Để thấy tình hình biến động hàng tồn kho ta phân tích biểu 04.
Biểu 04: Phân tích tình hình tồn kho thành phẩm.
TT
Năm Hàng tồn
1999 2000 2001
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
1 Gỗ xẻ nhóm 1 55 31,3 55 23,5 60 25,5 2 Gỗ xẻ nhóm 3 30 17,0 94 40,2 98 41,7 3 Gỗ xẻ nhóm 4 34 19,3 38 16,2 42 19,7 4 Gỗ xẻ nhóm 6 57 32,4 47 20,1 35 14,9 Tổng sản phẩm tồn 176 100 234 100 235 100 132,9 100,4
Phân tích chi phí hàng tồn kho
Các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại cần phải dự trữ thành phẩm hàng hoá để cung cấp cho khách hàng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất dự trữ nguyên vật liệu đủ đáp ứng cho sản xuất kịp thời những chi phí đáng kể đã phát sinh trong quá trình tồn kho. Do vậy các nhà quản trị cần phải cố gắng hạn chế tối đa các chi phí đầu tư cho hàng tồn kho đồng thời phải đảm bảo đủ sản phẩm hàng hoá cung cấp cho
khách hàng và nguyên vật liệu sản xuất bình thường kiểm soát chi phí tồn kho có ý nghĩa trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
qua kết quả trên cho thấy tình hình hàng tồn kho tăng lên, năm 2000 so với năm 1999 tăng 32,9% tương ứng tăng 58m3 gỗ sản phẩm gỗ xẻ các loại. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,4% tương ứng tăng 1m3 sản phẩm.
Xét từng nhóm gỗ cho thấy:
- Gỗ xẻ nhóm 1: Năm 1999 có tỷ trọng lớn thứ 2 chiếm 31,5% nhưng giá thành cho một đơn vị sản phẩm gỗ xẻ nhóm 1 là lớn nhất do đó nó chiếm chủ yếu trong toàn bộ giá thành tồn kho tương tự năm 2000 và năm 2001 cũng vậy để chiếm tỷ trọng lớn thứ 2.
- Gỗ xẻ nhóm 3.
Năm 2000 và năm 2001 chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là 40,2% và 41,7% với giá thành cho một đơn vị sản phẩm thứ 2 sau giá thành nhóm gỗ 1. Do đó năm 2000 và năm 2001 giá thành gỗ xẻ nhóm 3 chiếm chủ yếu trong tổng toàn bộ giá thành tồn kho sau đó đến gỗ xẻ nhóm 1, năm 1999 giá thành gỗ xẻ nhóm 3 chiếm thứ 2.
- Gỗ xẻ nhóm 4 và 6 chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chỉ duy nhất năm 1999 gỗ xẻ nhóm 6 chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng giá thành đơn vị lại thấp nhất, do đó giá thành của hai nhóm gỗ này so với nhóm 1 và 3 thì thấp hơn rất nhiều.
Chương III Kiến nghị và kết luận.
Qua quá trình nghieen cứu giá thành tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội. Tôi thấy, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế công ty đã nhanh chóng đổi mới, năng động để từng bước ổn định sản xuất trong cơ chế mới. Song bên cạnh sự năng động đó công ty còn có nhiều tồn tại và yếu kém trong khâu quản lý, sản xuất, xây dựng quản lý giá thành. Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy công ty còn nhiều khả năng tiềm tàng để đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí trong sản xuất. Quản lý để không ngừng phấn đấu hạ giá thành tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho công ty.
Phải tự hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thì việc hạ giá thành sản phẩm của công ty lại càng hết sức quan trọng và thiết thực. Với sự hiểu biết của mình tôi xin mạnh dạn đề xuất vài ý kiến với mong muốn nhằm ổn định và hạ gía thành sản phẩm của công ty.
1. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu chính, đảm bảo tỷ lệ thành khí chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm gỗ xẻ.
Qua phân tích tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu chính và tỷ lệ thành khí thực tế của công ty tôi thấy công ty chưa thực hiện tốt công tác sự dụng, tiết kiệm nguyên vật liệu chính. Nếu công ty quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu chính thì có thể thực hiện được tỷ lệ thành khí thực tế là 75%.
Để đạt được mức tỷ lệ thành khí thực tế là 75% tôi có thể đưa ra các biện pháp sau. - Công ty có thể lập hồ sơ đồ xẻ, thiết kế lại dây chuyền, thiết kế nguyên vật liệu trước khi đưa vào xẻ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số phế liệu thải ra. Tính toán lại định mức tiêu hao cho các phân xưởng, điều này làm cho các phân xưởng phải có trách nhiệm trong việc thực hiện định mức tiêu hao để nâng cao tỷ lệ thành khí.
- Để có sự công bằng trong công việc và để nâng cao năng suất lao động, công ty nên tăng cường thêm kỷ luật và ý thức trách nhiệm trong công việc, nên có mức khen thưởng, xử phạt hợp lý.
