Các dòng PIXFirewall và nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu bao_mat_voi_pix_firewall_664 (Trang 28)

PIX 501

Hình 3.1. PIX 501

• Kích cỡ 1.0 x 6.25 x 5.5 inches và 0.75 pounds

• Được thiết kế cho các văn phòng nhỏ, tốc độ an toàn cao, trên những môi trường trải rộng.

• Thông lượng là 60 Mbps đối với dữ liệu text

• Hỗ trợ 1 cổng 10/100BASE-T Ethernet và 1 switch 4 cổng

• Thông lượng VPN

 3 Mbps 3DES

 4.5 Mbps 128-bit AES

• Kết nối 10 mạng VPN ngang hàng đồng thời

PIX 506E

Hình 3.2. PIX 506E

Là giải pháp bảo mật cho các văn phòng ở xa, các chi nhánh công ty và các mạng doanh nghiệp nhỏ, trung bình.

Một số đặc điểm của PIX 506E như sau: • Kích cỡ 8 x 12 x 17 inches

• Bộ nhớ Flash 8 Mb

• Hỗ trợ chuẩn Ipsec

• Thông lượng là 100 Mbps đối với dữ liệu text

• Thông lượng VPN

 17Mbps 3DES

 30Mbps 128 bit AES

• Không thể kết nối nhiều hơn 25 mạng VPN ngang hàng đồng thời

Với phiên bản 6.3, có hai tùy chọn mã hóa VPN: DES với 56 bit mã hóa hoặc 3DES với 168 bit mã hóa 3DES và 256 bit mã hóa AES.

PIX 515

Hình 3.3 PIX 515

• Dùng cho trong các doanh nghiệp nhỏ và trung bình • Thông lượng 118Mbps đối với dữ liệu text

• Thông lượng VPN

 140 Mbps 3DES ( VAC)

 140 Mbps 256-bit AES (VAC) • Hỗ trợ các cổng  6 cổng 10/100 ethernet  25 VLANs  5 ngữ cảnh bảo mật • Bộ nhớ Flash 16 MB PIX 525

Hình 3.4. PIX 525

• Dùng cho các mạng trung bình và lớn

• Thông lượng là 330 Mbps đối với dữ liệu text • Các cổng hỗ trợ  10 cổng 10/100 Fast Ethernet  100 VLANs  50 ngữ cảnh bảo mật • Thông lượng VPN  155 Mbps 3DES (VAC)

 170 Mbps 256-bit AES (VAC)

PIX 535

Hình 3.5. PIX 535

• Thiết kế cho các mạng lớn và mạng của nhà cung cấp dịch vụ • Thông lượng là 1.7 Gbps đối với dữ liệu text

• Các cổng hỗ trợ

 14 cổng Fast Ethernet và Gigabit Ethernet

 200 VLANs

 100 ngữ cảnh bảo mật

• Thông lượng VPN

 440 Mbps 3DES (VAC)

• Bộ nhớ Flash là 16 MB

2. Nguyên tắc hoạt động của PIX Firewall

Nguyên tắc chung của firewall (kể cả firewall dạng phần mềm như proxy hay dạng thiết bị cứng như là PIX) là bắt gói dữ liệu đi ngang qua nó và so sánh với các luật đã thiết lập. Nếu thấy không vi phạm luật nào thì cho đi qua, ngược lại thì hủy gói dữ liệu. PIX firewall hoạt động dựa trên cơ chế ASA (Adaptive Security Algorithm) sử dụng Security level (mức độ bảo mật). Giữa hai cổng thì một sẽ có Security level cao hơn, một có Security level thấp hơn.

