Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet GbE)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP AN NINH ĐẦU CUỐI CHO NGN pdf (Trang 50 - 52)

Chương 2 MẠNG ĐÔ THỊ

2.6Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet GbE)

Hiện nay, Ethernet chiếm tới 85% trong ứng dụng mạng LAN. Chuẩn Gigabit Ethernet có thể sử dụng để mở rộng dung lượng LAN tiến tới MAN và thậm chí cả đến WAN nhờ các card đường truyền Gigabit trong các bộ định tuyến IP. Những card này có giá thành rẻ hơn 5 lần so với card đường truyền cùng dung lượng sử dụng công nghệ SDH. Nhờ đó, Gigabit Ethernet trở nên hấp dẫn trong môi trường Metro để truyền tải lưu lượng IP qua các mạch vòng WDM hoặc thậm chí cho cả các tuyến WDM cự ly dài. Hơn thế nữa, các cổng Ethernet 10 Gbit/s đã được chuẩn hoá.

Mạng Ethernet tốc độ bit thấp (ví dụ 10Base-T hoặc 100Base-T) sử dụng kiểu truyền hoàn toàn song công, ở đây băng tần truyền dẫn hiệu dụng được chia sẻ giữa tất cả người sử dụng và giữa hai hướng truyền dẫn. Để kiểm soát sự truy nhập vào băng tần chia sẻ có thể dử dụng công nghệ CSMA-CD. Điều này sẽ giảm giới hạn kích thước vật lý của mạng vì thời gian chuyển tiếp không vượt quá “khe thời gian” có độ dài khung nhỏ nhất (chẳng hạn 512 bit đối với 10 Base-T và 100 Base-T.

Khi Gigabit Ethernet (1000 Base-X) sử dụng kiểu song công nó trở thành một phương pháp tạo khung và bao gói đơn giản và tính năng CSMA-CD không còn được sử dụng. Chuyển mạch Ethernet cũng được sử dụng để mở rộng tô-pô mạng thay thế cho các tuyến điểm-điểm.

trong tương lai. Tuy nhiên, kích thước tải lớn hơn sẽ khó tương hợp với các chuẩn Ethernet trước đây và hiện tại cũng chưa có chuẩn nào cho vấn đề này.

Khung Ethernet được mã hoá trong sóng mang quang sử dụng mã 8B/10B. Trong 8B/10B mỗi byte mã hoá sử dụng 10 bit nhằm để đảm bảo mật độ chuyển tiếp phù hợp trong tín hiệu khôi phục đồng hồ. Do đó thông lượng đầu ra 1 Gbit/s thì tốc độ đường truyền là 1,25 Gbit/s. Việc mã hoá cũng phải đảm bảo chu kỳ trống được lấp đầy ký hiệu có mật độ chuyển tiếp phù hợp giữa trạng thái 0 và 1 khi các gói không được phát đi nhằm đảm bảo khả năng khôi phục đồng hồ.

Gigabit Ethernet cung cấp một số CoS như định nghĩa trong tiêu chuẩn IEEE 802.1Q và 802.1P. Những tiêu chuẩn này dễ dàng cung cấp CoS qua Ethernet bằng cách gắn thêm thẻ cho các gói cùng chỉ thị ưu tiên hoặc mức dịch vụ mong muốn cho gói. Những thẻ này cho phép tạo những ứng dụng liên quan đến khả năng ưu tiên của gói cho các phần tử trong mạng.

2.7 802.1ad (Q inQ )

 Công nghệ đóng gói VLAN (VLAN Stacking, VLAN Tunneling) dữ liệu khách hàng phân chia độc lập với những đối tượng dữ liệu khác.

 802.1Q VLAN hạn chế số lượng VLAN (cho người dùng) do thẻ VLAN định nghĩa trong IEEE 802,1Q chỉ có 12 bit. (4096 VLAN).

 Trong công nghệ QinQ (802.1ad), bên cạnh trường VLAN Tagging 12 bit truyền thống (802.1q), bổ sung thêm một trường Q in Q được thiết kế để mở rộng số VLAN xấp xỉ 16 triệu.

 Trường CoS (3 bit) cho phép phân chia được 8 loại yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP AN NINH ĐẦU CUỐI CHO NGN pdf (Trang 50 - 52)