Sơ đồ khối

Một phần của tài liệu quá trình xử lý CTNH bằng công nghệ lò đốt của công ty môi trường Việt Úc (Trang 41)

Hình 3.3: Sơ đồ khối công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp

Giải thích sơ đồ khối

Các loại chất thải đã được phối trộn để tạo một hỗn hợp có nhiệt trị 3500-5000 kcal/kg, sau đó đưa vào lò đốt tiêu hủy trong lò đốt 02 cấp theo từng mẻ. Tại buồng đốt sơ cấp, nhiên liệu để đốt là dầu DO sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải và duy trì nhiệt độ trong lò đốt luôn ở nhiệt độ (550 – 9000C).

Khí sinh ra sau khi đốt từ buồng đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua buồng đốt thứ cấp nhằm đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (1000 – 13000C). Tương tự như buồng đốt sơ cấp, trong buồng thứ cấp nhiên liệu dầu DO cũng được phun vào nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt.

Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt (công suất17,904kw) nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 3000C để tránh sự hình thành các độc chất dioxin/furan.

dầu DO

H2O

không khí Lò đốt sơ cấp

Lò đốt thứ cấp Hệ thống giải nhiệt

Cyclon ướt Tháp hấp thụ

Quạt giải nhiệt

Dung dịch NaOH Chất thải

khí thải đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN19÷2009/BTNM

Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí acid như: NOx, SOx … sẽ được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m.

Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý.

Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới.

Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy khô các lọai chất thải và bùn thải, hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm được nhiên liệu cho quá trình xử lý.

Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được phân và loại kiểm tra ngưỡng nguy hại của tro trước khi đưa đi phối trộn với các chất phụ gia - ổn định hóa rắn.

Khí thải sau khi xử lý, trước khi xả thải ra ngoài môi trường phải đạt QCVN 19÷2009/BTNMT theo bảng sau:

STT Chất Loại A (Nồng độ C (mg/Nm3))

1 Bụi 400

2 Bụi có chứa silic 50

3 CO 1000 4 CO2 Không quy định 5 SO2 1500 6 NOX(NO2) 1000 7 Flo, HF 50 8 H2S 7,5 9 H2SO4, SO3 100 10 HCl 200

Bảng 3.1: QCVN 19÷2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

Thông số vận hành lò đốt:

- Công suất đốt 7 tấn/ ngày - Nhiệt độ sơ cấp: 550-9000C - Nhiệt độ thứ cấp: 1000-13000C - Thời gian lưu:1-2 giờ

- Tiêu hao điện (kw-h): 24-36 - Kí hiệu FSI-300E

- Năm sản xuất: 2010

Các bước vận hành lò đốt:

- Đặt van chữ T ở vị trí thải thẳng - Hoạt động béc đốt thứ cấp - Khởi động hệ thống giải nhiệt

- Tiến hành nạp nguyên liệu vào buồng sơ cấp

- kiểm tra buồng thứ cấp (TTC) nếu TTC≥9000C thì tiến hành khởi động béc đốt sơ cấp ở chế độ auto, thời gian sấy lò khoảng 30 phút

- khởi động bơm dung dịch xử lý khí thải

- khởi động quạt hút khí sau đó chuyển van chữ T về vị trí hướng dòng khí vào tháp xử lý

- khởi động quạt cấp khí (trước đó các van khí đã được điều chỉnh thích hợp) - sau một khoảng thời gian 30 – 60’ (tùy theo từng loại chất thải tiến hành nạp

mẻ thứ 2.

Một số chú ý trong vận hành lò đốt

- Thường xuyên kiểm tra nhiên liệu và quá trình cháy của béc thứ cấp, nếu thấy hiện tượng ngưng đốt phải tiến hành khởi động lại béc đốt.

- Kiểm tra độ pH của dung dịch để pha chế và bổ sung dung môi.

- Thỉnh thoảng mở cửa quan sát kiểm tra quá trình cháy để điều chỉnh thời gian nạp thích hợp từ mẻ đốt thứ 3 trở đi dùng que lò cào tro/xỉ về ngăn thấp hơn trong buồng đốt để đốt cháy hoàn toàn và xả tro xuống học chứa tro. Khi mở cửa tháo tro ra hố tro phải ngắt van khí sơ cấp.

