Khái quát về công ty cổ phần giấy Lam Sơn

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 32 - 36)

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Sơn

Công ty cổ phần giấy Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần năm 2002, có chức năng sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập.

Nhà máy giấy Lam Sơn được thành lập ngày 20.12.1948 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thuộc hai huyện Như Xuân và Nông Cống của tỉnh Thanh Hóa. Với chức năng nhiệm vụ ban đầu là sản xuất giấy các loại và bìa carton cứng nhằm phục vụ các cơ sở kinh tế của nhà nước và cho quốc phòng. Trải qua một thời gian dài phấn đấu gian nan, vất vả trong quá trình xây dựng và sản xuất cùng với những thăng trầm của đất nước, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, các ngành chức năng trong tỉnh, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, các thế hệ công nhân viên của công ty qua nhiều thời kỳ đã đạt được nhiều thành tích vượt bậc so với những ngày đầu thành lập.

Công ty giấy Lam Sơn được thành lập lại theo tinh thần nghị quyết 388- HĐBT, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với chức năng, nhiệm vụ sản xuất các loại giấy krapt các loại. địa điểm công ty nằm trên địa bàn xã Vạn Thắng- Nông Cống- Thanh Hóa với diện tích hơn 10.000 m².

Nguồn nhân lực

Số lượng nhân lực

Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu lấy từ lực lượng lao động địa phương, một số là cán bộ từ nơi khác tới làm việc. Số công nhân kỹ thuật hiện có của công ty đều trải qua học tập tại trường đào tạo nghề giấy Phú Thọ, số còn lại đang được công ty gửi đi đào tạo, bởi đa số công nhân vào công ty đều chỉ là lao động sơ cấp.

Bên cạnh đó, hàng năm công ty cũng nhận một số lượng lớn học viên của các trường đào tạo nghề của tỉnh hay học viên của huyện cử đi đào tạo về thực tập. Vì vậy, kiểm tra số lượng và chất lượng lực lượng lao động của công ty là một việc làm thường xuyên được các cán bộ ở phòng tổ chức của công ty theo dõi sát sao.

Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

Bảng 1: Cơ cấu nguồn nhân lực

Trình độ Số lượng( người) Tỷ lệ( %)

Đại học và trên đại học 35 11,1% Cao đẳng và trung cấp 60 18,99% Công nhân kỹ thuật 186 58,86% Sơ cấp và lao động khác 35 11,1%

Tổng số 316 100%

( Nguồn: phòng tổ chức- công ty cổ phần giấy Lam Sơn) Nguyên, vật liệu

Vùng nguyên liệu

Vùng nguyên liệu giấy chủ yếu của công ty là vùng rừng trong quy hoạch thuộc địa bàn các xã thuộc huyện lân cận( huyện Như Thanh, Triệu Sơn) với số lượng chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là luồng, nứa, vàu, keo, chàm…Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục thu mua và mở rộng quy mô thu mua nguyên liệu cho các hộ trồng rừng trong huyện, tuy nhiên các hộ này với quy mô nhỏ, việc thu mua diễn ra rất khó khăn bởi phân bố không tập trung, mất nhiều thời gian tập kết tại một điểm để chuyển về công ty.

Giấy tái chế

Trong thời gian tới, nguồn nguyên liệu này sẽ chiếm chủ yếu trong đầu vào của công ty, song hiện tại, thu mua giấy loại tái chế chỉ là biện pháp nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm nguyên liệu sắp tới. Hiện nay, công ty đã thành lập các điểm thu mua giấy loại ở nhiều điểm trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nghệ An.

Giấy loại sau khi thu mua về được tập kết tại kho lề, được phân loại và xử lý, loại bỏ những vụn vặt không cần thiết. Công đoạn này đòi hỏi nhiều nhân công, tuy nhiên thời gian làm việc co thể kéo dài, do đó việc sử dụng giấy loại tái chế ngoài những ưu điểm đã biết còn có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của công nhân viên trong công ty.

Công nghệ

Hiện nay, Công ty có 3 dây chuyền sản xuất nhập từ Trung Quốc và Đài Loan. Công nghệ của những dây chuyền này ở mức trung bình, đã khấu hao tới 80% nhưng giá trị sử dụng thực tế gần tương đương với dây chuyền đầu tư mới bởi thường xuyên được nâng cấp sửa chữa, đảm bảo chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất. 3 dây chuyền này luôn tạo ra một số lượng lớn sản phẩm giấy kraft và giấy đế, bình quân 12.000 tấn sản phẩm/ năm.

Công suất mỗi dây chuyền cụ thể như sau:

* Dây chuyền thiết bị sản xuất theo công nghệ của Trung Quốc: + Số lượng: 02 dây chuyền

+ Công suất thiết kế: 2.200 tấn / năm

+ Công suất vận hành: 3.000 -> 3.500 tấn / năm * Dây chuyền thiết bị sản xuất theo công nghệ Đài Loan:

+ Số lượng: 01 dây chuyền

+ Công suất thiết kế: 2.100 tấn / năm + Công suất vận hành: 2.800 tấn / năm Vốn

Vốn điều lệ của công ty cổ phần giấy Lam Sơn là 100.000.000 đồng. Cơ cấu vốn cụ thể như sau: số vốn của công ty chiếm 83,38%, các cổ đông bên ngoài công ty chiếm 4,77%, các cổ đông bên trong Công ty nắm giữ 10,44%, còn lại 1,41% là cổ phiếu quỹ.

Trong số 10.000 cổ phiếu của Công ty có 1.590 cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng. Đây là cổ phiếu người nghèo trả chậm theo Nghị định 64/1998/NĐ-CP v/v Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Bắt đầu từ năm thứ 5 sau ngày mua, những cổ đông này phải trả số tiền mua chậm trả trong vòng 10 năm (2006-2016) và không phải chịu lãi suất.

Bảng 2:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến quý II/2008

STT Chỉ tiêu MS Kỳ trước Kỳ này Lũy kế từ đầu

năm 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 6.162.751.438 5.547.565.192 11.710.316.630 2 Giá vốn bán hàng 11 5.274.533.858 4.821.095.632 10.095.449.490 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 302.743.595 3.047.531.539 607.496.734 4 Chi phí tài chính 22 160.363.105 112.110.043 272.473.148 5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 314.646. 575 117.595.334 432.241.909 6 Tổng lợi nhuận trước thuế 50 160.770.517 50.675.024 211.445.541 7 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 34.733.612 27.917.504 62.651.116

8 Lợi nhuận sau thuế

60 126.036.905 22.757.520 148.794.425

( Nguồn: phòng kế toán- công ty cổ phần giấy Lam Sơn)

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w