1 7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ
2.2.1 Hoạt động khai thác BHXCG tại Bảo Việt (2004-2008)
2.2.1.1. Chính sách khai thác của Bảo Việt
Hiện nay Bảo Việt Hà Nội đang áp dụng một sô chính sách sau:
* Chính sách khai thác thận trọng
Đây là chính sách rất quan trọng trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới - nghiệp vụ rất dễ phát sinh hiện tượng trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng. Vì vậy, khi triển khai việc bán bảo hiểm cho các chủ xe, lái xe, việc đầu tiên mà các nhà bảo hiểm cần quan tâm đó là tìm các thông tin về chủ xe và các phương tiên của chủ xe muốn được bảo hiểm. Khi khai thác viên tiếp cận được với các chủ xe có yêu cầu tham gia bảo hiểm cho
chiếc xe của mình, công việc đầu tiên là khai thác viên là thu thập các thông tin liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm để đánh giá rủi ro mà chủ xe đem đến. Khai thác việc của Bảo Việt Hà Nội thường năm bắt thông tin qua cách tiếp cận với chủ xe (lái xe) và kết hợp trực tiếp quan sát đánh giá các yếu tố sau:
- Loại và mục đích sử dụng xe; - Tên và năm sản xuất;
- Hồ sơ các vụ tai nạn đã gặp phải; - Bảo hiểm toàn bộ hay thân vỏ.
Do yêu cầu về thời gian khi tiếp xúc với chủ xe, lái xe những thông tin trên nhiều khi khai thác viên không nắm bắt hết được. Lúc này khai thác viên nên sử dụng đến giấy yêu cầu bảo hiểm. Khai thác viên sẽ căn cứ vào những thông tin thu thập được ở trong đơn yêu cầu bảo hiểm để quyết định có chấp nhận rủi ro hay không chấp nhận ở mức nào. Công việc này đòi hỏi khai thác viên phải có những kiến thức tổng hợp về nghiệp vụ nói chung và lĩnh vực xe cơ giới nói riêng. Có như vậy họ mới có thể nhận thức được các rủi ro và kiểm soát chúng. Việc chấp nhận rủi ro ở mức độ nào kết hợp với các điều khoản mở rộng đặc biệt sẽ khắc phục đắc lực cho công việc xác định điều kiện và phạm vi bảo hiểm.
* Chính sách tăng cường chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm đối với loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một khái niệm trừu tượng, có thể hiểu là sản phẩm bảo hiểm này khi đã được bán cho khách hàng thì người bảo hiểm phải quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi bán cũng như trước khi bán, có như vậy mới tạo được lòng tin của họ, từ đảm bảo uy tín của công ty.
Duy trì khách hàng, mục đích là để khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm 1 dã ký kết, đồng thời là một trong những cách truyền bá tốt nhất về sản phẩm 1 cua Công ty, giảm được chi phí quảng cáo, tìm kiếm khách hàng. Có như vậy 1 khách hàng cũng sẽ không ngần ngại khi phải bỏ ra một khoản phí lớn khi cán bộ khai thác có những thái độ quan tâm, chăm sóc khách hàng... Có thể nói chính sách này luôn được các khai thác viên của Cty Bảo hiểm áp dụng một cách triệt để, qua đó nâng cao uy tín của DNBH trên thương trường.
* Chính sách thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan hữu trách
Để đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất, giảm thiểu rủi ro và chống gian lận trong hồ sơ của khách hàng, công ty bảo hiểm phải có một môi quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu trách như: cảnh sát giao thông, các giám định bồi thường là cơ quan chuyên trách...
Bảo hiểm xe cơ giới được chia thành hai mảng đó là bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba và bảo hiểm vật chất xe. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã quy định bảo hiểm TNDS của chủ xe là một loại hình bảo hiểm bắt buộc, còn loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tự nguyện và hoàn toàn phụ thuộc vào phía khách hàng.
