ĐÓNG GÓP CỦA LÊ HOÀN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn (Trang 48 - 90)

2.1 Sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua năm (980).

Mặc dù Lê Hoàn lên ngôi năm 980, lập chiến công lừng lẫy, vang danh 4 cõi trên nhiều lĩnh vực, tuy vậy, xung quanh vấn đề lên ngôi vua của ông lại bị các nhà văn tự mang tư tưởng phong kiến lên án và phê phán. Nhìn chung người ta phê phán ông 2 điểm:

1. Ông cướp ngôi của nhà Đinh (tội bất trung).

2. Ông đi lại với Dương Vân Nga và sau lấy bà làm Hoàng hậu (tội bất nghĩa)

Tội bất trung và bất nghĩa là hai tội mà chế độ phong kiến không thể tha thứ được. Còn sự thực lịch sử diễn ra thế nào, chúng ta phải soi xét một cách toàn cục trong bối cảnh lịch sử lúc bây giờ.

Ở vấn đề thứ nhất. Vấn đề Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh hay nói như giáo sư Văn Tân là ông làm cuộc đảo chính, nói như vậy đã đúng chưa ? vấn đề này cần phải xem xét.

"Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép năm 980, Lê Hoàn cướp ngôi của nhà Đinh" (17, tờ 14b).

"Văn hiến thông khảo" (sách Tầu, quyển 330, tờ 18a và 18b),

Lê Hoàn chuyên quyền bắt hiếp Đinh Toàn ra ở riêng, bắt cả họ cầm cố, rồi coi dân chúng thay họ Đinh" (dẫn lại theo Ưng Hoè - Nguyễn

Văn Tố) [12, 240].

"Thông giám cương mục tục biên" (sách Tầu, quyển 1, tờ 14a)

chép: "Đinh Liễn đã mất, em là Đinh Toàn nối ngôi, bộ tướng là Lê

Hoàn ăn hiếp vua, chuyên việc nước, thật là loạn thần, tặc tử đối với vương pháp không thể tha thứ được" (dẫn lại theo Ưng Hoè - Nguyễn

Văn Tố) [12, 248].

Xét ở một góc độ nào đó thì nước Tầu bây giờ bị vua Lê Đại Hành đánh cho đại bại, những sử gia phong kiến Tầu có nhiều chỗ đánh giá chưa khách quan, nhiều sử gia Việt Nam cũng có những đánh giá chưa thoả đáng, sử thần Ngô Sỹ Liên nói: “Tam cương là đạo thường của muôn đời không thể một ngày rối loạn, khi Đại Hành giữ chức Nhiếp chính, Vệ Vương tuy còn nhỏ nhưng vẫn là vua, thế mà Đại Hành tự xưng là Phó vương, rắp tâm làm nhiều điều bất lợi. Đạo làm tôi không được rắp tâm, rắp tâm thì ắt phải giết. Đó là phép của sách” “Xuân thu" người người đều được nêu lên mà thi hành [9,218].

Giáo sư Văn Tân lại nói rằng: Lê Hoàn làm cuộc "đảo chính". Chúng ta đều biết , vào thế kỷ X, đất nước ta lúc bấy giờ đang trong thời kỳ loạn lạc. Khi Ngô Quyền mất đi, những người con của ông không đủ sức quản lý quốc gia, thủ lĩnh khắp nơi nổi lên tranh giành thế lực, đánh phá lẫn nhau. Đinh Bộ Lĩnh là một trong những sứ quân đó. Do tài năng và lực lượng của mình, ông đã dẹp yên các sứ quân, thống nhất giang sơn về một mối, lên ngôi lập ra triều Đinh, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Trong đội ngũ tướng lĩnh giúp mình, Đinh Bộ Lĩnh đã gặp được Lê Hoàn - người mà ông xem là có tài, trí

dũng, xứng đáng với uy tín và tín nhiệm của quân dân. Chính Đinh Bộ Lĩnh là người cất nhắc Lê Hoàn chức tướng Thập đạo tướng quân Điện Tiền chỉ huy sứ, tổng chỉ huy quân đội trong cả nước. Là một thanh niên mới 30 tuổi, với tài năng đức độ , Lê Hoàn được giao công việc trọng trách của quốc gia, ông góp phần đắc lực trong sự nghiệp thống nhất quốc gia của Đinh Tiên Hoàng, chấm dứt nội loạn , đem lại hoà bình cho nhân dân.

