Định hướng quy hoạch môi trường khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn,

Một phần của tài liệu mt_50_ (Trang 68 - 73)

Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Qua kết quả khảo sát môi trường đất và nước vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn và dự báo các biến động về tài nguyên đất của khu vực cho phép đưa ra một số định hướng và các giải pháp quy hoạch nhằm sử dụng tài nguyên đất và nước

Các chỉ tiêu cần quan trọng nhất để lựa chọn địa điểm vùng đất quy hoạch đầm nuôi thuỷ sản có thể bao gồm: diện tích và đặc điểm vùng đất, khả năng cấp và tiêu thoát nước mặn, khả năng cấp và tiêu thoát nước ngọt, các chi phí và lợi ích khi chuyển đổi sử dụng đất sang hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Dựa vào các tiêu chí trên, có thể sơ bộ đánh giá những diện tích tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (Bảng 19)

Bảng 19: Đánh giá tiềm năng phát triển đầm nuôi trồng thuỷ sản vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Loại tiêu chí

Bình Minh 1 (nông trường Bình

Minh)

Bình Minh 2 Bình Minh 3 Bình Minh 4(ngoài đê)

Diện tích Khá thuận lợi Thuận lợi Thuận lợi Thuận lợi

Đặc điểm đất Phù hợp Phù hợp Phù hợp Thuận lợi

Khả năng cấp

nước mặn Khó khăn Thuận lợi Thuận lợi Thuận lợi

Khả năng cấp

Nguyễn Thị Thu Trang-Cao học K13 Luận văn tốt nghiệp

Khả năng tiêu

thoát nước Khá khó khăn Thuận lợi Khá thuận lợi Thuận lợi

Chi phí

chuyển đổi Vừa phải Vừa phải Nhỏ Vừa phải

Lợi ích

chuyển đổi so với trước

Vừa phải Cao Vừa phải Vừa phải

Xét chung các tiêu chí (Bảng 19), các điểm dự kiến phát triển quy hoạch đầm nuôi trong vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đều có những khía cạnh khó khăn và thuận lợi riêng để phát triển các đầm nuôi thuỷ sản. Ngoài vùng thích hợp nhất đối với phát triển nuôi trồng thuỷ sản là khu vực Bình Minh 2 đang được đầu tư xây dựng, các vùng có mức độ thích hợp tiếp theo là: Bình Minh 3, Nông trường Bình Minh, Bình Minh 4.

Qua Bảng 20, đánh giá tiềm năng sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện Kim Sơn tác giả có đưa ra một số định hướng cho việc quy hoạch sử dụng tài nguyên đất khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn như sau:

 Đối với diện tích khu vực nông trường Bình Minh

Hiện tại tổng diện tích của khu vực có 878 ha trong đó Đất sử dụng cho trồng lúa: 510 ha

Đất sử dụng cho trồng cói: 37 ha

Theo chủ trương của huyện và các điều kiện tự nhiên của khu vực thì chuyển 230 ha trồng lúa thuộc vùng có sản lượng lúa thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp thâm canh. Trong thực tế, nếu ta so sánh 1 ha đất trồng lúa cho một vụ chỉ được 8 tấn/ha/vụ và giá trị chỉ đạt 12 triệu đồng/ha (chưa trừ chi phí). Trong khi đó nếu nuôi tôm sú có thể cho trung bình từ 1 đến 3 tấn/ha/vụ, với giá trị từ 80 đến 250 triệu đồng/ha/vụ (chưa trừ chi phí).

Giữ vững diện tích trồng lúa là 280 ha để đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững diện tích trồng cói để phát triển ngành nghề nông thôn, tận dụng lúc nông nhàn cho lao động sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập thông qua chế biến hàng nông sản xuất khẩu (Bảng 20).

