V m1 ax 1b y
4.1. Ảnh hƣởng của lƣợng chạy dao
4.1.1. Kết quả thí nghiệm
Ảnh hưởng của lượng chạy dao đến mòn được khảo sát trên dao phay ngón phủ PVD-TiN dùng cắt thép SKD61 sử dụng bộ chế độ cắt 9, 12 và 15 để gia công ba đường cắt thử và sử dụng bộ chế độ cắt 9 và 12 để gia công hoàn thiện một hốc. Các dao sau khi gia công được cắt trên máy cắt dây phần cắt của dao (mũi dao), làm sạch bằng cồn, dùng máy nén khí để làm sạch các vết bẩn. Thông số mòn mặt sau, hình ảnh mòn dụng cụ được chụp trên kính hiển vi điện tử (ảnh SEM). Kết qủa thể hiện trên bảng 12 và 13:
Lượng chạy dao (mm/phút) 170 230 260
hs (mm) 0,05 0,07 0,06
Bảng 12: Thông số mòn theo lượng chạy dao khi gia công ba đường cắt
Lượng chạy dao (mm/phút) 170 200
hs (mm) 0,14 0,18
Bảng 13: Thông số mòn theo lượng chạy dao khi gia công hốc
Khi gia công với thay đổi lượng chạy dao tốc độ cắt giữ cố định V = 40m/phút. Kết quả cho thấy lượng mòn hầu như không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể.
Khi gia công ở hốc lượng mòn mặt sau chênh lệch 0,04mm (40 m), như vậy với lượng chạy dao cao cho kết quả tốc độ mòn mặt sau nhanh hơn.
4.1.2. Phân tích kết quả
Thay đổi lượng chạy dao khi đó thời gian gia công thay đổi, với lượng chạy dao S = 200mm/phút thời gian gia công nhanh hơn so với lượng chạy dao S = 170mm/phút (nhanh hơn 15 phút 12 giây).
Qua kết quả ở trên, khi gia công khuôn (khi gia công các đường cong) nên chọn lượng chạy dao trung bình 170mm/phút. Tuy nhiên không nên chọn lượng chạy dao quá thấp vì khi đó lực cắt giảm đi nhưng ma sát giữa dao và chi tiết gia công tăng lên làm tăng mòn dụng cụ.
Khi chụp trên kính hiển vi điện tử đã thấy những vết hỏng trên lưỡi cắt chính dù khi đó cắt ở lượng chạy dao S = 170mm/phút.