Công cuộc ổn định quốc gia chưa được bao lâu thì cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai cả là Đinh Liễn bị tên gian thần Đỗ Thích sát hại, cả hai cha con vua Đinh bị giết, người con thứ Đinh Toàn mới 6 tuổi, được tôn lên ngôi vua và Lê Hoàn Hoàn được cử làm Nhiếp chính Phó vương. Trong tình hình đó, một số quan lại muốn trung thành với họ Đinh (Đinh Điền, Nguyễn Bặc) lo sợ Lê Hoàn lấn át vua nên tìm cách phản đối, họ đã rời khỏi kinh thành Hoa Lư toan gây bạo loạn, Lê Hoàn cùng với quần thần nhanh chóng dập tắt âm mưu nổi loại, giữ yên triều chính, đưa đất nước trở lại ổn định, thái bình. Rõ ràng, Lê Hoàn là người đứng đầu và chỉ huy quân đội trong cả nước, đất nước có thái bình hay loạn lạc, trách nhiệm thuộc về Lê Hoàn. Trên trường chính trị Đại Cồ Việt lúc này Lê Hoàn có vị trí rất quan trọng.

Cũng vào giữa thế kỷ X, ở Trung Quốc, nhà Tống được thành lập và hoàn thành việc thống nhất quốc gia, là một triều đại cường thịnh của một quốc gia phong kiến lớn nhất Châu A đương thời, với khí thế đang lên của một triều đại phong kiến tự coi mình là “Thiên

triều", nhân sự suy yếu của triều Đinh nhà Tống phát động xâm lược

Vận mệnh của dân tộc bị ngoại xâm đe dọa, chính quyền độc lập Đại Cồ Việt còn non trẻ đang đứng trước thử thách. Trong lúc vua Đinh còn nhỏ chưa đủ khả năng và uy tín lãnh đạo cuộc kháng chiến, khi vận mệnh dân tộc đang “ngàn cân treo sợi tóc” thì ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trỗi dậy, chủ quyền dân tộc được đặt lên hàng đầu, quân lính và tướng lĩnh phải bầu một người gánh vác công việc chung để bảo vệ chính quyền Hoa Lư non trẻ. Nếu chính quyền này mất không chỉ dân ta bị ách đô hộ mà ngay cả cộng đồng Hoa Lư cũng không còn nữa, ở đây chúng ta phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân hoặc của triều Đinh là phù hợp với truyền thống ý thức dân tộc Việt và trong cộng đồng Hoa Lư lúc này, gương mặt tiêu biểu có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử , đưa đất nước thoát khỏi muôn trùng khó khăn, không ai khác chính là Lê Hoàn. Điều đó ắt hẳn cả cộng đồng Hoa Lư đều biết, nhất là các tướng sỹ, khi triều đình Hoa Lư đang bàn kế sách đối phó với quân Tống, Phạm Cự Lựơng cùng các tướng sỹ đều mặc đồ nhung phục đi thẳng vào trong phủ, bảo mọi người rằng: “Thưởng người có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh là

kỷ luật hành quân. Nay chúa thượng trẻ nhỏ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, may lập được chút công thì ai biết cho. Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo tướng quân làm Thiên Tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn". Quân sỹ nghe vậy đều hô "vạn tuế" [9,

123].

Như vậy, trong tình hình đất nước nguy nan, Lê Hoàn là một người tướng tài và được lòng tướng sỹ và tướng sỹ cũng nhìn thấy Lê Hoàn xứng đáng là một vị vua có đủ tài năng, đạo đức và uy tín để đoàn kết mọi lực lượng yêu nước đánh giặc ngoại xâm Việc Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế giúp ông có đủ tư cách thuận lợi điều hành cuộc

kháng chiến bảo vệ non sông. Giờ đây, trọng trách số một thuộc về Lê Hoàn, tuyệt nhiên không phải là Dương Thái Hậu hoặc Vệ Vương Toàn. Việc Dương Hậu sai người khoác áo Hoàng bào cho Lê Hoàn và Lê Hoàn lên làm vua chỉ được tiến hành khi có áp lực của quân sỹ, đó cũng là nguyện vọng của dân chúng và tập thể triều đình Hoa Lư. Lê Hoàn bước lên ngai vàng không phải xuất thân từ tầng lớp trên, không có đặc quyền, đặc lợi của tập tục cha truyền con nối, so với những nhà thủ lĩnh đương thời ,như : Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh .Ông cũng không hề có một cự tộc, một trang xá nào làm hậu thuẫn cho mình, ông đã hoàn toàn bước lên đài vinh quang bằng năng lực, bằng hai bàn tay trắng sau những ngày lăn lộn ở chốn đồng chua, nước mặn, ở nơi hòn đạn, mũi tên. Lê Hoàn là con người lao động, từ lao động mà tiến thân. Lê Hoàn là con người tự lực cánh sinh, không cần sự viện trợ của một uy quyền đặc biệt hay một nếp thể thức có sẵn nào. Con người tự lực cánh sinh ấy lại là một con người luôn luôn chiến thắng. Lê Hoàn đã chiến thắng và chiến thắng khắp nơi, khắp mọi lĩnh vực, ông có tài thực sự, có trí dũng và cố kết được nhân tâm quanh mình. Đó là nhân tố cơ bản và quan trọng để Lê Hoàn chiến thắng tất cả và bước lên đài vinh quang.