Nguyễn Thị Thu Trang-Cao học K13 Luận văn tốt nghiệp

Diện tích hiện nay của khu vực là 1.932 ha và hiện nay đang được sử dụng nuôi thuỷ sản, nhưng do thiếu vốn và trình độ công nghệ nên chưa triển khai mạnh việc đầu tư để nuôi theo phương pháp thâm canh và công nghiệp. Hiện nay thị trường thuỷ sản trên thế giới đã mở rộng, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và EU, giá thuỷ sản xuất khẩu đã tăng… nên chủ trương của chính quyền địa phương và nhân dân có xu hướng chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và công nghiệp. Khi mô hình nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp đã định hình thì chuyển toàn bộ diện tích 450 ha trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản. Dự kiến sản lượng của khu vực Bình Minh 2 sẽ là:

- 833 ha nuôi thâm canh cho năng suất 5 tấn/ha, sản lượng đạt 4.165 tấn thuỷ sản

- 212 ha nuôi công nghiệp cho năng suất 8 tấn/ha, sản lượng đạt 1.696 tấn thuỷ sản. (Bảng 20)

 Đối với diện tích khu vực Bình Minh 3

Hiện nay xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.450 ha, trong đó: Đất sử dụng cho trồng lúa là 0 ha

Đất sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản là 693 ha Đất sử dụng cho trồng cói là 150 ha

Đất sử dụng cho trồng rừng là 335 ha

Phương pháp nuôi chủ yếu là nuôi bán thâm canh, sản lượng đạt khoảng 1.000 tấn thuỷ sản. Nếu điều kiện giá cả và thị trường thuận lợi sẽ đầu tư diện tích 693 ha nuôi bán thâm canh sang nuôi thâm canh và chuyển 150 ha trồng cói sang nuôi thuỷ sản theo phương pháp bán thâm canh, thậm chí nuôi thâm canh. Sản lượng dự kiến đạt 4.200 tấn.

Toàn bộ diện tích từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3 với tổng chiều dài đê Bình Minh 3 là 15,5 km. Năm 2000, các đơn vị quân đội và nhân dân đã đắp được đoạn đê phía Đông giáp với sông đáy là 7 km, đoạn đê phía Tây giáp với sông Càn là 4 km. Hiện tại, còn 4,5 km đê Bình Minh 3 chưa đắp. Để phát

Nguyễn Thị Thu Trang-Cao học K13 Luận văn tốt nghiệp

triển nuôi tôm bền vững thuộc bãi bồi ven biển Kim Sơn, việc xử lý nguồn nước sạch cho nuôi tôm là điều thiết yếu phải làm. Do đó không nên đắp 4,5 km đê Bình Minh 3 mà để nguyên đoạn đê hở này, đồng thời kết hợp việc duy trì 335 ha rừng ngập mặn đã có, diện tích này không được xâm phạm, nhất là chặt phá để nuôi trồng thuỷ sản. Nếu những thửa rừng đã bị đào đắp nhằm nuôi trồng thuỷ sản, thì việc đầu tiên phải làm là khôi phục lại diện tích rừng cũ đã trồng do các tổ chức nước ngoài tài trợ nhằm: Tạo hệ sinh thái hở giữa hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản và hệ sinh thái cửa sông, tạo vùng đệm sinh học giữa các hệ sinh thái khác nhau. Đây sẽ là khu vực diễn ra quá trình làm sạch môi trường. Nó là cỗ máy xử lý nước thải sinh học phục vụ cho vùng nuôi trồng thuỷ sản thuộc bãi bồi ven biển Kim Sơn (Bảng 20)

 Đối với diện tích khu vực Bình Minh 4

Toàn bộ vùng bãi bồi ngoài đê Bình Minh 3 có chiều dài bờ biển 15,5 km, với tổng diện tích 2.600 ha đất tự nhiên tính đến cốt +0,0, trong đó có 1233 ha trồng rừng phòng hộ chiếm 47,4% diện tích, còn lại khoảng 1.367 ha đất trống, chiếm 52,6%. Đối tượng rừng chủ yếu là cây vẹt, sậy… Cây vẹt được trồng nhiều ở phía cửa sông Càn và cây sậy tập trung ở phía sông Đáy.

Vùng ngoài đê Bình Minh 3 chỉ quy hoạch trồng rừng nhằm bảo vệ đê phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cuộc sống người dân vùng trong đê Bình Minh 3, và một phần nuôi thuỷ sản không đê cống. Trong vòng những năm tới vùng bãi này không nên đào đắp ao đầm nuôi trồng thuỷ sản, mà chủ yếu là trồng rừng phòng hộ (rừng ngập mặn), cũng như khai thác tự nhiên và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, kết hợp nuôi không đê cống đối tượng nuôi là nhuyễn thể. Ngoài ra, rừng còn có tác dụng góp phần thúc đẩy các quá trình tích tụ phù sa, làm sạch môi trường đồng thời làm nơi cư trú của các loài chim di cư (di cư kiếm ăn và di cư trú đông) cũng như tạo nguồn dinh dưỡng trong thuỷ vực, làm cơ sở thức ăn cho đối tượng thuỷ sản….

