Do chức năng và tính năng cần có của hệ thống điều hòa khác nhau tùy theo môi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng, hệ thống điều hòa không khí có thể chia thành 2 loại tùy theo tính năng của nó.
2.4.2.1. Loại đơn:
Loại này bao gồm một bộ thông thoáng đ ược nối hoặc là với bộ sưởi hoặc là hệ thống làm lạnh, chỉ dùng để sưởi ấm hay làm lạnh (hình 2.6).
H.2.6. Hệ thống điều hòa không khí kiểu đơn
Với kiểu điều hòa không khí này chỉ dùng ở những vùng có khí hậu một mùa. Cụ thể ở vùng nhiệt đới thì dùng loại chỉ có bộ làm lạnh, ở vùng hàn đới thì dùng loại chỉ có bộ sưởi ấm.
2.4.2.2. Loại cho tất cả các mùa:
Loại này kết hợp một bộ thông gió với một bộ s ưởi ấm và hệ thống làm lạnh. Hệ thống điều hòa này có thể sử dụng trong những ngày lạnh, ẩm để làm khô không khí. Tuy nhiên, nhiệt độ trong khoang hành khách sẽ bị hạ thấp xuống, điều đó có thể gây ra cảm giác lạnh cho h ành khách. Nên để tránh điều đó hệ thống này sẽ cho không khí đi qua két sư ởi để sấy nóng. Điều này cho phép điều hòa không khí đảm bảo được không khí có nhiệt độ v à độ ẩm thích hợp. Đây chính l à ưu điểm chính của điều hòa không khí loại 4 mùa.
Loại này cũng có thể chia thành loại điều khiển nhiệt độ th ường, lái xe phải điều khiển nhiệt độ bằng tay khi cần. Và loại điều khiển tự động, nhiệt độ bên ngoài và bên trong xe luôn đư ợc máy tính nhận biết và bộ sưởi hay bộ điều hòa không khí sẽ tự động hoạt động theo nhiệt độ do lái xe đặt ra, vì vậy duy trìđược nhiệt độ bên trong xe luônổn định.
H.2.7. Hệ thống điều hòa không khí loại bốn mùa
Còn trong các hệ thống điều hòa không khí và hệ thống lạnh trên các xe đông lạnh, xe lửa, các xe ôtô vận tải lớn…cũng vẫn áp dụng theo nguyên lý làm lạnh trên, nhưng về mặt thiết bị và sự bố trí của các bộ phận trong hệ thống thì có sự thay đổi để cho thích ứng với đặc điểm cấu tạo và những yêu cầu sử dụng phù hợp với công dụng của từng loại thiết bị giao thông vận tải nhằm phục vụ tốt h ơn cho nhu cầu của con người.
CHƯƠNG 3
LỰA CHỌN PHẦN MỀM, XÂY DỰNG DỮ LIỆU
VÀ CHẠY THỬ
3.1. XÂY DỰNG DỮ LIỆU VỚI SOLIDWORKS 3.1.1. Giới thiệu về SolidWorks
SolidWorks là phần mềm của hãng SolidWorks Copr, đây là phần mềm đồ họa 3D được sử dụng rộng rãiđể mô phỏng cơ cấu máy.
Giao diện khởi động SolidWorks gồm 3 phần (hình 3.1)
H.3.1. Giao diện khởi động của SolidWorks.
- Part: Thiết kế các bản vẽ chi tiết dạng 3D
- Assembly: Lắp ghép các chi tiết máy thành cụm chi tiết hoặc thành cơ cấu máy hoàn chỉnh.
- Drawing: Khi đã có bản vẽ chi tiết hoặc bản vẽ c ơ cấu máy hoàn chỉnh ta chọn Drawing để biểu diễn các hình chiếu hoặc các mặt cắt.
Trong phạm vi đề tài chỉ sử dụng phần Part và Assembly. Màn hình làm việc của Part:
H.3.2. Giao diện làm việc của Part
3.1.2. Xây dựng dữ liệu với SolidWorks
Để tìm hiểu quá trình xây dựng dữ liệu với SolidWorks ta tìm hiểu quá trình xây dựng mô hình máy nén piston cam nghiêng.
Mô hình máy nén piston cam nghiêng được xây dựng với các chi tiết máy: Piston, xylanh, đĩa cam nghiêng, bạc lót, …
3.1.2.1. Thiết kế mô hìnhđĩa cam nghiêng
- Bước 1: Khởi động SolidWorks > New > Part
- Bước 2: Trong nhóm công cụ Sketch, nhấp chọn công cụ Circle, chọn mặt phẳng vẽ là Front Plane và vẽ đường tròn với bán kính 60mm (hình 3.3).
- Bước 3: Trong nhóm công cụ Feartures, chọn công cụ Extruded Boss/bas e. Chọn thông số D1 = 60mm. Nhấp OK (hình 3.4)
H.3.3
H.3.4.