Vấn đề cốt lõi của các thiết bị an ninh là thuật toán An ninh tổng hợp (Adaptive Security Algorithm - ASA). Giải thuật ASA duy trì vành đai an toàn giữa các mạng điều khiển bởi thiết bị an ninh. ASA tuân theo các quy luật sau:

• Không gói tin nào đi qua PIX mà không có một kết nối và trạng thái

• Cho phép các kết nối ra bên ngoài, trừ những kết nối bị cấm bởi danh sách điều khiển truy nhập ACLs. Một kết nối ra bên ngoài có thể là một nguồn hoặc một client ở cổng có mức bảo mật cao hơn nơi nhận hoặc server. Cổng có mức bảo mật cao nhất là inside với giá trị là 100, cổng có mức bảo mật thấp nhất là outside với giá trị là 0. Bất kỳ cổng nào khác cũng có thể có mức bảo mật nhận giá trị từ 1 đến 99.

• Cấm các kết nối vào bên trong, ngoại trừ những kết nối được phép. Một kết nối vào bên trong là một nguồn hoặc client ở cổng hay mạng có mức bảo mật thấp hơn nơi nhận hoặc server.

• Tất cả các gói ICMP đều bị cấm, trừ những gói được phép • Mọi sự thử nghiệm nhằm phá vỡ các quy tắc trên đều bị hủy bỏ

Trên mỗi cổng của PIX có các mức độ bảo mật (Security-level), xác định một giao tiếp (interface) là tin cậy, được bảo vệ hay không tin cậy, được bảo vệ ít và

tương quan với các giao tiếp khác như thế nào. Một giao tiếp được xem là tin cậy trong mối quan hệ với các giao tiếp khác nếu nó có mức độ bảo mật cao hơn.

Quy tắc cơ bản về mức độ bảo mật là: Dữ liệu có thể đi vào PIX thông qua một interface với Security level cao hơn , đi qua PIX và đi ra ngoài thông qua interface có Security level thấp hơn. Ngược lại, dữ liệu đi vào interface có Security level thấp hơn không thể đi qua PIX và đi ra ngoài thông qua interface có Security level cao hơn nếu trên PIX không có cấu hình conduit hoặc access-list để cho phép nó thực hiện điều này. Các mức bảo mật đánh số từ 0 đến 100.

• Mức 0: Là mức thấp nhất, thiết lập mặc định cho outside interface (cổng ra ) của PIX, thường dành cho cổng kết nối ra Internet. Vì 0 là mức bảo mật ít an toàn nhất nên các untrusted network thường ở sau interface này. Các thiết bị ở outside chỉ được phép truy nhập vào PIX khi nó được cấu hình để làm điều đó.

• Mức 100: Là mức cao nhất cho một interface. Nó được sử dụng cho inside interface ( cổng vào ) của PIX, là cấu hình mặc định cho PIX và không thể thay đổi. Vì vậy mạng của tổ chức thường ở sau interface này, không ai có thể truy nhập vào mạng này trừ khi được phép thực hiện điều đó. Việc cho phép đó phải được cấu hình trên PIX; các thiết bị trong mạng này có thể truy nhập ra mạng outside.

• Mức từ 1 đến 99: Được dành cho những mạng xung quanh kết nối tới PIX, đăng ký dựa trên kiểu của truy nhập của mỗi thiết bị, thông thường là kết nối đến một mạng hoạt động như là Demilitarized zone ( DMZ ).

Khi có nhiều kết nối giữa PIX và các thiết bị xung quanh thì:

• Dữ liệu đi từ interface có Security level cao hơn đến interface có Security level thấp hơn: Cần phải có một translation ( static hay dynamic ) để cho phép giao thông từ interface có Security level cao hơn đến interface có Security level thấp hơn. Khi đã có translation này, giao thông bắt đầu từ inside interface đến outside interface sẽ được phép, trừ khi nó bị chặn bởi access-list, authentication hay authorization.

• Dữ liệu đi từ interface có Security level thấp hơn đến interface có Security level cao hơn: 2 điều quan trọng cần phải được cấu hình để cho giao thông từ interface có Security level thấp hơn đến interface có Security level cao hơn là static translation và conduit hoặc access-list.