Theo quan điểm của nhà giáo Lưu Đức Hạnh: “kinh tế Việt Nam

thế kỷ X, là một sự tổ hợp của nền kinh tế nông nghiệp hào tộc, kinh tế tự canh của nông dân tự do và kinh tế của tổ chức làng xã trong phạm vi những vùng kinh tế độc lập, khép kín của những hào tộc, hào trưởng"

[13- 168].Trên cơ sở kinh tế thế kỷ X, sự biến động về mặt tinh thần là sự chuyển hoá của ba lực tạo thành một tổng hợp lực của thế kỷ.

2. Từ dân cư trong vùng lên dân tộc

3. Từ thủ lĩnh, hào trưởng lên vua.

" Hiện tượng Lê Hoàn nằm trên giao điểm của ba lực thành phần, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện tượng Lê Hoàn chính là lực tổng hợp của ba lực" [13, 170]. Từ

quan điểm đó, việc Lê Hoàn lên ngôi vua, Lưu Đức Hạnh đưa ra mấy điểm:

Thứ nhất: Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, Đinh Toàn

lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, việc trông nom triều chính chủ yếu trong tay ba người: Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, nhưng chúng ta thấy quyền lực dần chuyển hoá sang tay Lê Hoàn, do đó Đinh Điền, Nguyễn Bặc muốn dấy binh lật đổ Lê Hoàn.

Thứ hai: Đinh Bộ Lĩnh trước đó vốn là thủ lĩnh của một toán

quân, đã nhập với toán quân của Trần Lãm - một thủ lĩnh mạnh hơn. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh lãnh đạo quân lính tiêu diệt 12 sứ quân cát cứ khác và xưng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt thống nhất, nhưng bản chất vẫn là sự hợp nhất. Đinh Điền, Nguyễn Bặc là bộ tướng của họ Đinh, khi Đinh Tiên Hoàng mất, họ bị đẩy ra khỏi chính quyền Trung ương, do đó tư tưởng cát cứ lại nổi dậy, họ không thể tôn Lê Hoàn lên làm vua và coi Lê Hoàn là thủ lĩnh của mình. Do vậy, họ phất cờ chống lại Lê Hoàn, thực ra là sự tranh chấp vai trò thủ lĩnh toàn vùng đất Đại Cồ Việt.

Thứ ba: Lê Hoàn xuất thân từ nông dân, lại không phải là người

theo Đinh Bộ Lĩnh từ đầu, có quan hệ thân thuộc với nhà Đinh như Đinh Điền, Nguyễn Bặc. Lê Hoàn không có cơ sở và vốn không phải là thủ lĩnh, có vùng ảnh hưởng như Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Lê Hoàn

không có quân riêng như hai người kia, nhưng do tài năng và được quân đội các giới ủng hộ, do đó Lê Hoàn đã thắng được Đinh Điền, Nguyễn Bặc. Điều đó nói lên rằng, tư tưởng thống nhất là tư tưởng bao trùm thời bấy giờ Lê, Hoàn là người đại diện tập trung cho tư tưởng thống nhất, trấn áp tư tưởng cát cứ.

Thứ tư: Thủ lĩnh và tâm lý thủ lĩnh cát cứ thời bấy giờ là một

hiện thực. Hiện thực ấy nằm trong không khí chung, là yêu cầu thống nhất rất cao nên cái mà người ta đòi hỏi lúc bây giờ không phaỉ là thủ lĩnh vùng, mà là thủ lĩnh quốc gia. Quân Tống sang xâm lược, nhu cầu thống nhất bị đe dọa, vấn đề đặt ra là phải chọn lựa được người có tài năng, sức mạnh để đứng đầu lãnh đạo quân dân thoát khỏi tình trạng đó và Lê Hoàn đã là người hội tụ đầy đủ điều kiện đó, xứng đáng khoác áo long bào, trở thành vua sáng nghiệp nhà Tiền Lê.

