III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.
3.2.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn.
dụng. Mục đích việc phân tích khả năng trả nợ này là xác định khả năng và ý muốn của người đi vay trong việc hoàn trả tiền vay. Khả năng và ý muốn của người đi vay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm yếu tố liên quan đến bản thân người đi vay và các yếu tố bên ngoài tác động đến người đi vay.
Việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trung dài hạn là cực kỳ quan trọng. Việc phân tích này phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình vay vốn của khách hàng.
3.2. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ
3.2.1. Nội dung thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn. hạn.
Khi lập một dự án đầu tư, khách hàng luôn mong muốn được vay vốn có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm định tín dụng phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án. Thẩm định tín dụng là sử dụng công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả của dự án giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay.
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay.
Thẩm định khả năng trả nợ là mục tiêu tối quan trọng của thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác được khả năng trả nợ của khách hàng.
Khả năng trả nợ của một doanh nghiệp phụ thuộc vào : o Tư cách của khách hàng vay vốn.
o Tài sản đảm bảo nợ vay.
o Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro ( phân tích độ nhạy, tình huống và mô phỏng ).
Việc đánh giá khả năng trả nợ được thông qua : 3.2.1.1. Thẩm định khả năng tài chính.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay. Điều kiện này đặt ra vừa tốt cho ngân hàng, vừa tốt cho khách hàng. Đối với khách hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ sẽ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ trả được nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín cũng như cam kết đã thỏa thuận. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, bản thân khách hàng cũng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình. Do vậy, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm điều này, khi làm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của các kỳ gần nhất ( khoảng 3 năm trở lên ). Dựa vào báo cáo tài chính này, nhân viên thẩm định sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng. Nội dung thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp :
• Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn, còn được gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (leverage ratios), cho thấy mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp:
Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản.
Còn được gọi là hệ số nợ, xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường, tỷ lệ này thấp sẽ cho thấy một tình hình tài chính lành mạnh hơn với doanh nghiệp.
Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng Nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi vay
Hệ số cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động/Tổng Tài sản Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng Vốn Chủ sở hữu/Tổng Nguồn vốn
• Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán, còn được gọi là các chỉ tiêu thanh khoản (liquidity ratios) nhằm thấy được khả năng thanh toán nhanh, bằng tiền mặt của doanh nghiệp:
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản Lưu động/ Nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền + các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/Nợ đến hạn.
• Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động (profitability ratios) được sử dụng để xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản của họ:
Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.
Hệ số sinh lợi của tài sản = (Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả)/Tổng tài sản.
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu Thuần/tài sản lưu động. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/Tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/Doanh thu bình quân một ngày
• Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận, còn gọi là các tỷ suất giá trị thị trường (market value ratios) cho thấy doanh nghiệp được các nhà đầu tư đánh giá ở mức độ như thế nào. Tuy nhiên nhóm chỉ tiêu này chỉ được áp dụng với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá:
Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức/Thu nhập cổ phiếu.
Tuy nhiên, việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ có một nhược điểm là chỉ đánh giá được quá khứ và hiện tại trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai. Một khách hàng có tình hình tài chính tốt, do đó, có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tại chưa hẳn sẽ có tình hình tài chính và khả năng đảm bảo trả nợ tốt trong tương lai.