụ cho nhà trường và các lực lượng liên quan đánh giá như thế nào về dịch vụ và sản phẩm của nhà trường

Phụ lục 2: 7 thước đo chất lượng giáo dục đại học của H.Rollinson

1. Hiệu quả: nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra phù hợp với sứ mạng của mình

2. Giá trị của đồng tiền (hiệu suất): đo lường một khóa học rẻ ở mức độ nào vẫn mang lại hiệu quả cho người học

3. Tăng tiến các giá trị: sự khác nhau của người học vào đầu khóa học và cuối khóa học, khi mới bắt đầu vào đại học và khi họ tốt nghiệp ra trường

4. Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: các khóa học đáp ứng nhu cầu của sinh viên

5. Sự tuyệt hảo: giáo dục đạt chất lượng cao

6. Sự đáp ứng: các mục tiêu đạt được và phù hợp với các quá trình dạy và học, phù hợp với các kinh nghiệm học tập của sinh viên và việc duy trì chất lượng

7. Sự không thỏa mãn: nhiều nhu cầu của người học không được đáp ứng, chất lượng không được chấp nhận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 3: QAA(1998) đã đưa một mô hình đánh giá chất lượng với 6 lĩnh vực sau:

Thiết kế, tổ chức và xác định nội dung của các chương trình đào tạo: các mức độ và các cách tiếp cận trong chương trình học, tính toàn diện và kế tục, độ sâu và rộng của chương trình

Dạy và học và đánh giá: xác định rõ ràng các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các chương trình, các cơ chế đánh giá phù hợp, và có đủ điều kiện của các đầu vào

Sự tiến bộ và thành tích học tập của sinh viên: bằng chứng về việc sinh viên đạt được các kiến thức, kĩ năng; bằng chứng về sự tiến bộ hay không tiến bộ qua các giai đoạn thực hiện chương trình; điểm số và xu hướng tiến bộ của sinh viên

Hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên: có chiến lược hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên; có bằng chứng về sự thỏa mãn của sinh viên

Các nguồn lực phục vụ việc học tập: có đủ thư viện và các phương tiện học tập, có khoảng không dành cho việc học tập…

Quản lý và nâng cao chất lượng: chương trình có mục tiêu rõ ràng, có cơ chế kiểm soát bên trong và tuyên truyền các điển hình dạy tốt học tốt

Phụ lục 4: Định hướng mô hình trường đại học trong tương lai:

a. Chuyển từ tổ chức dạy học sang tổ chức học tập b. Chuyển từ học tập thụ động sang tích cực

d. Từ học tập đơn lẻ sang học tập tích cực, hợp tác

e. Từ học tập trong nhà trường sang học tập trong cộng đồng f. Từ kinh nghiệm học tập truyền thống sang kinh nghiệm học tập kết nối siêu hình

g. Từ giờ tín chỉ và ngồi học theo giờ sang học tập đánh giá h. Từ giờ học theo đúng thời gian, lớp học sang học theo nhu cầu của bản thân

i. Học tập suốt đời

Phụ lục 5:

Nội dung học của thế kỷ 21:

Nhận thức về toàn cầu hóa

• Sử dụng kĩ năng của thế kỷ 21 để nhận thức các vấn đề của thế kỷ 21

• Học từ việc làm việc hợp tác với các cá nhân có các nền văn hóa, tôn giáo và các phong cách sống khác nhau sự tôn trọng cởi mở trong các hoàn cảnh cá nhân, nơi làm việc và trong cộng đồng

• Khuyến khích việc học ngoại ngữ để hiểu văn hóa của các dân tộc khác

Xóa mù về kinh tế, tài chính và kinh doanh

• Biết cách làm thế nào để đưa ra các lựa chọn kinh tế cho bản thân một cách phù hợp

• Hiểu vai trò của kinh tế và kinh doanh trong sự phát triển kinh tế

• Áp dụng các kĩ năng của thế kỉ 21 để cống hiến và làm tròn các chức năng đối với tổ chức

• Hội nhập bản thân vào nền kinh tế quốc gia và môi trường kinh doanh

Xóa mù trách nhiệm công dân

• Làm một công dân luôn có đủ thông tin để tham gia tích cực vào các hoạt động của Chính phủ

• Luyện tập các quyền và trách nhiệm của người công dân ở địa phương, bang, quốc gia và toàn cầu. Hiểu được những ảnh hưởng của các quyết định công dân với địa phương và toàn cầu

• Áp dụng các kĩ năng của thế kỷ 21 để đưa ra các lựa chọn công dân sáng suốt

Phụ lục 6: Các văn bản phục vụ cho việc xây dựng đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020

Các văn bản dưới luật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghị quyết số 10, 21, 37, 39, 53, 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh thời kỳ 2001-2010”

- Các văn kiện, nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV, VI, IX và X

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ cung ứng ngoài công lập

- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2-11-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020

- Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 4-5-2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

- Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6-3-2000 về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2-8-2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật giáo dục

- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25-5-2006

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 48)