Cách tiếp cận theo quan điểm tích hợp mạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiến trình nâng cấp mạng thông tin di động GSM và giao thức (Trang 74)

Trong cách tiếp cận này, thay vì nỗ lực phát triển các công nghệ và giao diện vô tuyến mới cho hệ thống 4G, các nhà nghiên cứu cho rằng về thực chất hệ thống 4G chỉ là sự tích hợp các hệ thống không dây đã được phát triển và đang triển khai trên thế giới như (WLAN, DSL, về tinh, quảng bá, 2G, 3G, ...). Cách tiếp cận này được Uỷ ban châu Âu (EC - European Commision) thông qua trong việc xây dựng các hệ thống 4G. Theo cách tiếp cận này, người sử dụng sẽ được hệ thống cung cấp khả năng “di động cá nhân” (personal mobility), theo đó, họ có thể từ thiết bị của mình truy nhập đến các dịch vụ mà không cần quan tâm đến các công nghệ giao diện không gian đang sử dụng (WLAN, GSM, GPRS,...). Theo quan điểm này, công nghệ IP cho mạng cố định sẽ được triển khai đến các trạm cơ sở (Base Station - viết tắt là BS), và các trạm này sẽ trở thành các router truy cập (access router).

Gần đây, quan điểm này được tái khẳng định trong “Báo cáo 4G 2005: Sự

thayđổi chuỗi giá trị không dây” đưa ra ngày 30 tháng 6 năm 2005 bởi VisionGain - Tổ chức uy tín chuyên đưa ra các đưa ra các phân tích đánh giá về tình hình công nghệ trên thế giới [39] - theo đó: “4G không chỉ định nghĩa ra một chuẩn mới, mà 4G đưa ra một môi trường trong đó các phương thức truy nhập không dây sẽ có khả năng phối hợp họat động để cung cấp các phiên truyền thông có khả năng chuyển giao thông suốt giữa chúng”.

Rõ ràng, theo quan điểm này hệ thống sẽ linh hoạt hơn (không phụ thuộc vào một công nghệ cụ thể nào), với chi phí triển khai thấp (dựa trên các công nghệ và hệ thống sẵn có). Hệ thống dựa trên quan điểm này được gọi là hệ thống ALL-IP 4G.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiến trình nâng cấp mạng thông tin di động GSM và giao thức (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)