Chuyển mạch nhãn và QoS 17-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Chuyển mạch MPLS (Trang 25 - 26)

Trong vài năm gần đây, các loại lưu lượng tăng lên một cách rõ ràng, mạng cần có khả năng phân biệt các loại lưu lượng và xử lý chúng. Khái niệm QoS được dùng lần đầu tiên trong mô hình tham chiếu OSI, nó đặt ra khả năng của nhà cung cấp dịch vụđể hỗ trợ những yêu cầu ứng dụng của người dùng như băng tần, độ trễ, dung sai và tổn thất lưu lượng. Chú ý rằng sự phân loại này khá giống những nguyên nhân của việc dùng chuyển mạch nhãn.

Thứ nhất, dự phòng băng tần cho một ứng dụng nghĩa là một mạng có đủ dung lượng để hỗ trợ yêu cầu qua mạng, lượng thoại, số gói trên một giây.

Loại chất lượng dịch vụ thứ hai là sự đáp ứng thể hiện ở thời gian để chuyển gói từ nút gửi đến nút nhận. Một thuật ngữ khác là round trip time (RTT) là thời gian để gửi một gói tới nút đích và nhận hồi âm từ nút khác. RTT bao gồm thời gian truyền cả hai hướng đi và về và thời gian xử lý ở nút đích. Các ứng dụng như Voice hay Video yêu cầu sựđáp ứng chính xác. Nếu một gói đến quá trễ, nó sẽ không được dùng và bị loại bỏ gây nên lãng phí băng tần và làm giảm chất lượng dịch vụ.

Loại chất lượng dịch vụ thứ ba là rung sai, sự biến thiên độ trễ giữa các gói và thường xảy ra tại mỗi đầu ra liên kết nơi router hoàn thành việc tìm ra đường đi tiếp theo cho gói. Biến thiên độ trễ là sức ép đối với tốc độ. Nó gây rắc rối tới việc chuyển lời nói tới người nghe.

Loại chất lượng dịch vụ cuối cùng là tổn thất gói. Việc mất gói khá là quan trọng đối với ứng dụng thoại và hình ảnh, nó ảnh hưởng tới đầu ra của quá trình giải mã và sự nghe nhìn của người sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Chuyển mạch MPLS (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)