CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn: Vai trò của hoạt động Nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân pot (Trang 28 - 33)

NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.

Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu

lược kinh doanh, dự đoán xu hướng biến động của thị trường. Phát huy những

lợi thế đồng thời có biện pháp phòng trừ những rủi ro, tạo điều kiện đạt được

mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp. Kinh doanh nhập khẩu chịu ảnh hưởng

của nhiều yếu tố, ta có thể chia ra thành ba nhóm là: các yếu tố kinh tế; các yếu

tố chính trị; pháp luật và các yếu tố xã hội.

1. Các yếu tố kinh tế.

Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước:

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng của nền sản xuất trong và ngoài nước.

Sự phát triển của nền sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với

những sản phẩm nhập khẩu, tạo ra hàng hoá thay thế sản phẩm nhập khẩu. Còn nếu sản xuất trong nước kém phát triển không thể sản xuất ra những mặt hàng

đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao thì nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên. Mặt khác nếu

nền sản xuất nước ngoài hiện đại, tạo ra những sản phẩm tiện dụng, chất lượng

cao, hấp dẫn nhu cầu tiêu dùng sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên không phải lúc nào thị trường cũng vận động theo đúng qui luật tự nhiên của nó. Đôi khi để tạo sự độc quyền hoặc bảo hộ sản xuất trong nước, Chính phủ đã tạo

ra những rào cản ngăn chặn luồng hàng nhập khẩu bằng việc sử dụng các công

cụ thuế quan và phi thuế quan.

Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước:

Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới

hoạt động nhập khẩu bởi vì hoạt động kinh doanh nhập khẩu như một chiếc cầu

nối giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài tạo ra sự gắn bó tác động qua laị lẫn nhau. Đặc biệt đối với những nền kinh tế mở, các hàng rào mậu

dịch đã được dỡ bỏ thì thị trường trong và ngoài nước đã thực sự hoà quyện vào một. Khi có sự thay đổi giá cả, cung- cầu về mặt hàng ở thị trường trong nước

nước ngoài quyết đinh tới việc thoả mãn các nhu cầu trong nước, sự biến động

của nó về khả năng cung cấp sản phẩm mới, về sự đa dạng hàng hoá, dịch vụ được phản ánh thông qua chiếc cầu nhập khẩu.

Mức độ tăng trưởng kinh tế trong nước và thế giới:

Nền kinh tế trong nước phát triển dẫn đến thu nhập của người dân tăng lên, làm tổng cầu nội địa dịch chuyển kéo theo giá cả hàng hoá tăng lên. sự chênh lệch về giá cả giữa thị trường trong và ngoài nước sẽ thúc đẩy hoạt động nhập

khẩu phát triển.

Sự phát triển kinh tế làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi và tác động tới giá cả tương đối của hàng hoá trong nước so với hàng hoá quôc tế. Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới hoạt động nhập khẩu vì tính giá thanh toán trong nhập

khẩu phải dùng đến tỷ giá hối đoái. Sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ra

những biến đổi lớn những biến đổi lớn trong tỷ trọng giữa xuât khẩu và nhập

khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích xuât khẩu và hạn chế nhập khẩu và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngược lại.

2. Các yếu tố xã hội.

Con người là một tế bào của xã hội, bất kỳ hoạt động nào của con người đều tác động tới các yếu tố xã hội và ngược lại. Các yếu tố xã hội có thể khái quát

thành các yếu tố văn hoá, tập quán, dân số… có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Doanh nghiệp.

Trong quá trình nghiên cứu thị trường Doanh nghiệp phải chú ý tới các yếu

tố văn hoá của đối tượng cần nghiên cứu như: tập quán tiêu dùng, niềm tin, lối

sống, tôn giáo…nhẵm đưa ra những nhận định chính xác về thị trường. Ví dụ

khi nghiên cứu thị trường Ấn độ, ta biết được rằng phần lớn dân số ấn độ theo đạo Hồi do đó ý định kinh doanh thịt bò tại thị trường Ấn độ bị loại bỏ.

Văn hoá còn ảnh hưởng trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng. Ví dụ đối với người Trung quốc thì buổi đấu tiên đàm phán chỉ là để làm quen nhau chứ chưa đi vào vấn đề đàm phán kinh doanh. Nhưng đối với người Mỹ hoặc người Anh thì mục tiêu của họ là phải đạt được mục đích ngay buổi đầu của

cuộc đàm phán. Biết được yếu tố văn hoá của từng dân tộc giúp ta đưa ra những đối sách kinh doanh phù hợp .

3. Yếu tố chính trị pháp luật

Môi trường chính trị của mỗi quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động

kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. sự ổn định về mặt

chính trị sẽ giúp cho mối quan hệ hai bên được bền vững, sự anh toàn về mặt

pháp luật sẽ đảm bảo cho lợi ích của hai bên được thực hiện. Chính vì vậy, trước

khi thiết lập quan hệ với đối tác, doanh nghiệp cần tìm hiểu và tuân thủ các qui định của chính phủ của các nước liên quan, tập quán và luật pháp quốc tế có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động nhập khẩu. Trong nhiều trừơng hợp,

yếu tố chính trị và pháp luật trở thành tiêu thức buộc các nhà kinh doanh phải

quan tâm khi chọn thị trường nhập khẩu cho mình .

Mỗi quốc gia lại có những đặc trưng riêng trong lĩnh vực hoạt động kinh

doanh nhập khẩu . Một số nước tập trung vào công cụ thuế, trong khi đó những nước khác lại thông qua giấy phép, hạn nghạch, điều tiết tỷ giá hối đoái hoặc các

công cụ phi thuế quan như kiểm dịch vệ sinh an toàn sản phẩm, qui đinh về tiêu chuẩn kỹ thuật…

4. Các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nhập khẩu

yếu tố hạ tầng bao gồm : hệ thống giao thông vận tải; hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống tài chính ngân hàng.

Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời với vận chuyển và thông tin liên lạc. Với hệ thống thông tin nhanh, rộng khắp và hệ thống giao

thông thuận tiện, an toàn cho phép doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đơn giản hoá hoạt động nhập khẩu, giảm bớt được chi phí và rủi ro,

nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn trong quá trình nhập khẩu, tăng vòng quay của

vốn.

Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong quản lý, cung cấp

vốn và dịch vụ thanh toán nên nó can thiệp đến hoạt động của tất cả các doanh

nghiệp trong nền kinh tế, dù doanh nghiệp đó lớn hay nhỏvà ở thành phần kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tế nào. Hoạt động nhập khẩu sẽ không có hiệu quả cao nếu như thiếu sự trợ giúp

của hệ thống ngân hàng.

Như vậy có thể nói, hoạt động nhập khẩu được tiến hành trong một môi trường kinh doanh rộng lớn, chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều

nhân tố tự nhiên và xã hội. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

của mình các doanh nghiệp cần phảitiến hành nghiên cứu môi trường, xác định

rõ những thuận lợi và khó khăn do môi trường xung quanh gây ra để có những

chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng mọi thời cơ và tối thiểu hoá các

rủi ro cho doanh nghiệp.

Trên đây là những lý luận cơ bản giúp chúng ta hiểu được khái niệm, nội

dung hoạt động nhập khẩu cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập

khẩu . Đó là cơ sở để ta đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập

Một phần của tài liệu Luận văn: Vai trò của hoạt động Nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân pot (Trang 28 - 33)