III. Đánh giá kết quả kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm 120.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120.
DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120.
I. Định hướng của Xí nghiệp trong thời gian tới.
• Ưu tiên nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đặt ra nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời, phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
• Xác định sản xuất hàng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và là hướng đi lâu dài để khẳng định sự phát triển của Xí nghiệp và Công ty. Tăng cường quảng bá, sản xuất những mặt hàng thị trường cần để thúc đẩy phát triển sản xuất. Không ngừng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng trong nước. phấn đấu hàng năm đăng ký được từ 10 đến 20 sản phẩm mới để đưa vào sản xuất.
• Tiếp tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, coi trọng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tích cực đào tạo nguồn lực con người, đặc
biệt là quyết tâm xây dựng mô hình Xí nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Đây là điều kiện để phát huy sức mạnh nội lực góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp hậu cần trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thường xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ, công nhân lao động học tập quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, GMP, rèn luyện tiếp thu công nghê mới, các quy định của Xí nghiệp, của ngành và của quân đội. Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý rèn luyện đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ.
• Tiến hành đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm. Khuyến khích, động viên phong trào nghiên cứu khoa học trong Xí nghiệp. Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tiết kiệm vật tư nguyên liệu và chi phí trong sản xuất, tích cực áp dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới.
• Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh là yếu tố then chốt và xây dựng Xí nghiệp vững mạnh toàn diện là trọng tâm quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh, gắn việc mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh phải đi đôi với việc củng cố xây dựng các tổ chức vững mạnh về chính trị và tư tưởng.
• Thường xuyên chăm lo, xây dựng mối quan hệ đoàn kết thống nhất nội bộ và đời sống người lao động, củng cố thường xuyên mối quan hệ gắn bó với nhân dân nơi đóng quân.
Bảng: Phân tích ma trận SWOT
CƠ HỘI
- Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành
THÁCH THỨC
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa thị
tương đối cao (trên 20%).
- Chi tiêu cho y tế và sức khoẻ của người dân tăng lên.
- Việt Nam là nước có nguồn dược liệu phong phú.
- Được tiếp nhận công nghệ sản xuất thuốc đặc trị thông qua việc sản xuất thuốc nhượng quyền khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế.
- Được tiếp cận với công nghệ khoa học kỹ thuật mới, phương thức quản lý mới
trường theo cam kết WTO sẽ thúc đẩy sự hiện diện thương mại của các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh mẽ hơn với thưong hiệu nổi tiếng và thương quyền ngày càng được mở rộng, đồng thời cùng với việc tháo dỡ các rào cản thương mại là một đòn “hồi mã thương” đối với công nghiệp dược nội địa.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các DN sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá đối với các sản phẩm thuốc thông thường.
- Nạn làm giả thuốc trên thị trường ngày càng cao làm tỷ lệ thuốc kém chất lượng tăng lên
- Lòng tin của người tiêu dùng đối với thuốc nội giảm sút do mối lo về chất lượng của thuốc nội làm cho thuốc
nội có khuynh hướng “giảm giá tương đối”.
- Cơn bão khủng hoảng lan rộng sẽ có tác động lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có ngành dược phẩm.
ĐIỂM MẠNH
- Có quy trình quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy phạm về sản xuất dược phẩm.
- Là một DNNN nên có điều kiện được đầu tư nhiều hơn so với các DN khác.
- Thị trường tương đối ổn định (thị trường sản xuất hàng quốc phòng).
- Đội ngũ công nhân lành nghề, cơ sở vật chất đầy đủ và khá hiện đại.
- Đẩy mạnh sản xuất, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thị trường đặc biệt là các loại thuốc đặc trị.
- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu.
- Nâng cao nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu. - Sản xuất các mặt hàng thế mạnh để tạo ra sự cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác
ĐIỂM YẾU
- Tư duy bao cấp trong quản lý vẫn còn.
- Mở rộng việc hợp tác với các công ty nước ngoài để học tập kinh
- Tiếp tục sản xuất các loại thuốc thông thường chờ cơ hội.
- Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
- Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư cho phát triển hệ thống tiêu thụ… còn bị hạn chế từ phía Ngân hàng.
- Việc đưa thông tin về sản phẩm đến khách hàng còn hạn chế
- Hệ thống phân phối chưa rộng mà chủ yếu là cho các bệnh viện quân đội.
- Chưa chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc đặc trị.
- Quy mô sản xuất còn nhỏ bé so với việc được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại.
nghiệm và công nghệ. - Tự đứng ra sản xuất kinh doanh bằng chính năng lực nội tại và liên kết hợp tác để cùng phát triển