- Tới mẻ đốt cuối cùng sau khi kiểm tra chất thải đã cháy hoàn toàn thì tắt béc đốt thứ cấp duy trì cấp khí để quá trình cháy trong buồng sơ cấp tiếp tục cho đốt hết.

- Khi quá trình cháy kết thúc trong buồng lò chỉ còn tro/xỉ mở hết cửa lò cho lò nguội tự nhiên, chuyển vị trí van chữ T về vị trí thải thẳng tiến hành tắt quạt hút khí

- Quy trình trước khi tiến hành bảo trì lò đốt phải tiến hành ngưng mọi hoạt động của lò trước 24h sau đó tiến hành bảo trì bảo dưỡng lò đốt.

- Bảo trì 4h/tháng.

Ưu nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm:

+ Có khả năng giảm 90-95% trọng lượng chất thải hữu cơ để trở thành dạng khí trong thời gian ngắn. Nhưng quá trình xử lý thiêu đốt phải gắn với kiểm soát khí thải thì mới đạt được yêu cầu về bảo vệ môi trường.

+ Đối với các loại lò đốt công suất lớn, có thể thu hồi nhiệt dư trong khí thải để sử dụng cho các mục đích khác.

+ Phù hợp đối với những nơi không có nhiều đất chôn.

+ Hiệu quả cao đối với các loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng dễ lây nhiễm, như xử lý xác người, súc vật, chất thải y tế.

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành, xử lý khí thải lớn + Việc thiết kế và vận hành lò đốt cũng rất phức tạp, liên quan đến chế độ

nhiệt của lò. Lò đốt phải vận hành ổn định ở nhiệt độ 1000 – 12000C. Nếu nhiệt độ thấp hơn các chất hữu cơ khó phân hủy sẽ không cháy hết gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi đốt các loại plastic ở nhiệt độ <10000C sẽ tạo ra sản phẩm phụ là chất Dioxin, đây là một chất hoá học bền vững rất độc hại cho môi trường.

+ Quá trình đốt có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí nếu khí thải không được kiểm soát hiệu quả.

Chương 4

CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 4.1 Cơ cấu tổ chức vệ sinh môi trường trong nhà máy

Hình 4.1: Tổ chức vệ sinh môi trường tại nhà máy

4.2 An toàn lao động

Trang bị dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động đầy đủ cho từng đối tượng lao động làm việc tại Nhà máy. Số lượng và mục đích sử dụng trang phục lao động được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.1. Dụng cụ bảo hộ lao động sử dụng tại Nhà máy

TT Trang bị Xuất xứ Số lượng /người.06 tháng Tính năng/ trường hợp và điều kiện sử dụng

1 Đồ lao động Việt Nam 2 bộ Bảo vệ cả

người

Tất cả trường hợp

2 Nón bảo hộ lao

động Việt Nam 1 cái Bảo vệ đầu

Tất cả trường hợp

3 Kính bảo hộ Việt Nam 1 cái Bảo vệ mắt Tất cả trường hợp

4 Khẩu trang y tế Việt Nam 2 cái Lọc bụi thô Tất cả trường hợp

5 Khẩu trang

phòng độc Việt Nam 1 cái

Lọc bụi mịn và các hơi độc

Khi làm việc với các chất độc hại 6 Nút bịt tai Việt Nam 2 bộ Hạn chế tiếng

ồn

Khi làm việc với các thiết bị gây ồn

7 Găng tay cao su Việt Nam 2 đôi Tránh tiếp xúc Khi làm việc có Phòng duy

tu, dịch vụ (2 người)

Đội trưởng đội vệ sinh môi trường (1 người)

Đội thu gom, dọn dẹp rác thải nhà máy (2 người)

Đội lau dọn, vệ sinh văn phòng

(2 người)

Đội chăm sóc cây xanh (2 người)

hóa chất với da tay thể tiếp xúc các chất độc hại ở dạng lỏng 8 Găng tay cách

nhiệt Việt Nam 2 đôi Cách nhiệt

Khi làm việc với các thiết bị có tỏa nhiệt cao. 9 Giày bảo hộ lao

động Việt Nam 1 đôi Bảo vệ chân

Tất cả trường hợp

10 Trang phục

chống cháy Việt Nam 1 bộ

Bảo vệ cả người

Khi vận hành lò đốt và các trường hợp khẩn cấp. Nhà xưởng thông thoáng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng đầy đủ đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng cho môi trường lao động của công nhân và có hệ thống camera lắp đặt tại các xưởng để theo dõi trong suốt quá trình vận hành.

Đã trang bị 02 bảng cảnh báo và các yêu cầu về an toàn trước khi ra vào nhà máy.

Các hệ thống máy móc, thiết bị xử lý trong nhà xưởng được bố trí với khoảng cách hợp lý, an toàn đảm bảo thuận lợi cho việc vận hành xử lý và hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, tai nạn lao động và phát sinh ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.

Nhà kho đã được phân chia thành nhiều khu vực lưu giữ : Khu lưu giữ phế liệu; khu lưu giữ chất thải nguy hại có khả năng gây cháy, nổ; Khu lưu giữ chất thải nguy hại có khả năng oxy hóa, ăn mòn; Khu lưu giữ các loại nước thải nguy hại; Khu lưu giữ chất thải rắn nguy hại; Các khu vực này được thiết kế với khoảng cách phù hợp theo quy định lưu giữ chất thải nguy hại của Bộ TN-MT và được trang bị các biển cảnh báo và các thiết bị PCCC, dụng cụ bảo hộ an toàn lao động.

Trên các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải: xử lý đốt chất thải; chưng cất dung môi; tái sinh dầu nhớt; tái sinh chì; sấy; xử lý nước thải; hóa rắn chất thải; xay, cắt, ép hủy bỏ hình dạng chất thải đều được dán bảng hướng dẫn vận hành cụ thể; cảnh báo sự cố và yêu cầu thực hiện an toàn lao động trong suốt quá trình vận hành.

Nhà xưởng đã thiết kế các lối thoát hiểm theo đúng quy định, đảm bảo cho việc sơ tán khi có sự cố xảy ra và trang bị, lắp đặt đầy đủ các thiết bị, hệ thống PCCC như: biển cảnh báo; nội quy PCCC; chuông, kẻng báo cháy; bơm chữa cháy; hệ thống đường ống chữa cháy; bình chữa cháy; búa; xẻng; cát.

Thành lập đội PCCC tại nhà máy xử lý chất thải và định kỳ diễn tập PCCC cho nhân viên (03 tháng/ 1 lần);

Khu vực làm việc thông thoáng, tạo cảm giác an toàn cho người lao động.

4.3 Phòng chống cháy nổ và khắc phục sự cố ở nhà máy

4.3.1 Những sự cố có thể xảy ra ở nhà máy

Trong quá trình hoạt động xử lý chất thải có thể xảy ra các sự cố : - Sự cố cháy nổ tại lò đốt chất thải

+ Thời điểm xảy ra sự cố : lúc đang vận hành đốt chất thải.

+ Nguyên nhân: các nguyên nhân có khả năng xảy ra cháy nổ tại lò đôt chất thải là:

• Chập mạch điện;

• Sơ ý trong quá trình vận hành;

- Sự cố cháy nổ tại khu vực lưu trữ chất thải

+ Thời điểm xảy ra sự cố : trong kho lưu giữ nhiều chất thải

+ Nguyên nhân: các nguyên nhân có khả năng xảy ra cháy nổ tại khu vực lưu trữ là:

• Do sự tương tác giữa các loại chất thải lưu trữ;

• Sơ xuất từ quá trình vận hành bốc dỡ, sắp xếp, lưu giữ chất thải có tính cháy nổ.

- Sự cố rỏ rỉ, đổ tràn tại khu vực lưu trữ chất thải

+ Thời điểm xảy ra sự cố : trong kho lưu giữ nhiều chất thải

+ Nguyên nhân: các nguyên nhân có khả năng xảy ra sự cố rò rỉ, đổ tràn tại khu vực lưu trữ:

• Thùng chứa lưu trữ chất thải không đảm bảo chất lượng gây rò rỉ;

• Đổ chất thải lỏng, hóa chất do bất cẩn trong quá trình bốc dỡ vận chuyển. - Sự cố tai nạn lao động

+ Thời điểm xảy ra sự cố : lúc công nhân đang vận hành máy móc, xử lý chất thải.

