tin
Cổng ra
theo cùng một cách, vì vậy nó thích hợp với mô hình mạng Best - Effort (mô hình mạng nỗ lựu tối đa).
Nhược điểm chính của hàng đợi FIFO là không phân biệt được các lớp lưu lượng. Do đó, nó không thể cung cấp các cơ chế đối xử riêng cho các lưu lượng khác nhau, tất cả các luồng lưu lượng sẽ bị suy giảm chất lượng khi tắc nghẽn xẩy ra.
2. Hàng đợi ưu tiên – PQ (Priority queuing)
Hàng đợi FIFO đưa tất cả các gói tin vào trong một hàng đợi đơn, không phân biệt các lớp lưu lượng. Hàng đợi ưu tiên được đưa ra nhằm khắc phục nhược điểm đó của hàng đợi FIFO. Trong hàng đợi PQ, có N hàng đợi được tạo ra theo độ ưu tiên từ 1 đến N. Thứ tự lập lịch được xác định bởi thứ tự ưu tiên và không phụ thuộc vào vị trí của gói tin. Các gói tin trong hàng đợi thứ i được xử lý khi không còn gói tin nào trong hàng đợi thứ i-1.
Hình 3-8: Hàng đợi ưu tiên PQ
Giống như hàng đợi FIFO, hàng đợi PQ có ưu điểm chính là rất đơn giản; nó đưa ra phương pháp đơn giản để phân biệt các lớp lưu lượng.
Nhược điểm chính của hàng đợi PQ là luôn hướng tới xử lý hàng đợi có độ ưu tiên cao hơn trước, do đó các hàng đợi có độ ưu tiên thấp hơn có thể không có cơ hội được xử lý. Vì vậy phải quan tâm và lưu ý khi chúng ta áp dụng hàng đợi PQ trong các bộ định tuyến.
Trong bộ định tuyến của Cisco, Hàng đợi PQ có thể phân loại các gói tin vào một trong 4 kiểu hàng đợi: hàng đợi mức cao (High queue), hàng đợi mức vừa (Medium queue), hàng đợi mức bình thường (Normal queue) và hàng đợi mức thấp (Low queue). Bộ lập lịch thực hiện việc lập lịch các lưu lượng theo mức hàng đợi. Mỗi lớp lưu lượng sử dụng một hàng đợi FIFO, vì vậy các gói tin bị loại bỏ nếu một hàng đợi bị đầy.
3. Hàng đợi cân bằng – FQ (Fair queuing)
IP Router
Luồng dữ liệu đi vào
Phân loại gói tin Hàng đợi PQ1 Cổng ra Hàng đợi PQ2 Hàng đợi PQ3 Hàng đợi PQ N
Hàng đợi cân bằng còn được gọi là hàng đợi dựa trên luồng lưu lượng. Trong FQ,