Phương pháp bố trí trồng rừng là: Dọc theo đê Bình Minh 3 (cách đê 100m) trồng một băng rừng rộng khoảng 200m theo hướng từ Tây sang Đông.

Nguyễn Thị Thu Trang-Cao học K13 Luận văn tốt nghiệp

Từ mép ngoài của băng rừng này, trồng những băng rừng theo chiều dọc từ Bắc xuống Nam (từ đê Bình Minh 3 ra biển), kéo dài từ Tây sang Đông. Mỗi một thửa rừng có chiều rộng khoảng 300m và chiều dài tuỳ thuộc vào khoảng cách từ mép phía ngoài của băng rừng nói trên trở ra biển. Khoảng cách giữa các thửa rừng là một khoảng trống rộng 150m để dân đi lại khai thác tự nhiên kết hợp nuôi không đê cống. Đối với các băng rừng cần nghiên cứu trồng các đối tượng cây phù hợp với điều kiện tự nhiên của đất đai vùng sông Đáy và sông Càn

(Bảng 20).

Với định hướng sử dụngnhư đã trình bày ở trên, sản lượng thuỷ sản do nuôi trồng hàng năm có thể đạt tới khoảng 9.500 tấn. Nếu tính cả diện tích thu hoạch khai thác và đánh bắt tự nhiên thì sản lượng có thể đạt tới 12.000 tấn/năm. Với định hướng phát triển vùng bãi bồi như trên thì việc hình thành các đầm nuôi nhân giống làm dịch vụ cung cấp con giống là rất cần thiết. Hiện tại con giống phải nhập từ các tỉnh phía Nam là chủ yếu, vừa không chủ động được nguồn, không kiểm soát được chất lượng, giá thành cao… làm cho hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản thấp. Hiện tại huyện cũng đã có những trạm nhân giống với quy mô 50.000 triệu con giống/năm, so với nhu cầu hiện tại và nhu cầu của những năm sắp tới thì còn thiếu nhiều, đặc biệt là tôm giống, số lượng thiếu lên đến 100 triệu con giống/năm. Do đó tỉnh Ninh Bình nên có các chính sách kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất con giống tại khu vực bãi bồi huyện Kim Sơn.

Đối tượng thuỷ sản nuôi và đánh bắt của vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn có nhiều loại. Cho đến nay các sản phẩm này đang được tiêu thụ tươi sống ở các chợ trong vùng. Vì vậy hao hụt nhiều và giá trị thấp. Một dự án xây dựng các cơ sở chế biến là rất cần thiết, đặc biệt là khi triển khai mở rộng và phát triển các vùng nuôi thuỷ sản. Do vậy, tỉnh đang có chủ trương xây dựng 3 nhà máy: Nhà máy chế biến thuỷ sản công suất 6.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 10.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thức ăn nuôi tôm công suất 15.000 tấn/năm.

Nguyễn Thị Thu Trang-Cao học K13 Luận văn tốt nghiệp

Bảng 20: Hiện trạng và dự kiến sử dụng đất khu vực

Đơn vị: ha

Dự kiến quỹ đất cho mục đích sử

dụng Hiện trạng sử dụng đất (2005) Nông trường Bình Minh Bình Minh 2 Bình Minh 3 Ngoài đê Bình Minh 3 Nông trường Bình Minh Bình Minh 2 Bình Minh 3 Ngoài đê Bình Minh 3 Trồng lúa 280 0 0 0 510 450 0 0 Trồng cói 37 265 0 0 37 265 150 0 Thuỷ sản 230 1045 843 0 0 595 693 0 Đất thổ cư 331 622 272 0 331 622 272 0 Trồng rừng 0 0 335 2600 0 0 335 1233 Bãi bồi 0 0 0 0 0 0 0 1367 Tổng cộng 878 1932 1450 2600 878 1932 1450 2600

Sau đây là bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Hình 4) và bản đồ định hướng

Một phần của tài liệu mt_50_ (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w