- Qúa trình phân hủy hiếu khí
phường 1 đến phường 15 (riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).
Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10. Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp.
Tây giáp Bình Chánh. Nam giáp quận 6, Quận 11. + Khí hậu:
Chịu ảnh hưởng chung của Thành phố, Tân Bình có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 270C - Nhiệt độ cao nhất: 380C (tháng 04) - Nhiệt độ thấp nhất: 250C (tháng 01)
Ẩm độ: Có sự khác biệt giữa các mùa trong năm - Độ ẩm bình quân: 79,5%
- Độ ẩm thấp nhất: 43% (tháng 2,3)
Độ ẩm thấp nhất vào mùa mưa là 63%. Trong ngày độ ẩm tỷ lệ nghịch với nhiệt độ, thấp nhất khoảng 13-14 giờ sau đó từ 15 giờ tăng dần đến 7 giờ sáng hôm sau, đạt cao nhất rồi giảm dần từ 8 giờ.
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1949 mm/năm, phân bố không đều, lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 8,9,10 (chiếm 95%), tháng 02 khô hạn nhất chỉ có 4 - 5 mm.
Bốc hơi: Lượng bốc hơi khá tập trung vào các tháng khô hạn - Bình quân: 3,7 mm/ngày
- Cao nhất: 15,8 mm/ngày - Thấp nhất: 2,5 mm/ngày Thủy văn hệ thống thoát nước
Không có sông rạch lớn, kênh rạch chủ yếu là thoát nước
Hệ thống thoát nước: Có 3 hệ thống chính là Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương, Chợ Cầu chủ yếu vận chuyển nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp cho các vùng phía nam, tây, bắc của Quận và một phần cho khu vực sân bay, kênh Nhiêu Lộc cũng góp phần tiêu nước một phần khu vực sân bay và các phần còn lại của Quận.
Các hệ thống: kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương - Bà Hòm là một trong những trọng điểm ô nhiễm nặng cần giải quyết. Thành phố đã tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu nhằm giải quyết song chưa khả thi.
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế với cơ cấu công nghiệp, TTCN - thương mại và dịch vụ phát triển về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa và biến động dân số cơ học. Là Quận có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất thành phố, chiếm tỷ trọng 15 - 19% có mức tăng bình quân hàng năm trên 15%. Doanh thu thương mại và dịch vụ
tăng 18%/ năm.
Năm 2004 (sau khi tách Quận): phân lớn cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ nằm trên địa bàn Quận Tân Bình mới nên cơ cấu kinh tế được xác định và chuyển hướng là thương mại, dịch vụ , sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
2.4. Điều kiện xã hội 2.4.1. Dân số 2.4.1. Dân số
Cùng với quá trình đô thị hóa, dân số cũng tăng nhanh chóng. Theo số liệu thống kê nhân hộ khẩu tháng 1/2009 Quận Tân Bình có 404,633 người trong đó lượng dân nhập cư có đăng ký KT3, KT4 chiếm 35,5%. Ngoài ra còn có hàng vạn lao động nhập cư, vãng lai đến sinh sống, làm việc, tạm cư trú ngắn hạn tại các cơ quan, đơn vị, chợ búa, khu dân cư, trên đường phố.
Bảng 2.1 Diện tích - dân số và đơn vị hành chính năm 2009
Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn Quận 22.382 417897 17.944 Sân bay 8.447 Trừ Sân bay 28.575
Tống số 15 13.935 28.575 Phường 1 0.362 12709 35.108 Phường 2 1.997 26877 13.459 Phường 3 0.262 14255 54.408 Phường 4 2.403 30012 12.489 Phường 5 0.308 18671 60.620 Phường 6 0.572 26286 45.955 Phường 7 0.479 15627 32.624 Phường 8 0.4 20987 52.468 Phường 9 0.501 25172 50.244
Phường 10 0.844 40854 48.405 Phường 11 0.583 26229 44.990 Phường 12 1.436 29006 20.237 Phường 13 1.182 47003 39.766 Phường 14 0.921 25835 28.051 Phường 15 10.68 42056 25.033
Nguồn: Phòng thống kê Ủy Ban nhân dân Quận Tân Bình
2.4.2. Tôn giáo
Phật giáo chiếm 19,62%, Công giáo 22,9%, Tin lành 0,37%, Cao đài 0,4 %, Hoa hảo 0,01; Hồi giáo 0,02%, không có đạo chiếm 56,68% ( số liệu tổng điều tra dân số 1999). Toàn quận có 140 cơ sở tôn giáo trong đó, Phật giáo 74, Công giáo 60, Tin lành 4, Cao đài 2.
CHƯƠNG 3: