Đánh giá thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây (Trang 60 - 63)

II TK627 :CP sản xuất chung 17.732.937 9.753

3.1Đánh giá thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây.

HOÁ DỆT HÀ TÂY

3.1Đánh giá thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây.

công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây.

Tuy mới thành lập, trải qua nhiều khó khăn thử thách Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây đã trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Sự lớn mạnh đó không

cán bộ công nhân viên . Có thể nói một trong những sự thành công của công ty trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đã tổ chức tốt việc quản lý nguyên vật liệu về hiện vật, luôn luôn tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Mỗi khi đưa vào sản xuất mặt hàng nào đó, công ty đều xây dựng định mức nguyên vật liệu.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự linh hoạt nhậy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển công ty. Trong quá trình phát triển đó, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện.

Song với việc vận dụng sáng tạo các biện pháp quản lý kinh tế của quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên do yếu tố khách quan vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa thật tối ưu. Những ưu điểm cũng như mặt hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cụ thể là:

* Ưu điểm:

Bộ máy kế toán có trình độ và năng lực đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công ty, được bố trí công việc phù hợp với khả năng chuyen môn của từng người. Nhờ đó tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao cho mỗi người, giúp việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần vào việc quản lý của công ty. Ngoài ra việc quản lý và xử lý số liệu trên máy vi tính còn đảm bảo chính xác khoa học kịp thời cho các thông tin kế toán nhằm nâng cao chức năng quản trị doanh nghiệp của công tác kế toán.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành linh hoạt nhưng tách rời phạm vi giới hạn hợp lý của chi phí sản xuất đã

giúp việc đánh giá từng đơn hàng tương đối hiệu quả khi giá thành chưa được xác định.

Dựa vào đặc điểm là sự phối hợp giữa các phân xưởng với nhau, ở công ty tổ chức luân chuyển chứng từ sổ sách ở phân xưởng và phòng kế toán, ở bộ phận thủ kho với kế toán tạo điều kiện cho việc tiến hành tập hợp chi phí và xác định giá thành được kịp thời, chính xác. Điểm nổi bật là công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm của từng tháng vào thời điểm cuối tháng, việc xác định như vậy là thuận tiện đảm bảo cho việc cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý.

Việc mua sắm vật tư được sử dụng cho các đơn hàng đã giúp công ty không bị ứ đọng vốn cho bộ phận hàng tồn kho, cũng giúp công ty sử dụng vật tư lhông lãng phí. Mặt khác còn giúp kế toán tính giá vật tư xuất dùng được chính xác, nhanh chóng không phải sử dụng giá hạch toán giảm bớt khối lượng ghi chép. Ngoài ra do tỷ trọng nguyên vật liệu khá lớn nên việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cũng phụ thuộc vào việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Do vậy công ty đã tổ chức và quản lý rất cụ thể, rõ ràng. Hàng tháng phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch trong đó có kế hoạch nguyên vật liệu, căn cứ vào đó thủ kho sẽ xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng. Dưới các phân xưởng có các nhân viên thống kê theo dõi sử dụng nguyên vật liệu. Cuối tháng nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất được phản ánh trên báo cáo sản xuất và chuyển lên phòng tài vụ làm cơ sở tính giá thành thực tế của thành phẩm

Hơn nữa việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp trực tiếp cho các đơn đặt hàng cũng giúp cho việc tính giá thành được xác định chính xác,

Trong công tác trả lương cho công nhân viên công ty có kết hợp hai hình thức trả lương theo thời gian có kết hợp thưởng đối với bộ phận gián tiếp sản xuất và trả lương theo sản sản phẩm cho bộ phận trực tiếp sản xuất. Trả lương ở bộ phận gián tiếp phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế của từng người lao động mà thu nhập mà họ đạt được, tăng cường ý thức làm việc.

Đặc điểm nổi bật của quy trình sản xuất là công nhân được chuyên môn hoá. Trong quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm được chia ra làm các bước công việc rõ ràng từ đó xác định được hao phí lao động của từng bước và tiến hành chuyên môn hoá lao động dễ dàng hơn. Ngoài ra còn giúp cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng bước được dế dàng hơn.

*) Nhược điểm:

- Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay ở Công ty vẫn còn hạn chế như chưa tính được giá thành cho từng cỡ, từng nhóm giầy mà chỉ mới tính được giá trung bình cho các dải cỡ.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn trong năm. Mà thực tế trong năm có những tháng phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thường được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất trong tháng đó dẫn đến việc tính toán giá thành sản phẩm trong tháng không chính xác.

- Công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép, ốm đau, … cho công nhân mà khi nào phát sinh thì hạch toán trực tiếp vào tài khoản 622, TK 6421, TK 6422, TK 627… Như vậy sẽ là thiếu chính xác kho mà tháng đó công nhân nghỉ nhiều.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây (Trang 60 - 63)