Phƣơng pháp này còn đƣợc gọi là phƣơng pháp tính trực tiếp. Nội dung của nó gồm các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Chia phụ tải điện thành các nhóm phụ tải có tính chất hoạt động và nhu cầu tiêu thụ điện năng đƣợc xem là gần giống nhau nhƣ: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt….
Bƣớc 2: Xác định nhu cầu điện năng cần thiết cho năm thứ t tính theo công thức:
At = ACNt + ANNt + AGTVTt + ASHt + ATDt + ΔAt (4 – 1) Trong đó:
ACNtlà điện năng cho công nghiệp năm thứ t
ANNt là điện năng cho nông nghiệp năm thứ t
AGTVTtlà điện năng cho giao thông vận tải năm thứ t.
ASHt là điện năng cho sinh hoạt năm thứ t.
ATDtlà điện năng tự dùng năm thứ t.
ΔAt là điện năng tổn thất năm thứ t.
Điện năng cho công nghiệp đƣợc tính nhƣ sau:
n i it it CNi B A 1 . (4 - 2) Trong đó:
n: số loại đơn vị sản phẩm công nghiệp.
γit: suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm loại i năm t. Bit: khối lƣợng sản phẩm loại i năm thứ t.
Điện năng cho nông nghiệp bao gồm điện năng phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tƣới tiêu và sinh hoạt. Điện năng cho trồng trọt và chăn nuôi có thể xác định theo suất tiêu hao điện năng, điện năng cho tƣới tiêu có thể tính theo kế hoạch xây dựng các trạm bơm, điện năng cho sinh hoạt ở nông thôn tính theo mức sử dụng bình quân của các hộ nông dân.
Điện năng cho giao thông gồm điện năng cho đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không. Nó phụ thuộc vào mức độ điện khí hoá đƣờng sắt, chiếu sáng đƣờng bộ và các cảng.
Điện năng cho sinh hoạt tính theo kế hoạch phân phối điện cho sinh hoạt, có thể tính theo mức sử dụng bình quân cho đầu ngƣời hoặc cho hộ gia đình. Điện năng tự dùng và tổn thất tính gần đúng theo tiêu chuẩn
Bƣớc 3: Sau khi đánh giá nhu cầu điện năng tổng của toàn bộ hệ thống, việc nghiên cứu biến động của nhu cầu điện năng đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp kịch bản.