- Bước 4: Trên thanh công cụ Standads view, chọn mặt phẳng Left.
Trong cây thư mục nhấp trọn mặt phẳng Right Plane. Chọn công cụ Line và vẽ các đường thẳng như hình 3.5.
H.3.5
H.3.6.
Chọn công cụ Extruded Cut và thiết lập các thông số: Direction1 – thought All, tiếp theo chọn Direction2 cũng với Thought All. OK (hình 3.6).
Trong cây thư mục chọn mặt phẳng vẽ là mặt phẳng Front Plane. Chọn tiếp công cụ Circle và vẽ đường tròn với tâm là gốc tọa độ, bán kính 25mm (hình 3.7).
H.3.7
Trọn tiếp công cụ Extruded Boss/Base, thiết lập các thông số: Direction1 – Blind, D1 = 60mm. OK (hình 3.8).
Tương tự như vậy ta vẽ trục cho đĩa cam nghiêng với bán kính 10mm. Kết quả như hình 3.9.
H.3.9
- Bước 6: Chọn công cụ Chamfer để vát mép cho trục. Chọn mặt cần vát, với thông số D = 2mm, A = 450. OK
- Bước 7: Chọn công cụ Edit Color để tô màu cho chi tiết (hình 3.10)
Chọn màu muốn tô sau đó nhấp chọn các mặt phẳng cần tô màu, kết quả thể hiện trên hình 3.11.
H.3.11
Chọn menu Save để lưu mô hình lênđĩa cứng với tên “diacamnghieng” Tương tự như vậy ta xây dựng mô hình của các chi tiết còn lại như: Mô hình xylanh, bạc lót, piston.
3.1.2.2. Xây dựng mô hình máy nén piston cam nghiêng
Sau khi có được bản vẽ mô hình các chi tiết của máy nén piston cam nghiêng ta xây dựng mô hình máy nén theo các bước sau:
Khởi động SolidWorks, chọn new > Assembly
- Bước 1: Trong cây thư mục nhấp chọn Browse, tìm đường dẫn đến file chi tiết vừa lưu ở trên > nhấp chọn Open.
- Bước 2: Nhấp chọn công cụ Insert Components (hình 3.12), tiến hành tương tự như bước 1 với các chi tiết còn lại (hình 3.13)
H.3.12
Sau khi Insert hết các chi tiết (hình 3.13) ta tiến hành liên kết các chi tiết thành một cơ cấu hoàn chỉnh.
- Bước 3: Chọn công cụ Mate > Chọn kiểu liên kết đồng tâm – concentric sau đó nhấp trọn mặt trụ trục đĩa cam nghiêng và mặt trụ trong của bạc lót để liên kết chúng lại với nhau (hình 3.15). OK
H.3.14
Tiến hành tương tự cho piston và xylanh.
Tiếp theo chọn liên kết tiếp xúc – coincident để liên kết piston với đĩa cam nghiêng, chọn 1 điểm trên piston và mặt phẳng nghiêng của đĩa. Chọn thông số D = 5mm (hình 3.15). OK
- Bước 4: Cố định một số chi tiết.
Trên cây thư mục, click chuột phải vào chi tiết xylanh > chọn Fix. Tương tự với chi tiết bạc
- Bước 5: Làm trong suốt xylanh. Trên cây thư mục, click chuột phải vào chi tiết xylanh à chọn Change Transperency.
Kết quả là khi cho quay đĩa cam nghiêng thì piston chuyển động tịnh tiến trong xylanh.
- Bước 6: Xuất hình, chọn menu File > Save as. Trong mục Save as type chọn dạng file xuất ra là JPEG(*.jpg) (hình 3.16).
H.3.16
Từ những hình xuất được, dùng phần mềm PhotoShop hoặc Paint để chỉnh sửa. Ta có kết quả như hình 3.17. Với góc quay của đĩa cam nghiêng càng nhỏ thì chuyển động của mô hình càng mịn.
H.3.17. Hai vị trí khác nhau của piston t ương úng với góc quay của đĩa.
3.2. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG VỚI MACROMEDIA FLASH 3.2.1. Giới thiệu Macromedia Flash
Macromedia Flash là phần mềm của hãng Adobe, chuyên đồ họa web là hoạt họa. Từ sau phiên bản 4.0 Macromedia Flash đ ược trang bị thêm công cụ lập trình với Action Script, bởi vậy Macromedia Flash trở thành công cụ lập trình web, mô phỏng hoạt động và xây dựng bài giảng thông dụng nhất hiện nay. Phiên bản được sử dụng để xây dựng bài giảng là 8.0.
