Bể điều hoà

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm (Trang 31 - 34)

Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.

Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào.

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Đồng thời không khí cũng được sục liên tục vào bể qua hệ thống ống đục lỗ phân phối khí nhằm tránh quá trình yếm khí xảy ra dưới đáy bể điều hòa. Nước thải sau bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ, chỉnh pH (đồng thời hóa chất keo tụ và hóa chất chỉnh pH được bơm định lượng bơm vào).

E. Bể keo tụ, tạo bông

Sử dụng để hòa trộn các chất với nước thải nhằm điều chỉnh độ kiềm của nước thải, tạo ra bông cặn lớn có trọng lượng đáng kể và dễ dàng lắng lại khi qua bể lắng I. Ở đây sử dụng phèn nhôm để tạo ra các bông cặn vì phèn nhôm hòa tan trong nước tốt, chi phí thấp.

Nhờ cánh khuấy khuấy trộn chậm hóa chất tạo bông với dòng nước thải. Moteur cánh khuấy giúp cho trình hòa trộn giữa hóa chất với nước thải được hoàn toàn nhưng không phá vỡ sự kết dính giữa các bông cặn. Nhờ có chất trợ keo tụ bông mà các bông cặn hình thành kết dính với nhau tạo thành những bông cặn lớn hơn có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước nhiều lần nên rất dễ lắng xuống đáy bể và tách ra khỏi dòng nước thải. Nước thải từ bể keo tụ bông tiếp tục tự chảy qua bể lắng I.

GVHD: Nguyễn Đức Đạt Đức 32 Hình 3.3 Cấu tạo bể lắng đứng. Mương thu nước Sàn công tác Bộ truyền động Máng răng cưa Vành chặn bọt nổi Cánh gạt bọt Ống thu nước sau lắng Ống trung tâm phân phối nước

Ngăn thu bọt nổi Ống thu bùn

Cánh gạt bùn Ống dẫn nước vào Đáy và tường bể beton

F. Bể lắng 1

Nước thải từ bể tạo bông được dẫn vào ống phân phối nhằm phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy bể. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Hàm lượng cặn (SS) trong nước thải ra khỏi thiết bị lắng giảm 85 - 95%. Cặn lắng ở đáy bể lắng được dẫn qua bể tách bùn rồi được bơm định kỳ đến bể nén bùn.

Một số bông cặn và bọt khí nước không lắng xuống đáy bể mà sẽ nổi lên trên mặt nước. Nhờ có hệ thống đập thu nước và chắn bọt mà các bông cặn và bọt khí không theo nước ra ngoài được. Các bông cặn và bọt khí được giữ ở mặt nước và được xả ngoài qua qua hệ thống phểu thu bọt đến bể tách bùn.

Hình: 3.2 Cấu tạo bể lắng.

Nước thải sau khi lắng các bông cặn sẽ qua máng thu nước và được dẫn qua bể sinh học hiếu khí Aerotank.

G. Bể sinh học hiếu khí Aerotank

Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính lơ lửng là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải. Trong bể Aerotank lượng khí Oxy được cung cấp liên tục trong ngày, chúng có đủ thời gian để nuôi dưỡng các chủng vi sinh vật trong nước tồn tại và tăng trưởng. Oxy còn có tác dụng xáo trộn nước thải liên tục, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa khí và nước thải. Quá trình trên diễn ra liên tục sẽ tạo điều kiện thích nghi nhanh của vi sinh vật đặc trưng trong xử lý nước thải dệt nhuộm. Các chất hữu cơ ô nhiễm sinh học được chủng sinh vật đặc trưng dần thích nghi, chuyển hóa bằng cơ chế hấp thụ, hấp phụ ở bề mặt và bắt đầu phân hủy tạo ra CO2, H2O, H2S, CH4… cùng tế bào vi sinh vật mới. Việc thổi khí liên tục nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật sử dụng Oxy để phát triển và xử lý các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học nhanh hơn. Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%.

H. Bể lắng II

Nhiệm vụ: lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải.

Nước thải từ bể lọc sinh học được dẫn vào ống phân phối nhằm phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy thiết bị. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy thiết bị lắng. Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD, BOD giảm 80-90% (hiệu quả lắng đạt 75-90%). Bùn dư lắng ở đáy bể lắng được tập trung về giữa đáy bể và được dẫn qua bể tách bùn rồi được bơm định kỳ đến bể nén bùn.

GVHD: Nguyễn Đức Đạt Đức 34

Nước thải sau khi lắng các bông bùn sẽ qua máng thu nước và được dẫn qua bể khử trùng.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm (Trang 31 - 34)