Đối với mô tô do giá trị của xe không lớn cộng với thu nhập của chủ xe không lớn nên ít người tham gia bảo hiểm vật chất xe. Còn với Ô tô, phí tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe chỉ khoảng 200.000 - 800.000đ/xe, trong khi đó phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe khoảng 2 triệu đến 6 triệu/xe, tuỳ thuộc vào STBH. Giá trị của xe càng lớn thì STBH càng cao. Đây là những khoản tiền khá lớn mà các chủ xe không muốn bỏ ra, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác khai thác nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công ty Bảo Việt Hà Nội đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều công ty bảo hiểm khác đóng tại địa bàn Hà Nội như: PTI, PJICO, PVIC, Bảo Minh, ... làm cho doanh thu của công ty từ nghiệp vụ này bị chia sẻ bớt với các công ty
trên. Trước tình hình đó, Bảo Việt Hà Nội đã có nhiều cố găng, nỗ lực để khắc phục mọi khó khăn không ngừng tăng lên qua các năm và liên tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu phí nghiệp vụ này.
2.2.1.2. Tinh hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việc (2004 - 2008)
Bảng 2.2: Tình hình THKH khai thác BHXCG tại Bảo Việt (2004 - 2008)
Năm Doanh thu kế
hoạch (tỷ đồng) Doanh thu thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2004 574,35 725,4 126,3 2005 825,27 719,8 87,22 2006 654,40 704,4 107,64 2007 730,55 903,4 123,66 2008 809,95 960,6 118,60
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy trừ năm 2005, các năm còn lại Công ty đều hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2004 có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất đạt 126,3% cụ thể doanh thu phí nghiệp vụ mà Công ty đặt ra trong năm 2004 là 574.35 tỷ thi đến cuối năm công ty đạt 725.4 tỷ đồng tăng 151.05 tỷ đồng về tuyệt đối. Năm 2007 là năm mà Công ty thực hiện hơn kế hoạch 23,66% bởi rất nhiều yếu tố (tỷ lệ bồi thường thấp, kinh tế đất nước đi lên thuận lợi cho việc khai sthác bảo hiểm xe cơ giới: Năm 2007, doanh thu phí thực hiện tăng 199 tỷ đồng so với doanh thu phí thực hiện năm 2006, hơn 172,85 tỷ đồng so với doanh thu phí kế hoạch cùng năm tăng tương ứng 23,66% so với kế hoạch).
Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khai thác nghiệp vụ của Công ty không đồng đều qua các năm do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo - hiểm dẫn đến việc đề ra kế hoạch thực hiện cũng như việc thực hiện kế hoạch
2.2.1.3. Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS đối với người thứ ba tại Bảo Việt (2006 - 2008)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động khai thác BHVCXCG (2006 - 2008)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Σ số xe tham gia bảo hiểm xe cơ giới tại Cty (chiếc)
Tốc độ tăng liên hoàn
187.340 - 226.984 21,16 246.941 8,79 Số xe tham gia bảo hiểm vật chất
(chiếc)
Tốc độ tăng liên hoàn
17.272 17.860 3,4 21.170 18,4 Doanh thu phí NV BH vật chất xe (tỷ đồng) 76,69 80,37 98,86
Doanh thu phí bình quân vật chất xe (trđ/xe)
4,44 4,50 4,67
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Việt (2006 - 2008)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số xe tham gia bảo hiểm TNDS (chiếc)
Tốc độ tăng liên hoàn
25.243 - 25.270 0,13 37.250 47,4 Doanh thu phí BH TNDS xe (tỷ đồng) 26,00 26,79 40,23
Doanh thu phí bình quân TNDS xe (trđ/xe)
1,03 1,06 1,08
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)
Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 ta thấy số xe tham gia loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới và trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba tăng dần trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng liên hoàn năm 2007 so với nă 2006 là 21,16% là lớn do năm 2007 số lượng xe tham gia giao thông trên địa bàn thành phố tăng cao, đến năm 2008 thì số xe tham gia giao thông là 246.941 tăng 8,79% so với năm 2007 tương ứng là 19.957 chiếc. Có thể thấy nền kinh tế nước ta ổn định. Nhận thức của người dân tăng lên nhanh chóng về loại hình bảo hiểm
bắt buộc này, do đó số lượng tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS cũng tăng nhanh, cụ thể là năm 2007 thì bảo hiểm vật chất khai thác tăng 3,4% , và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tăng 0, 13% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, thì sô xe tham gia bảo hiểm vật chất tăng lên là 18,4% (tương ưng 3310 chiếc), số xe tham gia bảo hiểm TNDS tăng lên 47,4% (tương ứng 11976 chiếc).