Giao diện làm việc của Macromedia Flash đ ược giới thiệu như hình sau:
3.2.2. Xây dựng bài giảng với Macromedia Flash
3.2.2.1. Xây dựng giao diện chung của bài giảng
Tạo một hình nền bằng photoshop hoặc một phần mềm đồ họa khác có kích thước 800x600 px và có cấu trúc như sau:
H.3.19. Giao diện của bài giảng
Trên cửa sổ làm việc của Macromedia Flash, click đôi v ào Layer1 và đổi tên thành Bankgound.
Tại khung hình đầu tiên, chọn menu file > Import > Import to Stage, chọn đường dẫn đến file hình trên > open.
Trên vùng làm việc của Macromedia Flash, nhấn chọn hình và đặt các thông sô sau trong Properties:
W = 800 x = 0
H = 600 y = 0
Như vậy ta đã thiết lập xong phần nền cho bài giảng, nhấn chọn biểu t ượng cái khóa trên layer để khóa lớp Bankgound (hình 3.20).
H.3.20 3.2.2.2. Xây dựng cây mục lục
Cây mục lục bao gồm các ch ương và các mục của nội dung bài giảng. Cây mục lục được xây dựng từ các nút bấm, khi click chuột vào một nút bấm thì nội dung tương ứng với mục đó sẽ xuất hiện ở vùng nội dung bài giảng. Tiến hành xây dựng mục lục theo các bước sau:
- Bước 1: Tạo layer mới với tên menu bằng cách click chuột phải lên vùng layer và chọn Insert layer.
- Bước 2: Tại Frame đầu tiên, chọn công cụ Text, trong phần Properties chọn thiết lập các thông số sau:
Static Text
Font: Time New Roman Font size: 16
Use device fonts.
Click và kéo chuột trên vùng làm việc sau đó gõ dòng chữ “Chương 1: Giới thiệu chung”
Nhấn phím F8, hộp hội thoại xuất hiện, thiết lập nh ư hình 3.21. OK
H.3.21. Hộp hội thoại Convert to Symbol
Click đôi vào nút vừa tạo ta vào trang thiết kế nút bấm. Chọn frame hit và nhấn F6 (hình 3.22).
H.3.22. Thiết kế nút bấm
Như vậy ta vừa thiết lập nút bấm cho ch ương 1. Tương tự tạo nút bấm cho các chương còn lại của bài giảng.
- Bước 3: Tạo mục con cho ch ương
Nhấn F6 để tạo Frame mới, trên Frame mới, kéo nút bấm của Ch ương 2, 3, 4 xuống. Đồng thời thêm vào đó các nút bấm của mục 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 t ương ứng của bài giảng (hình 3.23).
H.3.23
Tiếp tục nhấn F6 để tạo th êm các Frame tương ứng với số mục lục của chương (mục 1.1 tương ứng với Frame 3,…).
- Bước 4: Viết lệnh cho các nút bấm.
Mở Action Script (nhấn F9). Trên vùng làm việc chọn nút cần viết lệnh.
Ví dụ: Chọn nút lệnh là Chương 1 (hình 3.24), câu lệnh như sau:
on (release) {
gotoAndStop(2); }
Như vậy khi ta nhấn chuột vào nút Chương 1 thì màn hình sẽ chuyển đến Frame 2, lúc đó mục con của chương sẽ sổ xuống.
Làm tương tự với các chương còn lại.
3.2.2.3. Xây dựng nội dung bài giảng
Trên vùng lớp tạo Layer mới đặt tên là body. Tạo các Frame tương ứng với số Frame củamục lục.
Với các mục mà nội dung chỉ có một trang thì dùng công cụ text để soạn trực tiếp lên vùng nội dung của bài giảng.
Với các mục mà nội dung bao gồm nhiều trang nh ư mục “1.3. Môi chất lạnh” ta tiến hành như sau:
- Bước 1: Tạo một movie bằng cách:
Vào menu Insert > New Symbol (hoặc nhấn Ctr F8). Hộp hội thoại xuất hiện, chọn thông số như hình 3.25 với tên movie là mv_1.3. OK
H.3.25
Lúc này Macromedia Flash đang trong trang so ạn thảo cho mv_1.3 - Bước 2: Đổi tên cho Layer1 thành button
Vào menu Window > Common Libraries > Buttons. Chọn nút thích hợp rồi kéo vào vùng chứa nút chuyển trang (hình 3.26).
H.3.26
Viết lệnh cho các nút nh ư sau: + Nút Back: on (release) { prevFrame (); } + Nút Forwars on (release) { nextFrame (); } + Nút Trang dầu on (release) { gotoAndStop (1); }
- Bước 3: Tạo nội dung của mục
Sau đó soạn nội dung lên vùng chứa nội dung với công cụ text. T ương tự với các mục khác trong bài giảng.
