Mức sống dân cư và sự phân hoá giàu nghèo:

Một phần của tài liệu mt_52_ (Trang 53 - 54)

Sự phát triển kinh tế toàn diện theo quy hoạch sẽ có tác động lớn đến đời sống dân cư. Do tăng trưởng kinh tế cao và phát triển mạnh các lĩnh vực kinh tế - xã hội nên thu nhập của người lao động trở nên đa dạng và cao hơn làm cho mức sống của người dân nói chung sẽ được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển các hoạt động dịch vụ trong cơ chế thị trường sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận dân cư có khả năng tập trung, tích luỹ tư liệu sản xuất, phát huy các hoạt động dịch vụ để trở nên giàu có. Ngược lại, một bộ phận người dân khác, đặc biệt là người dân nông thôn, dân nghèo thành thị không có cơ hội làm giàu phải bán dần tư liệu sản xuất, đi làm thuê và có thể trở

nên nghèo đói hơn. Vấn đề phân hoá giàu nghèo mạnh hơn trong quá trình phát triển là một xu thế thường xảy ra trong quá trình phát triển.

4. Các công trình văn hoá, di tích lịch sử, tín ngưỡng:

Các hoạt động phát triển nói chung, nhất là việc phát triển các cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp, các khu, tuyến, điểm du lịch có thể gây ra những tác động tiêu cực đến các công trình văn hoá, di tích lịch sử, tín ngưỡng của tỉnh. Tác động của các chất thải từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, du lịch có thể làm thay đổi cảnh quan, gây sụt lở, sạt lở, gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực có các công trình văn hoá, di tích lịch sử, tín ngưỡng. Mặt khác, sự khai thác quá tải của các công trình văn hoá, di tích lịch sử, tín ngưỡng do hoạt động tham quan, du lịch có thể làm xuống cấp công trình này và dẫn đến khả năng làm mất giá trị văn hoá và lịch sử của chúng, từ đó làm giảm thu nhập từ các hoạt động du lịch.

3.3. Đánh giá tổng hợp xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trườngbằng phương pháp ma trận bằng phương pháp ma trận

3.3.1. Đánh giá các nguồn gây tác động

3.3.1.1. Nhận dạng các nguồn gây tác động chính

Các nguồn có khả năng gây tác động xấu đến môi trường được xem xét, đánh giá dựa trên cơ sở định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực và các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong khuôn khổ nội dung bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An. Theo đó có 21 đề xuất hoặc hoạt động phát triển chính (sau đây gọi là hoạt động phát triển) được gộp trong 5 nhóm lớn mà chúng có khả năng gây tác động xấu đến tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội.

Bảng 3.11: Các hoạt động có tiềm năng gây tác động xấu TT Các hoạt động phát triển

Một phần của tài liệu mt_52_ (Trang 53 - 54)

w