Các cấu hình bảovệ của mạng vòng Mạng vòng đơn hướng

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT ĐỒNG BỘ TRONG MẠNG QUANG SDH VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ (Trang 49 - 53)

LỜI MỞ ĐẦU

2.2.5.2.Các cấu hình bảovệ của mạng vòng Mạng vòng đơn hướng

Mạng vòng đơn hướng

Trên mạng vòng đơn hướng, lưu lượng chỉ truyền theo một hướng ở trạng thái bình thường. Như ở hình sau, ta thấy nếu từ C muốn truyền lưu lượng sang A thì truyền theo hướng C → B → A (trên hình vẽ là đường x), còn từ A muốn truyền lưu lượng sang C thì truyền theo hướng A → D → C (trên hình vẽ là đường y). Khi mạng có lỗi xảy ra giữa thành phần mạng A và B thì đường y không bị ảnh hưởng bởi lỗi này nên từ A lưu lượng có thể truyền sang C theo hướng bình thường. Từ C truyền lưu lượng sang A bị gián đoạn nên hệ thống phải chuyển mạch sang một đường khác. Những thành phần mạng khác (C và D) sẽ chuyển mạch để tải lưu lượng này. Tại A sẽ gởi yêu cầu tạo cầu nối đến C, khi đó lưu lượng từ C mà muốn truyền sang A thì sẽ đi theo hai đường: đường làm việc C → B → A và đường dự phòng C→ D → A (theo đường x).

Hình 2.9: Mạng vòng đơn hướng

Mạng vòng hai hướng

Trên mạng vòng này, kết nối giữa các thành phần mạng là song hướng. Ở trạng thái

bình thường, khi từ C muốn truyền lưu lượng sang A thì theo hướng C → B → A, từ A muốn truyền lưu lượng sang C thì sẽ theo hướng A → B → C (theo đường x). Khi mạng xảy ra sự cố giữa thành phần mạng A và B, từ C muốn truyền lưu lượng sang A thì sẽ truyền lưu lượng đến B, tại B lưu lượng sẽ được chuyển mạch sang đường dự phòng để truyền đến A. Như vậy, lưu lượng sẽ được truyền theo hướng: C → B → C → D → A.

Hình 2.10: Mạng vòng song hướng

Trên mạng vòng, chức năng APS được thực hiện khi xảy ra sự cố trên hệ thống, trình tự thông tin xử lý lỗi được truyền trong byte K1 và K2.

Bảng 2.4: Thứ tự ưu tiên chuyển mạch (bốn bit đầu của byte K1)

Bit

1 2 3 4

1 1 1 1 Khóa phần bảo vệ hay mất tính hiệu 1 1 1 0 Chuyển mạch cưởng bức trên tuyến 1 1 0 1 Chuyển mạch cưởng bức trên mạng vòng 1 1 0 0 Mất tín hiệu (tuyến)

1 0 1 1 Mất tín hiệu (mạng vòng) 1 0 1 0 Suy giảm tín hiệu(dự phòng) 1 0 0 1 Suy giảm tín hiệu(tuyến) 1 0 0 0 Suy giảm tín hiệu (mạng vòng) 0 1 1 1 Chuyển mạch nhân công (tuyến) 0 1 1 0 Chuyển mạch nhân công(mạng vòng) 0 1 0 1 Thời gian chờ khôi phục(wait-to-restore) 0 1 0 0 Hoạt động thử(tuyến)

0 0 1 1 Hoạt động thử (mạng vòng) 0 0 1 0 Yêu cầu chuyển lại (tuyến) 0 0 0 1 Yêu cầu chuyển lại (mạng vòng) 0 0 0 0 Không yêu cầu

Các bit từ năm đến tám của byte K1 được dùng để chỉ số nhận dạng của nút đích (thông thường là số nhận dạng của nút kế bên). Các bit từ một đến bốn của byte K2 được dùng để chỉ số nhận dạng của nút nguồn (là số nhận dạng của chính nó), bit năm được dùng để chỉ chuyển mạch sang đường dài hay đường ngắn. Các bit sáu, bảy và tám sẽ được dùng để chỉ trạng thái.

Bảng 2.5: Chức năng của các bit trong byte K2

Bit Điều kiện hoặc yêu cầu

6 7 8

1 1 1 AIS cho tuyến

1 1 0 RDI cho tuyến

1 0 1 Dùng cho tương lai 1 0 0 Dùng cho tương lai

0 1 1 Lưu lượng phụ trên kênh dự phòng 0 1 0 Cầu nối và chuyển mạch

0 0 1 Cầu nối

0 0 0 Không sử dụng

2.3. Kết luận chương

Chương này đã trình bày cơ bản mạng quang SDH về các thành phần trong mạng cũng như về các cấu hình của mạng quang SDH. Mạng quang SDH mang lại nhều lợi ích to lớn cho nhà cung cấp mạng như: Khả năng đáp ứng cao và dung lượng phù hợp; độ tin cậy cao; làm nền tảng của nhiều dịch vụ tương lai; kết nối dễ dàng với các hệ thống khác.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT ĐỒNG BỘ TRONG MẠNG QUANG SDH VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ (Trang 49 - 53)