3.2.2.4. Tạo chuyển động với Macromedia Flash
Để tạo chuyển động từ những hình được xây dựng theo mục 3.1, cụ thể với máy nén piston cam nghiêng ta tiến hành như sau:
- Bước 1: Tạo movie với tên mv_mncamnghieng
- Bước 2: Vào menu > Import > Import to Stage (Ctrl + R ) (hình 3.27)
H.3.27
Chọn đường dẫn đến thư mục chứa hình của máy nén cam nghiêng. Chọn file hìnhđầu tiên (chú ý các hình phải được đặt tên bằng số liên tục) > Open.
Hộp hội thoại xuất hiện (hình 3.28) nhấp Yes.
Trên Frame đầu tiên của hình nhấn F9 và viết lệnhstop();
- Bước 3: Tạo Layer mới với tên là button. Insert vào hai button là Play và Stop như hình 3.29.
H.3.29
Viết lệnh cho các nút nh ư sau: + Nút Play: on (release) { play(); } + Nút Stop: on (release) { stop(); }
3.3. CHẠY THỬ PHẦN MỀM
Giao diện khởi động của phần mềm và một số hình ảnh sử dụng phần mềm
H.3.30. Giao diện khởi động của bài giảng.
H.3.32. Hiển thị khi nhấn vào nút chương 2.
H.3.34. Giao diện mục tài liệu tham khảo.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Di chuyển chuột đến nút bấm t ương ứng và nhấn chuột để vào mục cần chuyển tới.
H.3.36. Giao diện sử dụng của phần mềm
Với mục có nhiều trang, nhấn phím để sang trang sau, nhấn phím để về trang trước và nhấn vào nút “Trang đầu” để trở về trang đầu tiên.
Phần mềm được viết dưới dạng Full Screen (toàn màn hình khi khởi động) nhấn Esc để thu nhỏ màn hình.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
KẾT LUẬN
Điều hòa không khí là một trong những hệ thống không thể thiếu trên các xe du lịch ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật điều hòa không khí nói chung, điều hòa không khí trên ôtô cũng ngày càng hoàn thiện. Bởi vậy môn học “Thiết bị lạnh ôtô” là môn học không thể thiếu đối với sinh viên ngành Kỹ thuật ôtô.
Với những dữ liệu đã được xây dựng trong đồ án sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp sinh viên nắm bắt kiến thực tốt h ơn nhờ những minh họa và mô phỏng trong bài giảng.
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Tuy hệ thống điều hòa không khí đã trở thành một trong những hệ thống không thể thiếu trên ôtô du lịch ngày nay, nhưng các h ọc phần về điều hòa không khí chưa được chú trọng. Trong thực tập giáo trình và thực tập chuyên ngành không có nội dung về điều hòa không khí, phòng thực tập bộ môn không đ ược trang bị thiết bị cho hệ thống điều hòa không khí.
Từ thực tế đó, thiết nghĩ bộ môn nên trang bị thiết bị thực hành về hệ thống điều hòa không khívà đưa nội dung này vào thực tập của sinh viên ngành Kỹ thuật ôtô.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU QUYẾT ĐỊNH
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ H ƯỚNG DẪN PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ LẠNH VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÔTÔ
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ LẠNH ÔTÔ... .. 1
1.2. THIẾT BỊ LẠNH ÔTÔ... ... ... 2
1.2.1. Máy nén ... ... ... 2
1.2.2. Thiết bị ngưng tụ... ... ... 13
1.2.3. Bình lọc và táchẩm... ... ... 14
1.2.4. Thiết bị giãn nở... ... ... 16
1.2.5. Thiết bị bay hơi... ... ... 19
1.2.6.Ống dẫn môi chất... ... ... 22 1.2.7. Kính xem gas ... ... ... 23 1.2.8. Bộ ổn nhiệt... ... ... 24 1.2.9. Bộ điều áp... ... ... 26 1.2.10. Thiết bị an toàn hệ thống ... ... 28 1.2.11. Van nạp gas... ... ... 30 1.2.12. Bộ tiêu âm ... ... ... 30
1.3. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ... ... 31
1.3.1. Bộ thông gió... ... ... 31
1.3.2. Bộ sưởi ấm... ... ... 32
1.3.3. Bộ làm lạnh và làm mát không khí ... ... 33
1.3.4. Điều khiển dòng không khí trong hệ thống điều hòa... 34
1.3.5. Điều khiển hệ thống điều hòa không khí kiểu cơ khí... 36
1.3.7. Điều khiển hệ thống điều hòa không khí tự động... 40
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÔTÔ 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÔTÔ ... 43
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÔTÔ ... 44
2.3. ĐƠN VỊ ĐO NHIỆT LƯỢNG... ... 47
2.3. MÔI CHẤT LẠNH... ... ... 47
2.3.1. Yêu cầu môi chất lạnh... ... . 47