Phân loại báo hiệu

Một phần của tài liệu MẠNG ĐA DỊCH VỤ TÍCH HỢP SỐ ISDN (Trang 45 - 46)

d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện

3.8.2.Phân loại báo hiệu

Báo hiệu trong mạng điện thoại được chia thành báo hiệu thuê bao, là báo hiệu giữa thiết bị đầu cuối và tổng đài nội hạt và báo hiệu liên đài, báo hiệu giữa các tổng đài.

Hình 2.8: Phân loại báo hiệu trong mạng điện thoại

Báo hiệu thuê bao là quá trình trao đổi các loại tín hiệu báo hiệu giữa thuê bao và tổng đài nội hạt và ngược lại.

Báo hiệu liên đài gồm báo hiệu kênh kết hợp và báo hiệu kênh chung. Đối với hệ thống báo hiệu kênh kết hợp, các tín hiệu thu và phát trên cùng một đường với tín hiệu tiếng nói. Trong khi đó ở báo hiệu kênh chung tín hiệu báo hiệu thu và phát qua

 

Tổng đài Tổng đài

Thiết bị

đầu cuối Thiết bị

đầu cuối

Báo hiệu thuê bao

Báo hiệu thuê bao

Báo hiệu liên đài

46

một đường dành riêng cho báo hiệu khác với kênh tiếng nói. Hệ thống báo hiệu liên đài được phân chia thành 2 hệ thống chính là : Báo hiệu kênh kết hợp (CAS) và Báo hiệu kênh chung (CCS). Hệ thống báo hiệu kênh chung CCS có ưu điểm hơn so với báo hiệu kênh kết hợp như: dung lượng cao, linh hoạt, giảm phần cứng và tin cậy cao.

Trong mạng điện có nhiều hệ thống báo hiệu khác nhau được sử dụng như báo hiệu MFC,CCITT No 5, CCITT No 6... Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngày càng cao mà các hệ thống báo hiệu cũ không có khả năng đáp ứng các dịch vụ này do hạn chế về tốc độ, dung lượng và chất lượng. Do đó cần một hệ thống báo hiệu mới có khả năng đáp ứng các loại hình dịch vụ và tận dụng tối ưu khả năng của tổng đài SPC.

Xuất phát từ yêu cầu về một hệ thống báo hiệu mới, gần đây có một vài hệ thống báo hiệu kênh chung được đưa vào áp dụng. Năm 1968 ITU-T đã đưa khuyến nghị về hệ thống báo hiệu kênh chung số 6 được thiết kế tối ưu cho lưu lượng liên lục địa, sử dụng trên các đường trung kế Analog, tốc độ thấp 2,4 Kbps. Vào những năm 80, ITU-T giới thiệu hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 (CCS7) thiết kế tối ưu cho mạng quốc gia và quốc tế sử dụng trung kế số, tốc độ đạt 64 Kbps.

Hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam sử dụng cả hai loại báo hiệu: R2 và C7. Mạng báo hiệu số 7 (C7) đưa vào khai thác tại Việt Nam theo chiến lược triển khai từ trên xuống theo tiêu chuẩn của ITU (khai thác thử nghiệm đầu tiên từ năm 1995 tại VTN và VTI). Cấu trúc mạng báo hiệu C7 xây dựng dựa trên cơ sở cấu trúc mạng chuyển mạch quốc gia nhằm chuyển tải an toàn và hiệu quả các bản tin báo hiệu CCS7 giữa các vùng lưu lượng chia thành 5 vùng báo hiệu tương ứng với 5 vùng lưu lượng thoại. Cho đến nay mạng báo hiệu số 7 đã hình thành với một cấp STP (điểm chuyển tiếp báo hiệu) tại 3 trung tâm (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh) của 3 khu vực (Bắc, Trung, Nam), sử dụng loại STP tích hợp đặt tại các tổng đài chuyển tiếp quốc gia. Đối với STP quốc tế cũng là điểm chuyển tiếp lưu lượng báo hiệu SCCP cho các cuộc gọi Roaming quốc tế.

Một phần của tài liệu MẠNG ĐA DỊCH VỤ TÍCH HỢP SỐ ISDN (Trang 45 - 46)