• Dữ liệu đi qua hai interface có Security level như nhau: Không có giao thông đi giữa hai interface có Security level như nhau.

IV. Các lệnh duy trì thông thường của PIX Firewall 1. Các chế độ truy cập

PIX Firewall chứa tập các lệnh dựa trên hệ điều hành Cisco IOS và cung cấp 4 chế độ truy cập:

 Unprivileged mode (chế độ truy cập không đặc quyền) – Chế độ này sẽ sẵn có khi bạn lần đầu tiên truy cập vào PIX Firewall. Từ dấu nhắc > được hiển thị, chế độ này cho phép bạn xem các thiết lập một cách hạn chế.

 Privileged mode (chế độ đặc quyền) – Chế độ này hiển thị dấu nhắc # và cho phép bạn thay đổi cài đặt hiện tại. Bất kỳ lệnh trong chế độ không đặc quyền nào đều có thể làm việc trong chế độ đặc quyền.

 Configuration mode (chế độ cấu hình) – Chế độ này hiển thị dấu nhắc

(config)# và cho phép bạn thay đổi cấu hình hệ thống. Tất cả các lệnh đặc quyền, không đặc quyền và lệnh cấu hình đều làm việc ở chế độ này.

 Monitor mode (chế độ theo dõi kiểm tra) – Đây là một chế độ đặc biệt nó cho phép bạn cập nhật image trên mạng. Trong chế độ này bạn có thể nhập các lệnh chỉ định vị trí của TFTP server và image nhị phân để download.

Trong mỗi một kiểu truy cập, ta có thể rút gọn một cách tối đa câu lệnh xuống chỉ còn một vài ký tự riêng biệt của câu lệnh đó. Ví dụ ta có thể nhập write t để xem cấu hình thay vì phải nhập câu lệnh đầy đủ write terminal. Có thể nhập en thay cho

enable để bắt đầu chế độ đặc quyền, co t thay cho configuration terminal để bắt đầu chế độ cấu hình.

Thông tin trợ giúp luôn sẵn có trong dòng lệnh của PIX Firewall bằng cách nhập help hoặc ? để liệt kê tất cả các lệnh. Nếu bạn nhập help hoặc ? sau một lệnh (ví dụ router), thì cú pháp lệnh router sẽ được liệt kê ra. Số các lệnh được liệt kê ra khi ta dùng dấu hỏi hoặc từ khóa help là khác nhau ở các chế độ truy cập vì vậy mà chế độ không đặc quyền sẽ đưa ra các lệnh ít nhất và chế độ cấu hình sẽ đưa ra số lệnh nhiều nhất. Hơn nữa ta có thể nhập bất cứ một lệnh nào (chính nó) ở trên dòng lệnh và sau đó ấn phím Enter để xem cú pháp lệnh

2. Các lệnh duy trì thông thường của PIX Firewall

Có một số lệnh duy trì thông thường của PIX Firewall:

 Lệnh Enable, enable password passwd – Được sử dụng để truy cập vào phần mềm PIX Firewall để thay đổi mật khẩu.

Write erase, wirte memory write team – Được sử dụng để hiển thị cấu hình hệ thống và lưu trữ cấu hình dữ liệu mới

Show interface, show ip address, show memory, show versionshow xlate – Được sử dụng để kiểm tra cấu hình hệ thống và thông tin thích hợp khác

Exit reload – Được sử dụng để thoát một chế độ truy cập, tải lại một cấu hình và khởi động lại hệ thống

Hostname, ping telnet – Được sử dụng để xác định nếu một địa chỉ IP khác tồn tại, thay đổi hostname, chỉ định host cục bộ cho PIX Firewall và giành quyền truy cập console