Tất cả nói lên một điều rằng, thế kỷ X, sự bầu cử, suy tôn chế độ thủ lĩnh quân sự ở nước ta có từ thời Hùng Vương và còn đậm nét trong đời sống hàng ngày. Tục bầu thủ lĩnh, khi người thủ lĩnh cũ chết đi , người khác nối tiếp còn quá nhỏ hoặc tàn ác quá thì dân làng và quân đội được bầu người khác lãnh việc quân, giải quyết công việc của cộng đồng, đưa lịch sử đi lên, điều đó là điều thường tình ở thế kỷ X. Họ Khúc, Đinh Bộ Lĩnh , còn ở tình trạng đó .Đến sau này khi nhà Tiền Lê suy yếu thì nhà Lý lên thay, đó cũng là một quy luật phát triển khách quan của lịch sử. Do đó, việc lên ngôi vua của Lê Hoàn xem như là cuộc suy tôn thủ lĩnh quân sự và chính cuộc suy tôn đó cho nên Lê Hoàn mới sử dụng được tất cả các quân lính và tướng lĩnh cũ của Đinh Bộ Lĩnh, ngay cả Đinh Toàn sau này cũng là tướng cùng đi chiến đấu bên cạnh Lê Hoàn.

Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng ,việc Lê Hoàn lên ngôi vua không phải là thời cơ, là dã tâm mà là một tất yếu lịch sử có cội nguồn, có phát sinh, phát triển và có kết quả. Việc đánh giá nhân vật lịch sử, cho rằng Lê Hoàn chiếm ngôi của nhà Đinh như các sử gia phong kiến, hay "đảo chính" như giáo sư Văn Tân nói là chưa thoả đáng.

Ở vấn đề thứ hai. Lê Hoàn đi lại với Dương Vân Nga và sau lấy bà làm Hoàng hậu(tội bất nghĩa), các sử gia phong kiến lên án kịch liệt mối quan hệ cuả Lê Hoàn và Dương Vân Nga.

Sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Ngô Sử Liên nói: “Đạo vợ chồng

là đầu của nhân luân, dây mối của vương hoá, Hạ kinh của Kinh dịch, nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm Hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn, đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt trước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao" [9, 218].

Hai tác giả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái trong "Đại Nam quốc

sử diễn ca" đã viết:

“Nối sau thiếu đế thơ ngây

Lê Hoàn nhiếp chính từ rày dọc ngang Tiếm xưng là phó quốc vương

Ra vào cùng ả họ Dương chung tình Bặc, Điền vì nước liều mình

Trách sao Cự Lượng tán thành mưu gian Chợt nghe tin báo Nam quan

Cùng nhau phù lập Lê Hoàn làm vương Trước mành vâng lệnh nàng Dương Trong cung đã thấy áo vàng đưa ra Trường Yên đổi mặt sơn hà

Đại hành trí lược thực là cũng ghê Vạc Đinh đã đổi sang Lê

Nàng Dương chăn gối cũng về hậu cung Nguy nga ngói bạc cột đồng

Cung đài trang sức buồn lòng xa hoang Tự mình đã trái luân thường

Lấy chi rũ mối dựng rường về sau

Tại sao họ lại phê phán quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga? chúng ta đều biết những lời phê phán kịch liệt mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga là những sử gia sau thời Lê Hoàn và những sử gia đó mang nặng ý thức hệ Nho giáo. Xem đạo “Tam cương

ngũ thường" bên Tầu là chuẩn mực trong đời sống xã hội Việt, họ đã

áp đặt “chuẩn mực luân lý" ấy vào cả thời đại trước họ rất nhiều, họ đâu biết rằng vào thời bây giờ (Thế kỷ X) quan hệ nam - nữ trong xã hội chưa bị lên án, con người vẫn sinh hoạt khá tự do, nhiều nhà nổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

danh đương thời đều có chuyện "bất chính" như Lê Hoàn sao không bị lên án như ông ? vấn đề ở đây không phải là đem người này so sánh với người kia ,bởi vì “mọi sự so sánh đều khập khiễng" mà chỉ nói lên rằng, xã hội Đại Cồ Việt lúc này trong đời sống cộng đồng còn khá gần gủi và tự do, vừa thoát khỏi chế độ thủ lĩnh quân sự tiến tới xây dựng thể chế chính trị trong một quá trình phát triển dân tộc mà người đứng đầu là Hoàng đế.

Chúng ta đều từng nghe đến những câu chuyện: Phạm Bạch Hổ tức Phạm Phùng Át tướng giỏi của Ngô Quyền. Ông xuất thân trong một gia đình hay làm phúc, một hôm bà mẹ đi chợ Đằng Châu về, giữa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn (Trang 48 - 90)