+ Các khâu có khả năng xảy ra tai nạn lao động:

• Từ lò đốt chất thải;

• Hệ thống tái sinh chì;

• Hệ thống chưng cất, tái sinh;

• Từ vận hành các loại máy cắt, nén ép, máy ly tâm.

• Từ khâu vận chuyển lưu trữ chất thải.

• Quá trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị.

• Nguyên nhân: các nguyên nhân có khả năng xảy ra sự cố tai nạn lao động là:

 Bị bỏng do bất cẩn trong quá trình nạp liệu chất thải vào lò đốt, lò tái sinh chì.

 Hít phải hơi hóa chất độc hại do sơ ý hoặc không thực hiện đúng an tòan, bảo hộ lao động;

 Bị thương do bất cẩn vận hành các thiết bị cắt giấy, nén, ép.

 Bị dính hóa chất, dung môi trong quá trình vận hành.

4.3.2 Nội quy phòng cháy chữa cháy của Công ty CP Môi Trường Việt Úc.

- Phòng cháy-chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ - Công nhân viên chức. Mọi người đều phải tham gia tích cực vào công tác phòng cháy-chữa cháy.

- Nghiêm cấm khách và cán bộ công nhân viên tự ý câu mắc, thay đổi, sửa chữa thiết bị an toàn-thiết bị tiêu thụ điện, không để chất cháy gần cầu chì, bảng điện, đường dây dẫn điện.

- Nghiêm cấm khách và cán bộ công nhân viên sử dụng bếp điện, bàn ủi, hút thuốc ở nơi có biển báo cấm lửa trong và ngoài giờ làm việc.

- Phương tiện chữa cháy phải để đúng vị trí đã quy định, đảm bảo dễ lấy đưa vào sử dụng khi cần thiết, không sử dụng phương tiện PCCC vào việc khác.

- Cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm bảo quản phương tiện PCCC. Phải tham gia học PCCC và tuyên truyền cho mọi người tham gia PCCC.

- Nghiêm cấm khách và cán bộ công nhân mang chất dễ cháy-chất nổ vào trong phòng làm việc.

- Khách hay cán bộ công nhân viên khi phát hiện ra cháy phải báo động (bằng hệ thống điện thoại – chuông báo động) cho đội PCCC cơ quan hay trực tiếp thông tin cho đội PCCC thành phố (Số 114).

- Nhân viên đội PCCC tăng cường kiểm tra cán bộ công nhân viên chấp hành nội quy PCCC trong và ngoài giờ làm việc.

 Công tác tuyên truyền PCCC : thường xuyên nhắc nhân viên chấp hành nội quy PCCC. Trong năm, cơ sở mời cán bộ chuyên trách tổ chức tuyên truyền

về công tác PCCC cho cơ sở nhằm không ngừng ngày càng nâng cao nhận thức và ý thức của công tác PCCC, góp phần tích cực vào công tác PCCC tại cơ sở.

 Phòng cháy điện : thường xuyên kiểm tra thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện, kịp thời phát hiện những hư hỏng không đảm bảo an toàn PCCC, đề xuất sửa chữa kịp thời, kiểm tra việc ngắt cầu dao điện vào các ngày nghỉ-ngày lễ và chủ nhật, tách riêng hệ thống điện bảo vệ đảm bảo ánh sáng phục vụ cho công tác tuần tra vào ban đêm.

 Quản lý ngọn lửa trần : Nghiêm cấm nhân viên và khách hút thuốc nơi có biển cấm lửa và nơi có vật tư dễ cháy. Khi cơ quan có nhu cầu dùng ngọn lửa trần, đun nấu người tổ chức thực hiện phải báo cáo cho đội PCCC để có kế hoạch PCCC cụ thể.

 Quản lý về chất cháy : Nghiêm cấm tuyệt đối nhân viên và khách mang chất cháy, nổ vào cơ sở, hồ sơ tài liệu không xếp gần nơi thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện.

 Phòng cháy kho hàng : Kho hàng phải cach ly với khu vực sản xuất, bảng điện phải bố trí ngoài cửa kho, hàng hóa trong kho phải sắp xếp phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo chủng loại.

Một phần của tài liệu quá trình xử lý CTNH bằng công nghệ lò đốt của công ty môi trường Việt Úc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w