2.1. Lệnh enable

Lệnh enable cho phép ta vào chế độ truy cập đặc quyền, sau khi nhập enable, PIX Firewall sẽ nhắc mật khẩu để truy cập vào chế độ đặc quyền. Mặc định thì mật khẩu này không yêu cầu vì thế mà chỉ cần ấn phím Enter, sau khi bạn vào chế độ đặc quyền hãy để ý dấu nhắc sẽ thay đổi sang ký hiệu #. Khi gõ configure terminal nó sẽ vào chế độ cấu hình và dấu nhắc thay đổi sang (config)#. Để thoát và quay trở về chế độ trước đó, sử dụng lệnh disable, exit hoặc quit

2.2. Lệnh enable password

Lệnh enable password thiết lập mật khẩu truy cập vào chế độ đặc quyền. Bạn sẽ được nhắc mật khẩu này sau khi nhập lệnh enable (Khi PIX Firewall khởi động và bạn nhập vào chế độ đặc quyền thì sẽ xuất hiện dấu nhắc để nhập mật khẩu)

Không có mật khẩu mặc định do đó bạn có thể ấn phím enter tại dấu nhắc mật khẩu hoặc bạn có thể tạo ra mật khẩu do bạn chọn. Mật khẩu phân biệt chữ hoa và chữ thường, hỗ trợ độ dài lên đến 16 ký tự chữ số. Bất kỳ ký tự nào cũng có thể được sử dụng lọai trừ dấu chấm hỏi, dấu cách và dấu hai chấm.

Nếu bạn thay đổi mật khẩu, bạn nên ghi lại va lưu trữ nó ở một nơi thích hợp. Sau khi bạn thay đổi mật khẩu thì bạn không thể xem lại nó bởi vì nó đã được mã hóa. Lệnh

show enable password chỉ đưa ra dạng mật khẩu đã được mã hóa. Sau khi mật khẩu đã bị mã hóa chúng không thể đảo ngược lại dạng văn bản thông thường

Lệnh passwd cho phép bạn thiết lập mật khẩu Telnet truy cập vào PIX Firewall. Mặc định giá trị này là Cisco.

2.3. Lệnh write

Lệnh write cho phép bạn ghi (lữ trữ) cấu hình hệ thống vào bộ nhớ, hiển thị cấu hình hệ thống và xóa các cấu hình hiện tại. Dưới đây là các lệnh write:

write net – Lưu trữ cấu hình hệ thống thành một file trên TFTP server hoặc trong mạng.

write earse – Xóa cấu hình bộ nhớ flash

write floppy – Lữ trữ cấu hình hiện tại vào đĩa mềm (PIX Firewall 520 và các model trước đó có ổ đĩa mềm 3.5-inch)

write memory – Ghi cấu hình đang chạy (hiện tại) vào bộ nhớ Flash

write standby – Ghi cấu hình được lưu trong Ram trên active failover PIX Firewall, vào RAM trên standby PIX Firewall. Khi PIX Firewall hoạt động (active PIX Firewall) khởi động ghi cấu hình vào PIX dự phòng.. Sử dụng lệnh này để ghi cấu hình của active PIX Firewall sang standby PIX Firewall.

Write teminal – Hiển thị cấu hình hiện tại trên thiết bị đầu cuối

2.4. Lệnh telnet

telnet ip_address [netmask] [if_name]

Cho phép chỉ ra host nào có thể truy cập cổng console của PIX thông qua telnet. Với các version 5.0 trở về trước, chỉ có các internal host mới có thể truy cập vào PIX firewall thông qua telnet, nhưng các version sau này, user có thể telnet vào PIX firewall qua tất cả các interface. Tuy nhiên, PIX firewall khuyến cáo rằng, tất cả telnet traffic đến outside interface phải được bảo vệ bởi IPSEC. Do đó, để khởi động một telnet session đến PIX, user cần cấu hình PIX để thiết lập IPSEC tunnel họăc là với một PIX khác, hoặc là router, hay là VPN Client.

clear telnet [ip_address [netmask] [if_name]]

Di chuyển đến phiên telnet truy cập từ một địa chỉ IP trước đó  telnet timeout minutes

