Về nhân lực:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 61 - 64)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DỆT MAY VIỆT NAM THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI GIA NHẬP

3. Phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN

3.4 Về nhân lực:

Khi Việt Nam gia nhập WTO, có rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư để phát triển ngành Dệt may. Nguyên nhân của sự lựa chọn đó một phần bởi ở đây có nguồn nhân lực dồi dào với phẩm chất siêng năng một nhân tố rất cần đối với ngành Dệt May. Với đội ngũ lực lượng lao động đông đảo, trẻ có tính cần cù trong công việc sáng tạo trong lao động, giá nhân công thấp có thể nói rằng SMEs giành được lơi thế hơn nhiều so với SMEs DM trong khu vực. Theo nhận xét của các nhà đầu tư nước ngoài lao động Việt Nam rất dễ đào tạo về nghề nghiệp và vận hành sản xuất. Đặc biệt đối với các SMEs ngành may, chỉ cần đào tạo ba tháng là có thể đào tạo được một lao động. Giá nhân công được đánh giá là thấp, với mức lương 0,3-0,6 USD/giờ cùng xấp xỉ với giá lao động của Indonexia, Trung Quốc; thấp hơn giá lao động tại Ấn Độ, Srilanka, Thailand.

Tuy vậy, hiện nay khi nền kinh tế ngày càng mở cửa hội nhập với các nền kinh tế khác năng lực cạnh tranh vê nguồn nhân lực của SMEs DM có nguy cơ bị đe dọa, nguy cơ mất năng lực cạnh tranh vì nhiều lý do. Sự giảm sút năng lực cạnh tranh đó được giải thích bởi các lý do sau;

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh mất dần ngay trong nội bộ ngành do sự chênh lệch tiền lương trong các doanh nghiệp dệt may lớn và SMEs DM. Mức lương công nhân ngành may trong các doanh nghiệp lớn lên đến 4 triệu đồng tuy nhiên trong các SMEs chỉ vào khoảng 2-2,5 triệu. Số tiền lương này đã được cải thiện nhiều so với thời kỳ trước nhưng vẫn là thấp. Từ đó nảy sinh ra hiện tượng người lao động thường xuyên chuyển nơi làm việc khiến các SMEs DM rơi vào tình trạng thiếu lao động nên không thể hoàn thành được các hợp đồng theo đúng thời hạn. Chính điều này đã làm mất năng lực cạnh tranh của SMEs ngay trong nội bộ ngành.

Bảng dưới đây thống kê về tình hình giảm lao động trong SMEs DM

Bảng24:Tỷ lệ biến động lao động trong SMEs DM

2006 2007 2008

Tổng số lao động 496154 589246 652689

Tuyển mới trong

Giảm trong năm 88828 18% 107858 18% 175851 27%

Nguồn:Tổng hợp từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng số lượng nhân công trong các SMEs DM là đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp này. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs cần phải có những chính sách tiền lương phù hợp, cũng như các chính sách hỗ trợ thêm cho người lao động để có thể kích thích tinh thần làm việc của công nhân.

Thứ hai, năng lực cạnh tranh của SMEs DM về nguồn nhân lực cũng đang giảm do năng suất lao động của SMEs DM còn thấp hơn. Đây là một điều bất lợi khi VN đã hội nhập sâu, bởi việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

Bảng 25: Hiệu quả sử dụng lao động trong SMEs DMVN

Mức sinh lời bình quân của 1LĐ

trong SMEs DM(tr.đồng/1LĐ) 0,761 1,155 0,431 1,242

Mức sinh lời bình quân của 1LĐ

trong SMEs CN(tr.đ/1 LĐ) 22,103 21,638 28,146 30,121

Tỷ lệ so sánh mức sinh lời bình quân của một lao động giữa SMEs DM với SMEs CN(%)

3,442 5,338 1,531 4,123

Hiệu suất tiền lương của SMEs DM(lần)

0,065 0,095 0,03 0,075

Hiệu suất tiền lương bình quân của SMEs CN(lần)

1,560 1,420 1,631 1,495

Tỷ lệ so sánh về hiệu suất tiến lương giữa SMEs DM và SMEs CN(%)

4,167 6,690 1,839 5,017

Nguồn: Thực trạng các doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2005-2008

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên đưa ra nhận xét tổng quát về hiệu quả kinh doanh của SMEs DMVN rất thấp thấp hơn nhiều so với bình quân chung của các SMEs công nghiệp khác. Trong giai đoạn 2006-2008, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của SMEs ở năm cao nhất cũng chỉ bằng ¼ mức bình quân chung của SMEs các ngành công nghiệp. Các số liệu cũng cho thấy rằng hiệu quả sử dụng lao động trong SMEs DM khá là thấp. Như vậy, mức sinh lời bình quân của một lao động trong SMEs DMVN chưa bằng

1/10 bình quân của SMEs trong các ngành công nghiệp Việt Nam, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng lao động của SMEs DM rất thấp.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh của SMEs DM đang giảm dần bởi vì nguyên nhân về nguồn đào tạo nghề dành cho SMEs DMVN đang không được chú trọng và đầu tư thích hợp. Trong SMEs DM số lượng công nhân có trình độ tay nghề chủ yếu, rất ít có thợ công nhân lành nghề cũng như những kỹ sư có trình độ cao. Xuất phát từ đặc điểm năng lực tài chính có hạn nên SMEs không có khả năng thuê được những công nhân lành nghề hay những thợ bậc cao vì sẽ không đủ khả năng trả lương theo như yêu của họ. Cũng do hạn chế về năng lực tài chính nên họ không có khả năng đào tạo lại hay mở các lớp nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho công nhân được.Chính vì vậy, hầu hết công nhân trong SMEs DM là những công nhân chỉ mới có trình độ tốt nghiệp phổ thông, họ không có trình độ tay nghề cao hơn nữa họ không thể thực hiện được các kỷ luật lao động. Chính điều này đã tác động đến năng suất lao động không cao không ổn định và không thể có tác phong công nghiệp thì hẳn rằng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập của SMEs giảm sút là điều tất yếu.

Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN thì việc đào tạo trình độ chuyên môn tay nghề, đào tạo cho công nhân tác phong công nghiệp là một điều quan trọng .Theo đó, mục tiêu của Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Bộ Công Thương vừa phê duyệt là đảm bảo 70% lực lượng lao động dệt may được đào tạo chính quy, trong đó 20% lao động kỹ thuật có trình độ theo hướng chuyên môn hóa, có kỹ năng nghề thuần thục, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp dệt may.

Bảng 26: Nhu cầu đào tạo mới lao động dệt may giai ddaonj 2008-2010

Nhu cầu đào tạo mới lao động dệt may giai đoạn 2008-2020

Đơn vị: người

2008-2010 2011-2015 2016-2020

Quản lý 2.250 4.280 4.800

Khối kinh tế 6.000 11.000 12.500

Khối kỹ thuật 6.000 11.500 12.900

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Như vậy, Từ những phân tích trên thấy rằng: SMEs DMVN nói riêng và ngành DMVN nói chung đang ngày càng mất dấn đi lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực quan trọng.Chính vì vậy, SMEs DM cần có những chính sách phù hợp để cải thiện chất lượng lao động đề có thể phát huy hơn nữa những lợi thế về lao động mà ngành DM hiện đang có để góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w