Để không lãng phí nguyên vật liệu công ty nên tận dụng bìa bắp, phế liệu, xẻ nan hoặc băm dăm để bán hoặc làm ván nhân tạo... và tính toán hiệu quả mức tiết kiệm tôi xin đề xuất phương pháp tính mức tiết kiệm cho nhóm gỗ 1,3,4 sở dĩ tôi đề xuất cho 3 nhóm gỗ này là vì các nhóm này có ưu thế hơn cả và cần phải tận dụng triệt để tránh lãng phí.
2. Giảm lượng tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho thành phẩm.
Theo kết quả phân tích ở biểu 04 thì lượng tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn, nếu công ty không giảm được lượng tồn kho thì sẽ làm tăng chi phí theo kho bãi, tiền thuê kho bãi cho 1m3 bình quân là 1.500 đồng / m3/ngày. Thực tế năm 2001 tổng số thuê kho bãi của công ty là 46.483.500 đồng đây là một khoản chi phí tương đối lớn nếu không khắc phục ngay sẽ không có lợi cho công ty, đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tăng giá thành sản phẩm.
Hơn nữa việc lưu kho bãi làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguyên liệu như mốc, mối mọt ... chất lượng sẽ kém đi kèm theo đó là khoản chi phí cho thuốc chống mốc, mối ... mà lợi ích đem lại từ các sản phẩm đó không là bao. Nếu kéo dài thời gian lưu kho bãi còn làm giảm tốc độ chu chuyển vốn lưu động, vòng quay chậm, vốn bỏ ra lâu mới thu được lại kéo theo tăng lãi suất vốn vay của ngân hàng hoặc các doanh nghiệp khác.
Để giảm lượng tồn kho nguyên liệu tôi xin nêu ra biện pháp sau: Công ty nên cân đối kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, như tình hình thực tế dẫn đến tình trạng tồn kho như vậy là do lượng cung cấp nguyên vật liệu cao hơn nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để tính toán lượng gỗ tròn mua về và vận chuyển đến được kịp thời và một mặt không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, mặt khác giảm mức tồn kho. Công ty nên tận dụng diện tích của công ty làm nơi tập kết và làm nơi để chứa nguyên vật liệu để giảm tiền thuê lưu kho bãi của ga đường sắt.
3. Cải tiến quản lý sản xuất nhất là cách tính toán giá thành sản phẩm, tính giá thành theo hệ số mà công ty đang áp dụng là phương pháp tính bình quân không phản ánh đúng thực tế tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí cho nguyên vật liệu. Vì vậy về sổ sách phải theo dõi cẩn thận từng khoản thu chi, ghi chép những chi phí trực tiếp theo dõi riêng từng khoản thu chi, ghi chép những chi phí trực tiếp theo dõi riêng thừ sản phẩm để từ đó tính được chi phí gián tiếp, trực tiếp và chi phí chung.
Công ty cần áp dụng các phương pháp tính hệ số phân bổ và cách phân bổ để tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm.
4. nâng cao năng suất lao động tăng khối lượng sản phẩm sản xuất.
Nâng cao năng suất lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm . Do năng suất lao động thấp cho nên các chi phí về nhiên liệu, chi phí về sử dụng máy móc thiết bị, tiền thuê công nhân... đã tăng lên trong giá thành đơn vị sản phẩm. Vì vậy để hạ thấp giá thành công ty phải có biện pháp quản lý người lao động một cách có hiệu quả, sử dụng đúng người đúng việc như vậy sẽ tăng năng suất lao động cho công ty.
Ngoài ra công ty phải làm tốt công tác chuẩn bị cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu đầy đủ đảm bảo cho máy móc luôn ở tình trạng kỹ thuật tốt nhất, cần phải sửa đổi chế độ đối với người sản xuất, nắm bắt được tay nghề của họ để sử dụng lâu dài và tốt nhất.
5. Sửa đổi lại một số máy móc thiết bị và thay thế một số thiết bị mới.
Để đảm bảo cho sản xuất được tốt, công ty phải đảm bảo sử dụng máy móc tốt, hiện đại, phù hợp để tiết kiệm lao động, tiết kiệm nhiên liệu.
Trên đây là một số ý kiến, kiến nghị rất thiết thực của tôi, kính mong công ty sẽ có những biện pháp khắc phục những tồn tại và phát huy những tiềm lực của bản thân công ty để phấn đấu không ngừng hạ giá thành sản phẩm nhằm hoàn thiện nhiệm vụ Nhà nước giao và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty và sớm đưa công ty đi lên ngày càng phát đạt.
Kết luận
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu quá trình hoạt động kinh doanh và nhất là công tác thực hiện giá thành tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội. Được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công ty và đặc biệt là cán bộ kế toán, bản thân tôi đã nhận thức một số vấn đề cơ bản về các mặt tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp, sự hình thành phát triển đặc biệt là công tác thực hiện kế hoạch giá thành của công ty. Nhận thức được công việc vận dụng lý thuyết trong thực hành như các công tác chi phí nguyên vật liệu để lập kế hoạch giá thành.
Có thể khẳng định công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất nói chung và công tác kế toán nói riêng tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là đồng nhất hiệu quả. Thực hiện đúng các chính sách, chế độ của Nhà nước cũng nhguw có vận dụng một cách sáng tạo và kết quả là sự phồn vinh ngày càng lớn mạnh của công ty.