Thiết lập thời gian cực đại một phiên telnet có thể không được sử dụng trước khi nó bị kết thúc bởi PIX Firewall

kill telnet_id

Kết thúc một phiên telnet. Khi bạn kết thúc một phiên telnet, PIX Firewall sẽ ngăn chặn mọi lệnh kích hoạt và sau đó hủy kết nối mà không cảnh báo người sử dụng.

who local_ip

Cho phép bạn hiển thị địa chỉ IP hiện tại đang truy cập vào PIX Firewall thông qua telnet

Ip_address Một địa chỉ IP của một host hoặc mạng mà có thể Telnet đến PIX Firewall . Nếu không đưa ra tên giao diện (if_name) thì mặc định sẽ là giao diện phía trong (mạng bên trong). PIX Firewall tự động kiểm tra địa chỉ IP dựa trên địa chỉ IP được nhập bởi lệnh ip address để đảm bảo rằng địa chỉ bạn đưa ra thuộc về

mạng bên trong (đối với các IOS version dưới 5.0)

Netmask Mặt nạ mạng của địa chỉ IP. Để giới hạn truy cập đến một địa chỉ IP đơn thì sử dụng 255 cho mỗi octet (ví dụ, 255.255.255.255). Nếu bạn không đưa ra netmask thì mặc định là 255.255.255.255 đối với lớp local_ip (ip cục bộ). Không sử dụng mặt nạ mạng con của mạng bên trong. Mặt nạ mạng chỉ là một bit mask cho địa chỉ IP trong ip address

If_name Nếu Ipsec đang hoạt động, PIX Firewall cho phép bạn đưa ra một tên giao diện không đảm bảo. Thông thường là mạng phía ngoài. Tối thiểu thì lệnh cryto map cần được cấu hình để đưa ra tên một giao diện với lệnh Telnet

Minutes Số phút mà phiên telnet có thể không sử dụng đến trước khi bị đóng bởi PIX Firewall. Mặc định là 5 phút. Hỗ trợ từ 1-60 phút

telnet_id Định danh phiên telnet

local_ip Một tùy chọn địa chỉ ip bên trong để giới hạn danh sách đến một địa chỉ ip hoặc một địa chỉ mạng

2.5. Lệnh hostname và ping

Lệnh hostname thay đổi nhãn trên dấu nhắc. hostname có thể hỗ trợ lên tới 16 ký tự alpha và chữ hoa, chữ thường. mặc định thì hostname là pixfirewall.

Lệnh ping được sử dụng nếu PIX Firewall đã được kết nối hoặc nếu tồn tại một host (được nhận diện bởi PIX Firewall ) trên mạng. Nếu host tồn tại trên mạng thì lệnh ping nhận được còn nếu không thì sẽ có thông báo “NO response received”. (lúc này bạn sử dụng lệnh show interface để đảm bảo rằng PIX Firewall đã được được kết nối đến mạng và đã thông lưu lượng). Mặc định lênh ping sẽ cố gắng ping đến host đích 3 lần.

Sau khi PIX Firewall được cấu hình và hoạt động, chúng ta sẽ không thể ping đến giao diện bên trong (mạng bên trong) của PIX Firewall từ mạng bên ngoài hoặc

từ giao diện bên ngoài (outside interface) của PIX Firewall. Nếu có thể ping những mạng bên trong từ giao diện bên trong và nếu bạn có thể ping những mạng bên ngoài từ giao diện bên ngoài thì PIX Firewall đã thực hiện được đúng chức năng thông thường của nó.

2.6. Lệnh show

Lệnh show cho phép hiển thị các thông tin lệnh. Lệnh này thường kết hợp với các lệnh khác để hiển thị thông tin hệ thống của lệnh đó. Ta có thể nhập show cùng với ? để xem tên của các lệnh hiển thị và mô tả về chúng. Dưới đây là ví dụ của các

Một phần của tài liệu bao_mat_voi_pix_firewall_664 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w