Số xe tham gia tăng vượt trội là do năm 2008 theo Nghị định cầu Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới số 103/2008/NĐ-CP và yêu cầu các lực lượng có chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giam sát các DNBH trong việc thực hiện bảo hiểm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới và thông qua tuần tra kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới tham gia giao thông không có hoặc không mang theo GCNBH còn hiệu lực; yêu cầu chủ xe phải mua bảo hiểm. Do đó, doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe và TNDS cũng tăng cao vào năm 2008 lần lượt là 98,86 tỷ đồng và 40,23 tỷ đồng.
Do số lượng xe cũng tăng đồng thời nên kết quả doanh thu phi bình quân tăng nhưng không đáng kể cụ thể là đối với vật chất xe là 4,68 trđ/xe, đối với TNDS là 1,08 trđ/xe. Năm 2008 thì DTBQ bảo hiểm vật chất tăng 0,23 trđ/xe, tương ứng là 5,2% so với năm 2006; về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS thì doanh thu phí bình quân tăng 0,05 triệu đồng, tương ứng 4,9%.
Nhìn chung, các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo Việt đóng vai trò khá lớn trong trong thị trường bảo hiểm xe cơ giới năm vừa qua cũng đạt được kết quả tốt hơn các năm trước nhưng còn biến động khá nhiều. Do đó ta đi vào phân tích doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Việt so với tổng doanh thu phí loại hình bảo hiểm này của cả thị trường.
2.2.1.4 Kết quả khai thác BBXCG của Bảo Việt (2004 - 2008)
Bảng 2.5: Kết quả khai thác bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Việt (2004 - 2008)
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
1. Số xe cơ giới lưu hành thực tế
Tốc độ tăng liên hoàn (%) 1.674.662 - 1.741.648 4,00 1.863.564 7,00 2.049.920 10,00 2.304,18 12,4 2. Số xe cơ giới tham gia
bảo hiểm tại Cty
Tốc độ tăng liên hoàn (%) 237.836 - 169.364 -28,8 187.340 10,6 226.984 21,16 246.94 8,8 3. Tỷ lệ xe cơ giới tham gia
bảo hiểm tại Cty (%) 14,2 9,73 10,1 11,1 10,7
4. Doanh thu phí nghiệp vụ (tỷ đồng)
Tốc độ tăng liên hoàn (%) 725,4 - 719,8 -0,77 704,4 -2,14 903,4 28,25 960,6 6,33 5. Doanh thu phí bình quân
1 xe (trđ/chiếc) 3,05 4,25 3,76 3,98 3,89
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bao Việt Hà Nội)
Qua bảng 2.5 ta thấy số xe cơ giới lưu hành thực tế trên cả nước liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2008. Nếu như năm 2004 mới chỉ 1.635.747 chiếc xe cơ giới lưu hành thì đến năm 2005 đã tăng lên 4,00% thành 1.741.648 chiếc. Năm 2007, số lượng xe cơ giới lưu hành là 2.049.920 chiếc, tăng 10% so với năm 2006 tương đồng với 186.356 chiếc và năm 2008 là năm có tốc độ tăng cao nhất về số lượng xe cơ giới tham gia giao thông trên địa bàn Hà Nội, đó là 12,4% (254.261 chiếc). Như vậy, từ năm 2004 đến năm 2008, số xe lưu hành thực tế tăng 1 ,4 lần. Có thể thấy nền kinh tế nước ta đang đi vào ồn định và trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng năm 2008 là 8,9% bằng mức kế hoạch để ra. Mặt khác, Việt Nam được đanh giá là nước có môi trường đầu tư an toàn vào bậc nhất thế giới, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm, giúp đỡ của
các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Các công trình xây dựng trở nên khang trang hơn. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng. Chính vì vậy, mà số lượng xe cơ giới trên địa bàn thành phố ngày càng tăng và khả năng sẽ còn tăng nhanh trong những năm tới. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cho Bảo Việt Hà Nội nói riêng và thị trường Bảo hiểm Việt Nam nói chung trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Năm 2005, số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty là 169.364 chiếc, giảm 28,8% so với năm 2004, về mặt tuyệt đối là giảm 33.l77 chiếc. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đang có sự cạnh tranh rất gay gắt đặc biệt là về vấn đề phí bảo hiểm xe cơ giới. Các đơn vị để dành được khách hàng thì bên cạnh các yếu tố về chi phí, hoa hồng, dịch vụ hậu mãi thì phí chính là yếu tố quan trọng.
