Kiểm tra các tham số khai báo kênh sau: ● CPICH: 33dBm. ● P-SCH: 30dBm. ●S-SCH: 30dBm. ●P-CCPCH: 28dBm. ●S-CCPCH:33dBm. ●PICH: 25dBm. ●AICH:25dBm. 5.2.4. Các lỗi thường gặp khác
- Cell không phát: thường dựa vào cường độ dòng điện đo được trên đồng hồ đo lắp đặt ở thiết bị nguồn. Nếu ba cell phát tốt, dòng điện sẽ lên khoảng 10 – 12A, nếu dòng điện nhỏ hơn cần kiểm tra cell không phát hoặc phát yếu, sau đó kiểm tra phần cứng từ MU đến RRU và Antenna tương ứng với cell đó, kiểm tra dây quang, modul quang để quyết định sửa chữa hoặc thay thế thiết bị. Đôi khi do nhiệt độ tăng quá mức qui định cũng ảnh hưởng đến trạng thái phát sóng, trong trường hợp này có thể reset MU (có nhiều chế độ reset tùy theo từng trường hợp xem xét) để phát tạm thời, sau đó đề ra giải pháp khắc phục.
- Phát lộn cell: kiểm tra đường quang có thể bị kết nối nhầm.
- Cell không phát đúng vùng yêu cầu: xem lại tính toán, kiểm tra và sửa lại tilt cơ, tilt điện, azimuth của antenna.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung đồ án của em về 3G và thiết bị phát sóng – NodeB. Trong đồ án này, em đã nêu được lý thuyết tổng quan về 3G, là nền móng cơ sở để áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó qua quá trình thực tập , tiếp cận thực tế, em cũng được tìm hiểu cơ bản về trạm phát sóng 3G – NodeB, và được tìm hiểu cụ thể hơn về thiết bị phát sóng là loại tủ phát sóng lắp đặt tại NodeB đang được sử dụng bởi Viettel Telecom.
Hiện nay thông tin di động đang ngày càng phát triển với yêu cầu về tốc độ truy cập mạng cũng như chất lượng dịch vụ ngày càng cao và đa dạng. Hệ thống thông tin di động cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt và càng ngày càng phát triển nhanh hơn. Em chọn đề tài này với mục đích nghiên cứu về 3G, mong muốn hiểu biết của mình sẽ có thể giúp ích cho em và cho các bạn trong tương lai, cũng mong muốn sẽ có nền tảng để tiến lên nghiên cứu về 4G và cao hơn nữa, bắt nhịp với sự phát triển của hệ thống thông tin di động trên thế giới.
Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu không tránh khỏi sai sót và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý của thầy cô và bạn bè để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện kiến thức của mình. Từ đó em có thể mang kiến thức của mình vào phục vụ cuộc sống.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Thái Vĩnh Hiển là người đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Cảm ơn các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em về tài liệu cũng như những chỉ dẫn trong quá trình em thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mai Thu