Ví dụ: phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là 1,5% GTBH là mức chung của toàn bộ thị trường thì có công ty đã giảm phí còn 1% GTBH trong khi các điều kiện khác không thay đổi. Điều này làm cho số lượng xe cơ giới mà phòng khai thác trong năm 2005 sụt giảm so với năm 2004. Sang đến năm 2006, số xe tham gia bảo hiểm là 187.340 chiếc, tăng 17.976 chiếc tương ứng 10,6% .
Năm 2007 là năm có sô lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới là 226.984 chiếc, tăng 21,16% là lớn nhất trong 5 năm trở lại đây tương ứng với 39.644 chiếc so với năm 2006. Nguyên nhân là do với chính sách mở cửa để phát triển nền kinh tế trong nước đặc biệt là ở những trung tâm trọng điểm, các thành phố lớn của đất nước, hàng loạt các tổ chức nước ngoài đã sang Việt Nam để kinh doanh, để tìm cơ hội làm ăn cộng với sự ra đời của rất nhiều trong doanh nghiệp trong nước đã làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá, giao dịch buôn bán tăng nhanh. Bên cạnh đó, nhận thức của chủ xe ngày
một cải thiện nên họ đã tham gia bảo hiểm nhiều hơn, điều này nói lên công tác khai thác của công ty đã được thực hiện tương đối tốt. Song nhìn chung tỷ lệ này còn khá khiêm tốn so với tổng số xe cơ giới đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội. Tỷ lệ khai thác biến động bất thường, giảm vào năm 2005 (từ 14,2% xuống 9,73%), tăng năm 2006 (từ 9,73% lên 10,l%), tăng mạnh vào năm 2007 (từ 10,1 % đến 11,1%), lại giảm một chút năm 2008 (từ 11,1 xuống 10,7%).
Sự biến động bất thường này là có sự cạnh tranh gay gắt giữa Bảo Việt Hà Nội với các DNBH khác cùng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên địa bàn thành phố. Từ sau Nghị định 100/CP và nghị định 74/CP của Chính Phủ về việc cho phép thành lập mới các DNBH bao gồm cả các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài, thị phần của Bảo Việt Hà Nội đã bị san sẻ với các DNBH khác.
Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty có cũng biến động bất thường qua các năm. Cụ thể: Năm 2004 thì doanh thu đạt 725,4 tỷ đồng thì đến năm 2005 giảm chỉ còn 719,8 tỷ đồng, năm 2006, doanh thu phí tiếp tục giảm xuống 704,4 tỷ đồng, giảm 2,14% tương ứng 15,4 tỷ đồng. Tốc độ tăng doanh thu đạt cao nhất là vào năm 2007 là 28,25%.
Năm 2005 số lượng xe tham gia bảo hiểm là 169.364 xe giảm so với năm 2004 là 68.472 chiếc tương ứng là 28,8% nhưng doanh thu phí bình quân 1 xe vẫn cao nhất là do số lượng xe cơ giới có giá trị cao lưu hành trên địa bàn Hà Nội ngày càng lớn. Nhu cầu bảo hiểm của những xe này tương đối lớn